Mục lục [Ẩn]
Hiện nay, gút là căn bệnh rối loạn chuyển hóa có tỷ lệ ngày càng gia tăng và xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh được đặc trưng bởi những cơn gút cấp, nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp khác nên hay bị bỏ qua. Vậy triệu chứng bệnh gút như thế nào? Và làm cách nào để chữa bệnh gút? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng bệnh gút như thế nào?
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric trong máu gây lắng đọng tinh thể muối urat trong các mô.
Nếu acid uric lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn. Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu acid uric lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh viêm thận kẽ, sỏi thận....
Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Bệnh gút là gì?
Triệu chứng bệnh gút như thế nào?
Bệnh được đặc trưng bởi các cơn gút cấp tái phát và sự xuất hiện của các hạt tophi. Trong đó, biển hiện đầu tiên là các cơn đau gút cấp với các đặc điểm sau:
- Thường xuất hiện sau một bữa ăn nhiều rượu thịt; sau chấn thương, phẫu thuật; sau những chấn động về tinh thần (quá xúc động, căng thẳng, lo lắng…) hoặc sau khi dùng một số thuốc như lợi tiểu nhóm chlorothiazide, vitamin B12, steroid…
- Thường khởi phát đột ngột ở ngón chân cái vào lúc nửa đêm hay gần sáng. Sau đó cơn đau lan dần sang các khớp xung quanh như khớp mu bàn chân, cổ chân, khớp gối, khớp ngón tay, bàn tay…
- 4 Triệu chứng điển hình của cơn đau gút cấp là sưng, nóng, đỏ, đau. Các khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và mức độ tăng dần, chỉ cần hơi va chạm nhẹ cũng rất đau.
- Cơn gút cấp kéo dài nhiều ngày, thường 5 - 7 ngày. Sau đó các chỗ viêm sẽ nhẹ dần, các cơn đau cũng giảm đi, bớt sưng phù, nhưng vùng da sẽ có màu hơi tím.
- Ngoài ra người bị gút có thể bị sốt, nhưng thường là sốt nhẹ, không sốt quá cao, cũng có trường hợp sốt kèm theo ớn lạnh, rét run.
Bốn triệu chứng điển hình của cơn gút cấp
Cơn gút cấp rất dễ tái phát và việc tái phát lại nhiều lần sẽ khiến bệnh Gút nhanh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, acid uric tích tụ ngày một nhiều lên. Khi đó, tinh thể urat lắng đọng hình thành các hạt tophi ở các khớp chân, khớp tay gây mất thẩm mỹ với các đặc điểm:
- Khi mới hình thành hạt tophi có màu trắng, nhỏ, mềm, có thể di động. Về sau, lượng axit uric tăng nhanh, tích tụ nhiều sẽ khiến hạt lớn dần lên thành cục u cứng, cố định ở một vị trí và không đau.
- Vị trí thường gặp: Vành tai, mỏm khuỷu, bàn chân, bàn tay và cổ tay.
- Hạt tophi có thể ở tình trạng viêm cấp hoặc rò ra chất nhầy và trắng như phấn.
- Hạt tophi gây nên biến dạng khớp, hạn chế vận động của bàn chân, tay trong trường hợp tiến triển lâu năm và bệnh nặng.
Hạt tophi- Triệu chứng điển hình của bệnh gút
Thông thường, bệnh gút có những dấu hiệu rất điển hình nhưng dễ bị bỏ qua bởi cơn đau của bệnh gút có những đặc điểm dễ nhầm lẫn với bệnh khớp khác. Vậy những căn bệnh có biểu hiện giống bệnh Gút là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
Những bệnh có biểu hiện giống bệnh gút
Dưới đây là một số bệnh khớp điển hình rất dễ nhầm lẫn với bệnh gút mà bạn nên biết:
Bệnh giả gút
Bệnh giả gút là bệnh khi tinh thể Calci pyrophosphate tích tụ trong khớp và các mô quanh khớp. Các nhà khoa học đã thống kê và cho kết quả: 25% những người bị bệnh giả gút (CPPD) có triệu chứng lâm sàng giống hệt bệnh gút. Tuy nhiên hai bệnh này cũng có những đặc điểm khác nhau để có thể phân biệt như:
- Bệnh giả gút khi khởi phát ít đau đớn hơn so với cơn gút cấp.
- Nếu bệnh gút đa số cơn gút cấp phát triển sớm ở ngón chân cái thì gần một nửa bệnh nhân bị giả gút với vị trí đau ban đầu là đầu gối.
- Bệnh gút bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, còn bệnh giả gút thì không. Chế độ ăn kiêng ko ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển bệnh giả gút.
- Bệnh giả gút không tạo hạt tophi.
- Kiểm tra dịch khớp ở người bệnh gút thấy có tinh thể Natri urat hình kim, còn bệnh giả gút khi soi dịch phát hiện ra tinh thể Calci pyrophosphate hình thoi hoặc dạng thanh.
Hơn 50% bệnh nhân giả gút khởi phát cơn đau ở đầu gối
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh tự miễn, gây ra viêm tại các tổ chức liên kết màng hoạt dịch, làm tổn thương ở các khớp. Một số triệu chứng có thể phân biệt với cơn gút cấp:
- Thường xảy ra cứng khớp vào buổi sáng.
- Các khớp viêm có tính chất đối xứng.
- Các bệnh về viêm khớp dạng thấp không liên quan đến chế độ ăn uống.
- Thường gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên, vì vậy những triệu chứng bệnh gút ở nữ thường dễ bị nhầm lẫn thành bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở các vị trí như ngón tay, khớp gối, cột sống cổ, khớp háng… Mức độ đau nhẹ hơn so với cơn gút cấp và không có tình trạng viêm, sưng đỏ.
Bệnh thấp tim
Thấp tim cũng gây viêm và đau khớp nhưng bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên, không phụ thuộc vào bữa ăn. Khi có những dấu hiệu bệnh gút, bạn nên đi khám sớm để đánh giá được mức độ và chẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh trên.
Vì bệnh gút có các triệu chứng rất giống với các bệnh khớp khác nên người bệnh thường chủ quan, không có biện pháp điều trị kịp thời nên dễ dẫn đến các biến chứng vô cùng nghiêm trọng như suy thận, tổn thương khớp, thậm chí là tàn phế.
Làm cách nào để chữa bệnh gút?
Mục tiêu chính để điều trị bệnh gút là:
- Giảm đau chống viêm khi cơn gút cấp xảy ra.
- Hạ và giữ acid uric ở ngưỡng an toàn (<420 µmol/lít) để dự phòng cơn gút cấp.
Để đạt được mục tiêu trên, các bạn có thể áp dụng các cách dưới đây:
Sử dụng thuốc tây kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học. Vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh gút là cực kỳ cần thiết:
- Để kiểm soát tốt bệnh gút, bạn cần hạn chế các thực phẩm giàu đạm (hải sản, thịt đỏ, đồ chiên rán, nội tạng động vật…). Bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, chứa ít nhân purin như các loại rau xanh hay các loại củ quả. Tuy nhiên, một số loại rau củ có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, giá đỗ, đậu hà lan… lại chứa hàm lượng purin cao, bạn nên tránh những loại rau củ đó.
- Bổ sung nước: Người bệnh nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, vừa tốt cho khả năng lọc thải acid uric vừa hạn chế sự ion hóa và kết tủa của muối urat.
- Giảm cân: Một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc bệnh gút là do thể trạng béo phì vì thừa cân béo phì sẽ gây ra những rối loạn chuyển hóa. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì nên giảm cân và duy trì cân nặng về ngưỡng IBM (tỷ lệ chiều cao cân nặng) cho phép.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia: Rượu bia làm giảm khả năng lọc acid uric của thận khiến uric dễ bị tích tụ tại các khớp gây đau đớn.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh gút
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần duy trì những thói quen lành mạnh như hạn chế thức khuya, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tránh suy nhược, mệt mỏi. Điều này cũng góp phần rất lớn giúp cải thiện tình trạng bệnh gút của người bệnh.
Sử dụng thuốc tây
Trong tây y, có 2 nhóm thuốc chính để kiểm soát bệnh gút:
- Thuốc chống viêm, giảm đau: Colchicine, thuốc giảm đau chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, indomethacin…thường sử dụng khi cơn gút cấp diễn ra.
- Thuốc làm hạ acid uric máu: Allopurinol, probenecid...
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ gây ra tác dụng phụ trên gan, thận và tiêu hóa. Ngoài ra việc dùng thuốc lâu ngày cũng sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, khi đó tần suất cơn gút cấp sẽ tăng lên, cơn đau sẽ kéo dài hơn, tăng nguy cơ gây ra các biến chứng trên thận và khớp. Vì vậy, việc sử dụng thuốc tây lâu dài không phải là một biện pháp hiệu quả cho người bệnh gút.
Sử dụng thuốc tây cho người bệnh gút
Sử dụng viên uống BoniGut - Kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng bệnh gút
Nhận thấy các hạn chế do thuốc tây mang lại, các nhà khoa học Mỹ và Canada đã nghiên cứu và cho ra đời công thức “đột phá” với tên gọi BoniGut được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên vừa kiểm soát tốt bệnh gút, ngăn ngừa biến chứng vừa khắc phục được hậu quả do thuốc tây gây ra.
Thành phần của BoniGut gồm 3 nhóm:
- Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: Có tác dụng ức chế, ngăn ngừa sự hình thành acid uric. Đồng thời, chiết xuất quả anh đào đen và hạt cần tây còn có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric theo đường nước tiểu làm hạ acid uric máu. Ngoài ra hạt cần tây còn có tác dụng giảm sưng và đau các khớp.
- Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, làm tăng đào thải acid uric trong máu qua đường niệu.
- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Có tác dụng chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau, từ đó hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp.
Công thức toàn diện của BoniGut
BoniGut được chiết xuất hoàn toàn từ 100% thảo dược thiên nhiên an toàn có tác dụng 2 trong 1, vừa giảm các triệu chứng viêm, sưng, đau trong cơn gút cấp, vừa giúp hạ acid uric ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.
BoniGut- Giải tỏa nỗi lo cho người bệnh gút
Sau nhiều năm được phân phối tại Việt Nam, tác dụng của BoniGut đã được chứng minh trên hàng vạn bệnh nhân gút, đem nụ cười quay trở lại với người bệnh.
Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, sđt: 036906381
Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi
Chú Hường chia sẻ: “Suốt 30 năm chú bị bệnh gút, tiền trong gia đình chú cứ đội nón dần ra đi mà bệnh tật thì vẫn còn đó. Bệnh gút hành hạ chú đau đớn hàng ngày, hàng đêm. Đau tới mức mà đêm chú phải khóc rống lên, khuỷu tay to như cái bánh mì. Có đợt nặng nhất, chú đau tới 50 ngày liền. Lúc đó chỉ số acid uric lên tới 720, chú dùng thuốc tây, thuốc giảm đau chẳng những không đỡ mà còn bị thêm xuất huyết dạ dày.”
“Thật may vì chú sớm biết tới BoniGut. Sau khi dùng BoniGut 3 tháng, cơn đau gút đã giảm hẳn, chú đã có thể đi đứng bình thường. Tuyệt vời nhất là trước có thời gian chú ăn kiêng 3 tháng trời chỉ ăn cơm với muối vừng mà vẫn đau, còn giờ đây chú có thể ăn uống thoải mái hơn nhiều. Chú rất cảm ơn BoniGut đã giúp chú có cuộc sống như người bình thường”.
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi ở 03 Trần Hưng Đạo, Thành phố PLeiku, Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi
Chú Đình chia sẻ: "Gần 10 năm bị gút, mỗi lần nhớ lại những cơn đau gút cấp tôi lại thấy thật khủng khiếp. Mắt cá chân của tôi bị đỏ ửng, sưng vù lên bằng quả trứng. Tôi nằm lê lết ở giường bước đi không nổi. Công việc của tôi chẳng thể bỏ được rượu bia nên cơn đau cứ càng lúc càng dày đặc hơn, có đợt 1 tháng tôi bị lên cơn cấp 2-3 lần, lần nào cũng đau tới không muốn sống nữa. Tôi dùng nhiều thuốc tây để giảm đau đến nỗi mà men gan của tôi lên mức rất cao, nếu tôi tiếp tục dùng thuốc tây sẽ bị suy gan cấp.”
“Thật may mắn vì tôi đã gặp được BoniGut, sau 1 tháng dùng tôi chỉ bị đau có 1 lần, mà không dữ dội như mọi lần. Tôi tiếp tục dùng thêm 3 tháng là acid uric trở lại chỉ số rất tốt chỉ còn 340 µmol/l, và tôi không còn bị đau lại thêm lần nào nữa. Tôi thật sự cảm ơn BoniGut rất nhiều".
Bài viết trên đã giúp quý độc giả có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “Triệu chứng bệnh gút như thế nào?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này và sản phẩm BoniGut của chúng tôi, mời bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- BoniGut giá bao nhiêu? Mua ở đâu rẻ và chính hãng? Có nên dùng BoniGut không?
- Bệnh gút có nguy hiểm không? Lời giải đáp khiến bạn phải giật mình