Mục lục [Ẩn]
Nếu bạn bị đỏ bừng mặt chỉ sau 1 đến 2 chén rượu đầu thì bạn không hề đơn độc, có rất nhiều người cũng bị như vậy. Có hai luồng ý kiến trái chiều về hiện tượng này, có người cho rằng đó là biểu hiện tốt, nhưng cũng có những người khẳng định đó là biểu của vấn đề lớn trên sức khỏe. Vậy, ý kiến nào là đúng? Uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu? Mời bạn đọc bài viết ngay sau đây để có cho mình đáp án chính xác nhất!
Uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu?
Uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu?
Người uống rượu dễ bị đỏ mặt là do cơ thể họ thiếu hụt aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2). Đây là một loại enzym trong cơ thể bạn giúp làm giảm chất chuyển hóa của rượu là acetaldehyde. Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế chuyển hóa rượu trong cơ thể và vai trò của ALDH2 trong quá trình chuyển hóa đó ngay sau đây.
Rượu được hấp thu vào máu, gần như toàn bộ trong số chúng được chuyển hóa tại gan. Tại đây, ethanol trong rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde. Acetaldehyde là chất độc hại, gây say và là thủ phạm khiến người uống rượu bị đỏ mặt. Khi mặt đỏ và có triệu chứng say xỉn nghĩa là lượng chất này trong cơ thể đang tăng cao.
Acetaldehyde sau đó được ALDH2 và glutathione chuyển hóa thành acid acetic (giấm ăn) không độc hại, rồi chuyển hóa tiếp thành CO2 và nước, đào thải ra ngoài.
Quá trình chuyển hóa rượu tại gan
Ở những người thiếu hụt ALDH2, tốc độ chuyển hóa từ Acetaldehyde (độc hại) thành acetic acid (giấm ăn không độc hại) sẽ rất chậm. Từ đó, nồng độ Acetaldehyde tăng lên nhanh chóng. Đây chính là lý do vì sao, có những người mới chỉ uống được một vài chén đầu đã đỏ bừng mặt và say bí tỉ.
Người uống rượu bị đỏ mặt do tăng nồng độ acetaldehyde
Vậy, uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu? Qua những thông tin trên, có thể khẳng định uống rượu dễ bị đỏ mặt là biểu hiện cơ thể của bạn “yếu” trước rượu, đây là hiện tượng không tốt.
Không chỉ vậy, người uống rượu bị đỏ mặt còn có nguy cơ mắc một số bệnh lý cao hơn so với người khác. Cụ thể sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết.
Người uống rượu dễ bị đỏ mặt có nguy cơ gặp một số bệnh lý cao hơn những người khác
Một nghiên cứu tại Hàn quốc trên 1.763 người đàn ông đã chỉ ra rằng: Những người đàn ông đỏ bừng mặt sau khi uống rượu có nguy cơ cao huyết áp lớn hơn đáng kể khi họ sử dụng đồ uống chứa cồn từ 4 – 5 lần mỗi tuần. Ngược lại, những người có biểu hiện bình thường sau khi uống rượu vẫn ở trạng thái ổn định và không cho thấy huyết áp tiềm ẩn nguy cơ tăng lên. Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Một đánh giá năm 2017 tổng hợp 10 nghiên cứu trên 89.376 người Đông Á đã cho kết luận: Phản ứng đỏ mặt khi uống rượu có liên quan đến nguy cơ ung thư cao hơn ở nam giới Đông á. Đặc biệt là trong ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. Một số bác sĩ tin rằng hiệu ứng bốc hỏa có thể hữu ích trong việc xác định những người có nguy cơ mắc các bệnh này.
Người uống rượu bị đỏ mặt cần làm những gì?
Cách tốt nhất bạn có thể làm đó là tránh uống rượu. Thế nhưng, một người đàn ông thực sự rất khó để làm được điều đó. Đám cưới, đám hỏi, đám giỗ, công việc, bạn bè hay những buổi tiệc cuối năm, tất cả đều khiến bạn phải uống rượu.
Có một sự thật cần chấp nhận rằng, không có phương pháp nào giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt ALDH2 của bạn. Cách khắc duy nhất và hiệu quả nhất đó là làm chậm tốc độ đưa rượu vào máu và ngăn chặn sự hình thành Acetaldehyde trong quá trình chuyển hóa rượu.
Làm chậm quá trình hấp thu rượu bằng cách nào?
Tốc độ hấp thu rượu phụ thuộc vào tốc độ uống và độ tháo rỗng dạ dày của bạn. Vì vậy, để làm chậm quá trình hấp thu rượu, bạn nên thực hiện các phương pháp sau đây:
- Uống rượu từ từ, không uống quá nhanh, không uống liên tục và nên hạn chế tình trạng uống cạn chén.
- Ăn lót dạ trước khi uống rượu: Dựa vào quá trình hấp thu rượu đã phân tích ở phần đầu bài viết, bạn nên ăn lót dạ bằng cơm, bún phở hoặc vài mẩu bánh mì nướng… trước khi uống rượu.
- Một ly sữa nóng sẽ tốt cho bạn: Uống một ly sữa tươi được hâm nóng sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu rượu. Nhờ đó, bạn nhậu sẽ lâu say hơn.
Ngăn chặn sự hình thành acetaldehyde bằng cách nào?
Với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra chất giúp rượu chuyển hóa trực tiếp thành acetic acid (giấm ăn) mà bỏ qua bước tạo thành acetaldehyde, đó là N-acetylcystein.
N-acetylcystein giúp rượu chuyển hóa trực tiếp thành acetic acid
Khi đó, lượng chất acetaldehyde hình thành sẽ được hạn chế tối đa. Tình trạng đỏ mặt và những tác hại khi uống rượu sẽ được giảm thiểu tốt. Hiện nay, N-Acetylcystein cùng nhiều thành phần khác đã có mặt trong sản phẩm BoniAncol + giúp chống say rượu đến từ Mỹ.
Với BoniAncol + - Bạn không còn lo uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu!
Sản phẩm BoniAncol + là giải pháp hoàn hảo giúp ngăn chặn sự hình thành chất độc hại acetaldehyde nhờ thành phần N-Acetylcystein. Từ đó BoniAncol + giúp giảm thiểu tình trạng uống rượu đỏ mặt cùng những tác hại khác của rượu trên cơ thể.
Ngoài ra, trong BoniAncol + còn có các thành phần như L-Glutamine, rễ cây Kava, Magie và vitamin B6. Thành phần L-Glutamine giúp kích thích não tăng tiết serotonin, kết hợp với rễ cây Kava và magie, vitamin B6 giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện chức năng não, giúp cơ thể phục hồi về trạng thái bình thường.
Các thành phần trong BoniAncol + được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer - Công nghệ siêu nano tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới. Công nghệ bào chế này giúp tạo ra những phân tử có kích thước < 70nm, từ đó chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, sinh khả dụng có thể lên đến 100%. Nhờ vậy, sản phẩm sẽ phát huy được hiệu quả tối ưu.
Cơ chế giúp tăng tửu lượng, bảo vệ gan thận của BoniAncol +
Phản hồi của người dùng sản phẩm BoniAncol +
Những phản hồi rất tích cực từ người dùng sản phẩm dưới đây chính là đáp án khách quan nhất cho câu hỏi: “BoniAncol có tốt không?”
Anh Trần Trung Hùng (ở số nhà 26, ngõ 85 phố Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, số điện thoại: 0917.596.469 ).
Anh Trần Trung Hùng (bên phải)
Anh Hùng chia sẻ: “Trước đây, chỉ cần uống một chút rượu là mặt anh đã đỏ bừng và không còn tỉnh táo. Điều đó làm công việc của anh bị ảnh hưởng rất nhiều. Mãi về sau anh mới biết đỏ mặt sau khi uống rượu là cực kỳ không tốt và cần hạn chế uống. Thế nhưng, tính chất công việc của anh phải tiếp khách nhiều, không thể tránh được”.
“Từ ngày có BoniAncol +, anh thấy mình uống đến chén thứ bảy, thứ tám mà vẫn thấy rất tỉnh táo, mặt cũng ít đỏ hơn. Nhiều khi vui, anh còn uống nhiều hơn mà không say, không nôn, vẫn tự bắt xe về nhà được. Về là anh lên giường đi ngủ, sáng hôm sau dậy đi làm như bình thường. Đặc biệt, dù uống rượu cũng khá thường xuyên đấy nhưng men gan của anh vẫn rất đẹp”.
Anh Hoàng Ngọc Quỳnh (32 tuổi, ở khu 7, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ; điện thoại: 0326976276):
Anh Hoàng Ngọc Quỳnh (32 tuổi)
Anh Quỳnh chia sẻ: “Anh chỉ cần uống rượu vào là mặt đỏ bừng bừng, chân tay thì loạng quạng. Vì thế, mọi lời nói của anh khi đó đều được coi là của kẻ say, không có ý nghĩa. Với một người có công việc phải đi tiếp khách nhiều như anh thì đó là một bất lợi rất lớn”.
“Nhờ có sản phẩm BoniAncol + mà tửu lượng của anh đã tăng lên rất nhiều. Bây giờ, anh đã uống nhiệt tình và lâu say hơn, không bị say xỉn mất kiểm soát, mặt cũng ít bị đỏ hơn, anh cũng không hay nổi mẩn ngứa như trước nữa. Anh hài lòng lắm!”
BoniAncol giá bao nhiêu?
1 lọ BoniAncol + 60 viên có giá 405.000đ.
Sản phẩm BoniAncol + được áp dụng chương trình tích điểm tặng quà: Mỗi một lọ bạn tích được 1 điểm, khi tích được 6 điểm bạn được tặng thêm một lọ BoniAncol +. Để nắm được chi tiết chương trình khuyến mại, bạn vui lòng đọc tờ hướng dẫn trong mỗi hộp sản phẩm hoặc gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được hiện tượng uống rượu mặt đỏ tốt hay xấu và có hướng khắc phục hiệu quả cho mình. Sản phẩm BoniAncol + với cơ chế tác động trực tiếp vào quá trình chuyển hóa rượu trong gan sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này, bảo vệ gan thận và tăng tửu lượng hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: