Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Xử trí các triệu chứng kích ứng da xảy ra do trị liệu ung thư

Thứ sáu, 07-02-2020 17:24 PM

Quá trình trị liệu ung thư là một quá trình kéo dài và gây ra cho bệnh nhân nhiều mệt mỏi cũng như có khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy đến mà tình trạng kích ứng da là một trong số đó. Những vấn đề da này nếu nhẹ thì thường có thể tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên có những trường hợp tổn thương da trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi xảy ra kích ứng da trong và sau khi trị liệu ung thư, cần xử trí ra sao, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

  1. Các tổn thương da xảy ra do trị liệu ung thư

Quá trình điều trị ung thư, ngoài việc có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của ung thư, nó còn có thể tác động đến da. Mặc dù các vấn đề da xảy ra trong quá trình trị liệu không quá nghiêm trọng nhưng nó có thể gây ra nhiều khó chịu với người bệnh, thậm chí ảnh hưởng tới kết quả trị liệu.

 

Hình ảnh: Tổn thương da do xạ trị ung thư

 

Một số tổn thương da thường gặp do trị liệu ung thư

  • Da khô và ngứa

Thường xảy ra ở các bệnh nhân ung thư máu như ung thư bạch cầu (leukemia), ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) và đa u tủy (multiple myeloma). Da khô và ngứa cũng hay gặp khi điều trị ung thư bằng hóa trị, liệu pháp xử lý tế bào đích, xạ trị và cấy ghép tế bào gốc.

  • Phát ban

Phát ban có thể là tác dụng phụ của hóa trị, liệu pháp nhắm đích (targeted therapy), liệu pháp miễn dịch (immunotherapy), xạ trị, hay cấy ghép tế bào gốc. Người bị phát ban trông giống như bị nổi mụn hay bị sởi.

  • Da nhạy cảm với ánh sáng

Một vài thuốc điều trị ung thư, xạ trị và cấy ghép tế bào gốc có thể làm da nhạy cảm với ánh sáng hơn (photosensitivity).

 

  1. Xử trí các triệu chứng kích thích da gặp phải khi trị liệu ung thư
  • Mặc áo sơ mi rộng, tốt nhất là từ chất liệu cotton (bông vải).
  • Cố gắng không để nước xối trực tiếp lên ngực và vùng xạ trị.
  • Tránh xoa xà phòng có nhiều mùi thơm; thay vào đó sử dụng xà phòng không mùi bổ sung các chất làm ẩm.
  • Khi bắt đầu xạ trị, trước khi bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào, hãy giữ ẩm da sau khi điều trị hàng ngày với thuốc mỡ như A&D, Eucerin, Aquaphor, Biafene, hoặc Radiacare... Bạn cũng có thể thoa kem vào ban đêm; mặc áo thun cũ để thuốc mỡ không dính lên quần áo ngủ.
  • Khi da bị hồng nhẹ, ngứa và rát, hãy dùng sản phẩm từ Lô hội (Aloe vera) hoặc thử 1% kem hydrocortisone (có thể mua không cần toa, tốt hơn là sau khi hỏi ý bác sĩ). Thoa một lớp kem mỏng lên vùng bị ảnh hưởng 3 lần một ngày.
  • Với tình trạng da bị nhạy cảm với ánh sáng khi điều trị ung thư, bạn nên:

+ Mặc áo phủ kín hoặc đội mũ, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

+ Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (chống tia tử ngoại A và B) và có chỉ số chống nắng SPF>15. Bôi kỹ toàn bộ cơ thể (khoảng 30g hoặc 35mL) và bôi lại mỗi 2 giờ, hoặc mỗi giờ nếu bạn đi bơi hoặc ra nhiều mồ hôi.

  • Khi da trở nên đỏ, ngứa, đau, rát bỏng hơn, và kem có ít hiệu quả, hãy hỏi bác sĩ xem có có thể dùng kem steroid mạnh hơn theo đơn không.
  • Nếu da trở nên khô ráp và trong quá trình điều trị, hãy giữ ẩm da và nhẹ nhàng làm sạch da.
  • Nếu da phồng rộp, hãy giữ nguyên hiện trạng vì lớp “bong bóng” da đó sẽ giúp giữ da sạch trong khi da mới phát triển lại bên dưới. Nếu chỗ phồng da bị vỡ, vùng da bộc lộ có thể gây đau và chảy nước. Giữ cho vùng đó tương đối khô và chỉ rửa bằng nước ấm. Sau khi lau khô, bạn nên dùng băng thay không dính.

 

Qua bài viết hy vọng quý bạn đọc có thể hiểu và áp dụng được các phương pháp xử trí tình trạng kích ứng da do trị liệu ung thư. Nếu gặp bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào, mời quý bạn đọc gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

>>> Xem thêm:

  •  

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc