Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Vớ ép y khoa và những điều cần biết trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch

Thứ ba, 01-08-2017 08:37 AM

Mục lục [Ẩn]

   Với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, vớ ép y khoa là 1 biện pháp hỗ trợ điều trị khá cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân phạm sai lầm khi dùng vớ ép y khoa như dùng liên tục cả ngày và đêm, tự ý mua vớ về dùng mà ko qua chỉ định của bác sĩ, dùng mãi 1 chiếc vớ trong nhiều năm,...Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vớ ép y khoa và những điều cần biết trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch qua bài viết này nhé.

Vớ ép y khoa là gì?

vớ ép y khoa là gì

    Vớ ép y khoa là loại vớ đặc biệt, mang từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Đây là loại vớ tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên. Vớ ép y khoa là một trong những phương cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Vớ ép y khoa có tác động như thế nào đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ?

    Vớ ép y khoa được làm bằng một loại sợi có tính đàn hồi mạnh ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân, ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp tăng cường đưa máu trở về tim và làm giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.

Có sử dụng vớ ép y khoa cho người nằm viện được không ?

   Những bệnh nhân nằm viện lâu ngày rất dễ bị tình trạng huyết khối (cục máu đông) mạch máu do người bệnh ít vận động máu không thể lưu thông. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Do đó, phần lớn các bệnh viện ở những nước phát triển đều khuyên tất cả các bệnh nhân nằm viện dùng vớ ép y khoa , đặc biệt là những người không thể cử động.

Nên dùng vớ y khoa trong bao lâu ?

   Nên mang vớ hàng ngày đối với những bệnh nhân có nguy cơ hình thành huyết khối nơi cẳng chân cao. Nên dùng vớ vào ban ngày, ngay khi mới thức dậy mỗi buổi sáng, càng sớm càng tốt, không nên dùng ban đêm. Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân, loét tĩnh mạch và phù do mạch bạch huyết thường được khuyên nên dùng vớ điều trị một thời gian lâu dài. Nên giữ chân ở vị trí cao bất cứ khi nào không dùng vớ y khoa vào ban đêm.

Làm thế nào để chọn đúng loại vớ và cỡ (size) vớ?

 

vớ ép y khoa

 

   Vớ ép y khoa thường có 3 loại chính:

Nhóm 1: Áp lực tạo 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20)

Dùng hàng này cho những người bị chứng suy giãn tĩnh mạch chân trung bình cần được điều trị; hoặc dùng để phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, tài xế, thợ làm tóc hay massage, đầu bếp, phẫu thuật viên, phụ nữ có thai, người đi máy bay hay tàu xe đường dài…

Nhóm 2: Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30)

Dùng cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân với những triệu chứng nặng hơn, đặc biệt khi có nhu cầu tập thể dục thể thao, hoặc vật lý trị liệu.

Nhóm 3: Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40)

   Khi dùng vớ loại nhóm 3 phải có chỉ định rõ ràng và theo dõi của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua dùng.

  Chọn cỡ (size) vớ: Chọn đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ ép y khoa. 

Chọn vớ đến gối hay đến đùi và dùng như thế nào?

  • Vì điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên dùng vớ đến gối, mang vớ đến gối vẫn đạt hiệu quả điều trị như mong muốn và người bệnh dễ dàng tuân thủ hơn.

  • Khi mang vớ ép y khoa người bệnh nên mang khoảng 3 giờ rồi cởi ra nghỉ khoảng 2-3 giờ mang lại. Vì vớ ép y khoa sẽ ép một phần động mạch làm tình trạng dinh dưỡng vùng chân kém đi nên một số người mang vớ ép y khoa thường xuyên xuất hiện tình trạng teo cơ.

  • Khi tập thể dục hay chơi thể thao như đi bộ, chạy bộ, chơi quần vợt… nên mang vớ    

  • Tối đi ngủ không mang vớ ép y khoa.

  • Những người hay đứng nhiều ngồi nhiều nên mang vớ những lúc này.

Đối tượng nào không nên dùng vớ ép y khoa?

  • Những người bị đái tháo đường, những người hút nhiều thuốc lá hoặc những người có bệnh lý động mạch ngoại biên, những bệnh lý làm giảm lượng máu cung cấp cho cẳng chân đều không nên đi vớ ép y khoa vì chúng có thể làm giảm lượng máu tưới và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

  • Những người đang có những vết thương hay những vết loét tại vùng da mang vớ cũng không nên mang.

Dùng vớ ép y khoa có gây biến chứng gì không?

   Thông thường người bệnh hiếm khi gặp phải tác dụng phụ gì khi sử dụng vớ y khoa. Những khó chịu thông thường khi dùng vớ có thể là: ngứa da (do dị ứng với chất liệu làm vớ), nóng bức hay đổ nhiều mồ hôi, hôi chân, dùng quá thường xuyên có thể gây teo cơ.

Những lưu ý khi dùng vớ ép y khoa:

  • Những người lần đầu tiên dùng vớ ép y khoa nên dùng nhóm 1(vớ mỏng) trước cho quen dần với áp lực của vớ, sau một thời gian điều trị mới chuyển sang dùng nhóm 2. Nếu các triệu chứng nặng hơn, có thể bắt đầu ngay với nhóm 2.

  • Với những người có da ẩm, nên bôi một ít kem dưỡng (body lotion) vào chân để đi vớ dễ dàng hơn. Không nên mang vớ khi chân còn ẩm ướt.

  • Với những người dễ bị dị ứng trước khi mang vớ có thể thoa phấn rôm (loại dùng cho trẻ em) để giảm bớt tình trạng dị ứng.

  • 6 tháng nên thay vớ mới một lần để đảm bảo hiệu quả của áp lực điều trị: có thể vớ vẫn còn sử dụng được, nhưng hiệu quả điều trị hay phòng ngừa đã giảm nhiều. Nên đo lại chân để chọn size vớ chính xác.

  • Khi có những khó chịu hay những thay đổi bất thường ở chân, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để việc điều trị bằng vớ ép mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài sử dụng vớ ép y khoa, người bệnh cần làm gì để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Tập thể dục

   Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu tốt hơn, tránh hiện tượng máu tích tụ tại một vị trí nào đó trong mạch máu. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp, vì huyết áp cao gây áp lực lên các mạch máu.

Các hình thức luyện tập vừa sức cho người bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Bơi lội

  • Đi dạo

  • Đạp xe

  • Yoga

Thay đổi chế độ ăn uống

 

chế độ ăn cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Chế độ ăn giàu chất xơ tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

    Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, giúp thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn nở. Flavonoid cải thiện lưu thông máu, giúp máu lưu thông một cách ổn định, giảm áp lực động mạch, thư giãn các mạch máu, nhờ đó làm giảm chứng giãn tĩnh mạch.

   Thực phẩm giàu kali có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể. Các thực phẩm nhiều muối hay natri  sẽ khiến cơ thể giữ nước. Do vậy, cắt giảm những thực phẩm mặn sẽ giúp tránh được tình trạng này.

   Ngoài ra, người bị giãn tĩnh mạch chân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón. Vì tình trạng ách tắc trong ruột gây áp lực nặng nề hơn lên các mạch máu, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.

Duy trì cân nặng

Thừa cân làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Những người bị thừa cân nên thực hiện biện pháp giảm cân để hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch. Cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó giảm sưng và khó chịu.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Chọn mặc trang phục rộng rãi thoải mái thay vì các loại quần áo bó sát. Bởi vì, mặc quần áo bó sát cản trở đến sự lưu thông máu. Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nên chọn trang phục thoải mái, mang giày đế bằng thay vì giày cao gót.

Giữ cho chân nâng cao

   Giữ cho chân nâng cao, tốt nhất là ở tầm ngang với vị trí của tim hoặc cao hơn sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong các tĩnh mạch chân. Nhờ đó, áp lực trong tĩnh mạch giảm xuống, máu trong tĩnh mạch sẽ lưu thông về tim thuận lợi hơn.

    Những người hay phải ngồi lâu nên kê một cái ghế ở dưới để giữ đôi chân được nâng cao,  hoặc có thể tranh thủ trong lúc nghỉ ngơi hoặc khi đang làm việc gác chân lên cao.

Thường xuyên vận động hoặc thay đổi tư thế

  Tránh ngồi trong thời gian dài. Những ai phải ngồi nhiều nên cố gắng đứng dậy và di chuyển xung quanh, hoặc thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt. Tránh ngồi bắt chéo hai chân vì tư thế này càng khiến lưu thông máu khó khăn hơn.

Sử dụng một số sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch. 

   Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch rất hiệu quả. Bệnh nhân có thể tham khảo sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada đang được đông đảo bệnh nhân sử dụng và đạt được kết quả rất tốt.

BoniVein- Giải pháp hoàn hảo cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

   BoniVein có thành phần công thức rất toàn diện từ 100% thảo dược kinh điển đã được sử dụng rất lâu đời cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như:

  • Hạt dẻ ngựa:

   Theo nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân độ tuổi trung bình 55,3 tuổi có 88% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Họ được điều trị trong 4-10 tuần bằng Aescin (hoạt chất từ cao dẻ ngựa) liều 75mg. Kết quả, tất cả các triệu chứng đều được cải thiện trong tuần đầu, mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên rõ rệt khi kết thúc điều trị.

   Việc kết hợp hạt dẻ ngựa cùng rutin chiết xuất từ hoa hòe, diosmin và hesperidin từ vỏ họ cam chanh làm tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương.

  • Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông:

Chống oxy hóa, hiệu quả tốt trong việc bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.

  • Cao bạch quả, cây đậu chổi:

   Thành phần này có tác dụng hoạt huyết, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông.

Các loại thảo dược này đều được tuyển chọn kỹ lưỡng từ khâu nguyên liệu đầu vào, phải đảm bảo đạt chuẩn quốc tế, kiểm soát gắt gao các quy định về hàm lượng, thành phần, chỉ số vi sinh vật. 

  BoniVein đồng thời được bào chế theo công nghệ siêu nano bậc nhất thế giới, giúp làm tăng độ ổn định, kéo dài hạn sử dụng, tăng khả năng hấp thu lên tới 100%. Vì vậy, BoniVein thật sự  là cứu tinh cho những người suy giãn tĩnh mạch. 

Chỉ cần dùng đều đặn ngày 4 viên chia 2 bữa.

  • Các triệu chứng đau nặng, tê bì, sưng phù chân…sẽ giảm nhanh sau 2-3 lọ sử dụng.

  • BoniVein giúp làm bền thành mạch và van tĩnh mạch, làm giảm phồng tĩnh mạch từ đó giúp co tĩnh mạch bị giãn, giúp làm mờ những tĩnh mạch nổi lên ở chân chỉ sau 3 tháng sử dụng.

Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniVein

   BoniVein đã đồng hành cùng hàng triệu bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch trên toàn quốc. Dưới đây là một số các chia sẻ của những bệnh nhân đã và đang tin tưởng sử dụng sản phẩm BoniVein:

  • Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi, số 2 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội, SĐT  037.965.3844

“Bác bị suy giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm với triệu chứng là chân bị sưng to như chân voi, sờ vào thấy da căng bóng, chân đau, nhức, bước đi như có hàng ngàn mũi kim châm. Trên chân có đám tĩnh mạch rối, nổi ngoằn ngoèo như đàn giun. Bác có thăm khám ở viện 108, bác sĩ kê Daflon, rutin và vitamin C nhưng không đỡ nhiều. Khi biết thông tin về BoniVein, bác đã dùng kèm với thuốc tây, sau 1 tháng bác bỏ hoàn toàn thuốc tây mà chỉ duy trì dùng BoniVein. Chân bác đã hết hoàn toàn hiện tượng sưng, nhức, buốt, đi lại nhẹ nhõm, thoải mái. Tĩnh mạch giãn cũng co lại được 80-90% rồi. Vì thế nên bác kiên trì duy trì với liều 2 viên 1 ngày suốt 2 năm nay để phòng ngừa tái phát.”

 

bác đào tuyết loan dùng bonivein

 

  • Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, SĐT: 0908.512.260

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu cách đây 10 năm, ban đầu cô chỉ có những triệu chứng như nặng nhức, mỏi, tê bì. Cô có đi bệnh viện khám dùng thuốc tây Daflon nhưng không đỡ mà càng ngày những tĩnh mạch ở dưới da càng hiện rõ ràng hơn, ngày nào cô cũng bị chuột rút tới mấy lần liền. Cô có đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein, cô thấy nó giúp hỗ trợ điều trị cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ mà cô cũng vừa chích trĩ xong nên muốn chuyển sang dùng luôn. Cô dùng được 3 tháng thì bỏ hẳn được vớ y khoa, tĩnh mạch xanh tím đã mờ dần, còn những triệu chứng trước đây đã hết hoàn toàn, cô đi lại nhẹ nhõm, thoải mái lắm. Hay nữa là bệnh trĩ cũng biến mất luôn, nhất định cô sẽ kiên trì dùng BoniVein dài ngày hơn.”

 

cô châu thị sáng dùng bonivein

 

  • Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi, ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, Cần Giuộc, Long An, đt: 0377.514.579

“Cô bị bệnh gần 2 năm nay, với những triệu chứng là nặng chân, đi bộ thấy rất mệt, tê bì ở phần bắp chuối, cô phải kê cao gối treo chân thì mới ngủ yên được vài tiếng. Cô đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, mà chỉ thấy chân nổi nhiều tĩnh mạch xanh tím và sờ vào thấy có những cục như hạt đậu tương nổi lên.

   Tình cờ đọc báo cô có biết tới sản phẩm BoniVein của Canada và Mỹ, thấy giới thiệu hay quá nên cô mua về dùng ngay. Dùng được có 1 lọ mà chân đã đỡ tê bì, nặng và nhức, sau 3 lọ thì đã hết hẳn. Sau 1.5 tháng tĩnh mạch xanh tím cũng mờ được tới 50% rồi, đi lại chạy nhảy thoải mái, không ảnh hưởng. Cô mừng quá, nhất định cô sẽ kiên trì tiếp tục sử dụng để phòng bệnh tái phát.”

 

cô huỳnh thị út dùng bonivein


    Suy tĩnh mạch chân là bệnh lý thường gặp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được quan tâm điều trị sớm. Bệnh nhân cần áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, đồng thời có thể sử dụng vớ ép y khoa kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như BoniVein để đẩy lùi căn bệnh này. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào về bệnh suy giãn tĩnh mạch, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800144 để được hỗ trợ.

 

Mời các bạn xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc