Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Top 5 triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng bạn không nên bỏ qua

Thứ sáu, 24-02-2023 13:39 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Mặt trái của quá trình đô thị hóa là vấn nạn thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển. Đây chính là nguồn cơn dẫn đến nhiều bệnh lý, chẳng hạn như viêm loét dạ dày tá tràng. Đáng ngại là người bệnh hay chủ quan, không phát hiện sớm triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng, khiến bệnh tiến triển nặng, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vậy triệu chứng nhận biết bệnh này là gì, cách điều trị ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

 

Các nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

   Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý mà niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non) bị tổn thương viêm và loét. Vết loét ở tá tràng chiếm 95% các trường hợp mắc bệnh, còn ở dạ dày chiếm 60%.

   Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Sau đó, HP lây lan ra cộng đồng bằng con đường miệng (tiếp xúc nước bọt, dịch tiêu hóa với người mang mầm bệnh). Theo thống kê, có tới 70% dân số nước ta bị nhiễm loại vi sinh vật này. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm thường xuyên: Các thuốc này gây ức chế tổng hợp prostaglandin - chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Theo đó, bộ phận này dễ bị tổn thương, viêm nhiễm.

   Ngoài hai nguyên nhân trên, còn có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này như:

  • Chế độ ăn uống không khoa học:
  • Ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ.
  • Lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe…
  • Ăn nhiều đồ cay nóng, các món chiên xào.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thức khuya, ngủ không đủ giấc
  • Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.

   Khi bệnh tình được phát hiện sớm, quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn, bệnh được kiểm soát tốt. Do đó, bạn nên nắm vững các triệu chứng nhận biết viêm loét dạ dày tá tràng. 

 

Top 5 triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Đau vùng thượng vị

   Vùng thượng vị là vùng bụng trên rốn. Đau vùng thượng vị chính là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng điển hình. Cơn đau có thể âm ỉ, đau tức hoặc đau quặn từng cơn, thường xuất hiện vào lúc đói hoặc sau ăn khoảng 2-3 giờ. Nhiều trường hợp còn bị đau lúc nửa đêm gần sáng, đau lan ra sau lưng.

 

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng điển hình

 

Ợ hơi, ợ chua

   Đây cũng là triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp, đặc biệt ở người mới mắc bệnh.

Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn

   Niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Theo đó, người bệnh xuất hiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là buồn nôn, nôn.

Ngủ không ngon giấc, mất ngủ

   Chính các triệu chứng khó chịu ở bụng khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác

   Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng còn hay bị tiêu chảy hoặc táo bón. Do hoạt động tiêu hóa, hấp thu bị ảnh hưởng nên nhiều người bị sụt cân nghiêm trọng.

   Khi nhận thấy các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng nêu trên, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán chính xác.

 

Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

   Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Hẹp môn vị: Thường xuất hiện ở người bệnh loét hành tá tràng. Ổ loét lâu ngày dần bị chai đi gây hẹp đường dẫn thức ăn từ dạ dày xuống. Hậu quả là người bệnh bị đầy hơi, đau bụng sau bữa ăn, chướng bụng. Đặc biệt, họ thường nôn ra thức ăn ngày hôm trước do thức ăn bị giữ lại ở dạ dày không qua được lỗ môn vị để xuống ruột.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Vết loét ăn sâu vào thành dạ dày, tá tràng làm thủng các mạch máu gây chảy máu đường tiêu hóa. Biểu hiện của biến chứng này gồm có: Nôn ra máu, ỉa phân đen, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí choáng ngất do mất máu nhiều.

 

xuất huyết tiêu hóa trên

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây xuất huyết tiêu hóa trên

 

  • Thủng dạ dày tá tràng: Chỗ viêm loét lâu ngày sẽ ăn thủng thành dạ dày, tá tràng, khiến dịch tiêu hoá thoát ra ngoài ổ bụng gây viêm phúc mạc. Biến chứng này cần mổ cấp cứu sớm, nếu không người bệnh có thể tử vong do nhiễm trùng nặng. Dấu hiệu cảnh báo biến chứng này là cơn đau đột ngột, dữ dội vùng trên rốn, sau đó đau lan ra khắp bụng, sờ thấy bụng co cứng, ấn đau.
  • Ung thư hoá: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, gặp ở người bệnh chẩn đoán muộn.

   Như vậy, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

 

Cách chẩn đoán xác định bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

   Những phương pháp chẩn đoán xác định viêm loét dạ dày tá tràng gồm có:

Nội soi dạ dày tá tràng

   Đây là phương pháp trực tiếp chính xác nhất trong chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng. Qua nội soi, bác sĩ có thể biết được nhiều thông tin về tình trạng bệnh như:

  • Biết được vị trí, số lượng ổ loét, kích thước, hình dạng, màu sắc, đáy ổ loét, niêm mạc xung quanh ổ loét.
  • Sinh thiết dạ dày tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
  • Phát hiện các tổn thương phối hợp: Viêm thực quản trào ngược, thoát vị hoành, u dưới niêm mạc thực quản, polyp dạ dày…
  • Điều trị một số bệnh lý dạ dày, thực quản: Cắt polyp qua nội soi, tiêm xơ cầm máu qua nội soi, bóc u dưới niêm mạc qua nội soi…

Xét nghiệm vi khuẩn HP

   Một số phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn HP thường được sử dụng là:

  • Nội soi sinh thiết dạ dày tìm vi khuẩn HP (thông qua xét nghiệm Clo Test hoặc thực hiện nuôi cấy vi khuẩn trên mảnh dạ dày sinh thiết)
  • Test vi khuẩn HP bằng hơi thở (Urea Breath Test).
  • Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP.
  • Xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn HP.

 

điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

 

Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

   Hiện nay, cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường kết hợp giữa việc sử dụng thuốc tây y và chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, cụ thể:

Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

   Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

  • Thuốc kháng axit (Antacid): Chúng giúp trung hòa axit trong dạ dày và tá tràng nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết dịch vị ở hai bộ phận này.
  • Nhóm thuốc chẹn H2: Làm giảm hoạt động tiết axit của dạ dày và tá tràng.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp bảo vệ niêm mạc, chống lại axit dạ dày.
  • Kháng sinh diệt vi khuẩn HP: Hiện nay, do vi khuẩn kháng thuốc lan rộng nên phác đồ điều trị thường có Bismuth hoặc Levofloxacin.

   Lưu ý, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngừng thuốc, không tự mua thuốc về sử dụng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

   Bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp như:

  • Ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa, ăn chậm, nhai kỹ.
  • Không nên ăn quá no, tránh các chất kích thích, gia vị mạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Nên uống sữa nóng, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu như thịt lợn nạc, cá nạc.
  • Lựa chọn rau củ quả tươi, ưu tiên họ cải (cải bắp, củ cải, hoặc rau cải).
  • Đi ngủ sớm, tập thể dục đều đặn, tránh lo âu, căng thẳng…

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng và những thông tin khác về căn bệnh này. Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe, mời các bạn liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800 1044 giờ hành chính để được hỗ trợ kịp thời.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc