Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe? Thiếu hoặc thừa vitamin B12 có ảnh hưởng như thế nào?

Thứ ba, 18-04-2023 15:36 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Vitamin B12 là một trong 8 loại vitamin nhóm B thiết yếu của cơ thể. Việc thiếu hụt hay thừa vitamin này cũng đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của vitamin B12, cũng như những vấn đề có thể xảy ra khi thiếu hoặc thừa loại vitamin này nhé!

 

Vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng gì với sức khỏe? Thiếu hoặc thừa vitamin B12 có ảnh hưởng như thế nào?

 

Vitamin B12 có tác dụng gì?

   Vitamin B12 (cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, nằm trong 13 loại vitamin thiết yếu với cơ thể. Những tác dụng của vitamin B12 có thể kể đến như:

Vitamin B12 giúp phòng chống thiếu máu

   Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Nồng độ vitamin B12 thấp khiến quá trình hình thành hồng cầu bị gián đoạn, các tế bào hồng cầu trở nên lớn hơn và có hình bầu dục. Điều này khiến cho chúng không thể di chuyển từ tủy xương vào máu một cách bình thường và gây ra chứng thiếu máu megaloblastic.

Vitamin B12 giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

   Các nghiên cứu chỉ ra, khi được cung cấp đủ vitamin B12, não bộ và hệ thần kinh của thai nhi sẽ phát triển bình thường.

   Ngược lại, việc thiếu hụt vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, ví dụ như dị tật ống thần kinh. Đồng thời, nguy cơ sinh non hoặc sảy thai từ 3 lần ở phụ nữ có nồng độ vitamin B12 thấp hơn 250 mg / dL, và 5 lần nếu dưới mức 150 mg / dL.

Vitamin B12 giúp ngăn ngừa loãng xương

   Cùng với canxi, magie, phốt pho, vitamin D3, thì vitamin B12 cũng rất cần thiết với sức khỏe của xương. Một nghiên cứu trên khoảng 2.500 người trưởng thành cho thấy, việc thiếu hụt vitamin B12 sẽ làm giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương, nhất là đối với phụ nữ.

Vitamin B12 giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng

  Điểm vàng là một bộ phận nằm ở trung tâm võng mạc, đóng vai trò thu nhận, phân biệt màu sắc, và độ sắc nét của hình ảnh. Do đó, điểm vàng bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến thị lực.

  Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin B12 đầy đủ sẽ giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, nhờ làm giảm nồng độ homocysteine. Đây là một loại acid amin có liên quan đến quá trình điểm vàng bị thoái hóa do tuổi tác.

Vitamin B12 giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm

  Vitamin B12 tham gia vào quá tình tổng hợp và chuyển hóa serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của não bộ, giúp điều chỉnh tâm trạng. Việc thiếu hụt serotonin là nguyên nhân gây ra trạng thái chán nản, cũng như các triệu chứng trầm cảm.

   Các nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung vitamin B12, cùng với dùng thuốc chống trầm cảm sẽ cho tác dụng cải thiện triệu chứng trầm cảm tốt hơn, so với chỉ dùng thuốc đơn thuần.

 

Vitamin B12 giúp tăng sản xuất serotonin, giảm triệu chứng trầm cảm

Vitamin B12 giúp tăng sản xuất serotonin, giảm triệu chứng trầm cảm

 

Vitamin B12 giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ

   Nồng độ homocysteine ​​trong máu cao không chỉ làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và não bộ. Nồng độ homocystein cao có khả năng gây độc trực tiếp, phá hủy màng trong thành mạch, ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu và oxy hóa lipoprotein tỷ trọng thấp.

   Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ homocysteine tăng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ ở trẻ em,... Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và làm giảm mức homocysteine, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ.

 

Thiếu hay thừa vitamin B12 cũng đều không tốt!

   Ở phần trên, chúng ta đã được biết những rối loạn có thể xảy ra khi thiếu hụt vitamin B12. Bên cạnh đó, nếu bổ sung quá mức, việc thừa vitamin B12 cũng gây ra nhiều ảnh hưởng với sức khỏe.

   Trước hết, việc thừa vitamin B12 có thể gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy; nhức đầu, phát ban, ngứa ngáy; tê hay liệt yếu ở tay, chân, cơ mặt;... Ngoài ra, việc bổ sung nhiều vitamin B12 còn có liên quan đến việc phát triển một số loại ung thư.

   Nghiên cứu trên hơn 5364 người bệnh ung thư phổi và 5364 người bệnh đối chứng cho thấy, nồng độ vitamin B12 cao trong máu có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 1,15 lần. Kết quả phân tích việc bổ sung vitamin B12 lâu dài với liều lượng trên 55 µg/ngày ở nam giới cũng chỉ ra, nguy cơ mắc ung thư phổi có khả năng tăng cao gấp 2 lần.

   Cùng với đó, việc bổ sung vitamin B12 cũng được hạn chế với những người bệnh ung thư. Các chuyên gia cho rằng, vitamin B12 có thể làm tăng tốc độ phát triển của tế bào ung thư, khiến bệnh diễn biến nhanh hơn.

 

Một người cần bao nhiêu vitamin B12 là đủ?

  Theo khuyến cáo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, liều lượng bổ sung vitamin B12 theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ từ dưới 6 tháng tuổi: 0,4 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 0,5 mcg/ngày.
  • Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 0,9 mcg/ngày.
  • Trẻ em từ 4 - 8 tuổi: 1,2 mcg/ngày.
  • Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: 1,8 mcg/ngày.
  • Thanh thiếu niên từ 14 - 18 tuổi: 2,4 mcg/ngày.
  • Người lớn: 2,4 mcg/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 2,6 mcg/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú: 2,8 mcg/ngày.

   Việc bổ sung vitamin B12 từ các chế phẩm chỉ được áp dụng khi người bệnh có biểu hiện thiếu hụt vitamin này như: suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, tê bì chân tay, táo bón, chán ăn,...

   Với những người bình thường, nguồn bổ sung vitamin B12 tốt nhất vẫn là từ thực phẩm như: gan động vật (cừu, bò,...), ngao, trứng, thịt bò, các loại cá (cá ngừ, cá hồi, cá mòi,...), sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc,...

 

Các loại thực phẩm giàu vitamin B12

Các loại thực phẩm giàu vitamin B12

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về các tác dụng của vitamin B12, những ảnh hưởng khi thiếu hoặc thừa dưỡng chất này. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc