Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Top 5 bệnh lý nguy hiểm đến từ việc hút thuốc và cách bỏ thuốc lá đơn giản nhất

Thứ ba, 03-01-2023 13:42 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta đều đã được nghe rất nhiều cảnh báo về tác hại của thuốc lá qua các kênh thông tin đại chúng. Thuốc lá có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút, thậm chí để lại những di chứng vĩnh viễn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về top 5 bệnh lý nguy hiểm đến từ việc hút thuốc và cách bỏ thuốc lá đơn giản nhất nhé!

 

 Top 5 bệnh lý nguy hiểm đến từ việc hút thuốc và cách bỏ thuốc lá đơn giản nhất

Top 5 bệnh lý nguy hiểm đến từ việc hút thuốc và cách bỏ thuốc lá đơn giản nhất

 

5 bệnh lý nguy hiểm dễ mắc phải khi bạn không bỏ thuốc lá

  Khói thuốc lá chứa đến hàng trăm hóa chất độc hại như: Nicotin, hắc ín, benzene, ammonia, formaldehyde, polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH),… Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, các hóa chất này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý và làm tăng tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá từ 30 – 80%.

   Mỗi năm có khoảng 7 triệu người chết vì những chất độc của thuốc lá, trong đó có tới 890.000 người không trực tiếp hút mà chỉ tiếp xúc với khói thuốc. Các trường hợp tử vong chủ yếu là do những bệnh lý mà khói thuốc gây ra. Trong đó, 5 bệnh lý nguy hiểm nhất có thể kể đến như:

Ung thư phổi

   Phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc, do đó nó cũng là nơi bị tác động mạnh nhất từ các hóa chất độc hại. Khi hút thuốc, các chất độc sẽ đi sâu vào phổi, tích tụ tại đây, gây nhiễm độc và tổn thương phổi nghiêm trọng. Hơn nữa, trong thành phần của khói thuốc lá có chứa Benzen và Nitrosamine sẽ tác động vào DNA trong tế bào phổi, gây đột biến gen, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. 

   Theo thống kê, thuốc lá gây ra đến 90% trường hợp ung thư phổi. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc.

   Ung thư phổi là căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm, gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Đặc biệt, căn bệnh này còn khó phát hiện, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác, nên đa phần người bệnh được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn muộn. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở nam giới hút thuốc lá cũng cao hơn đến 22 lần so với người không hút.

 

 Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên gấp 10 lần

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên gấp 10 lần

 

Gây xơ gan, ung thư gan

   Các chất độc trong khói thuốc lá tác động đến gan theo nhiều cách khác nhau. Với khả năng oxy hóa mạnh, chúng tác động trực tiếp đến gan, dẫn tới hiện tượng peroxy hóa lipid. Theo đó, các tế bào hình sao tại gan được kích hoạt, gây xơ hóa gan phát triển. Mặt khác, hút thuốc lá còn tăng sản xuất các cytokine tiền viêm gây tổn thương tế bào gan, khiến xơ gan tiến triển mạnh hơn.

   Bên cạnh đó, khí CO có trong khói thuốc lá khi đi vào máu sẽ gắn chặt với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu. Tình trạng thiếu oxy sẽ kích thích tủy xương sản sinh thêm hồng cầu và tăng cường hấp thu sắt từ ruột.

    Cuối cùng, tại gan, lượng sắt thừa dị hóa và sắt mới hấp thu tích tụ lại, gây ứ sắt thứ phát và thúc đẩy quá trình oxy hóa phá hủy các tế bào gan. Đồng thời, các chất độc như: PAH, nitrosamine, hắc ín, vinyl clorua, 4-aminobiphenyl,... đều có khả năng gây ung thư, đặc biệt là ung thư gan.

Đột quỵ

   Theo số liệu thống kê của Tổ chức Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người thì 1 người có nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, có đến 1/4 tổng số ca liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc lá.

    Hút thuốc lá sẽ làm tăng sản sinh cholesterol xấu, tổn thương lớp nội mạc mạch máu, từ đó tạo điều kiện để các mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch. Lúc này, lòng mạch sẽ bị thu hẹp, máu lưu thông khó khăn, nhịp tim và áp lực máu lên thành mạch sẽ tăng lên.

   Đồng thời, các chất độc trong thuốc lá cũng góp phần làm tăng fibrinogen và tăng kết dính tiểu cầu gây ra những cục máu đông, làm tắc nghẽn mạch máu. Những tình trạng này dễ dẫn đến đột quỵ do thiếu máu não hoặc vỡ mạch máu não.

 

Hút thuốc lá có thể gây đột quỵ não

Hút thuốc lá có thể gây đột quỵ não

 

Bệnh mạch vành

   Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO và các hiệp hội tim mạch trên toàn cầu, khói thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra nhiều bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành.

   Với những người hút thuốc lá trực tiếp, nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 - 4 lần so với người không hút thuốc; đồng thời, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tăng khoảng 70%. Bên cạnh đó, nguy cơ bị bệnh mạch vành ở người hút thuốc thụ động cũng tăng từ 20 - 30%.

    Bệnh mạch vành có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Block nhĩ thất, rung nhĩ, rung thất gây đột tử, hở van tim, suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, sốc tim, thủng cơ tim ở vách liên thất, thủng vách tim ở thành tự do,...

Gây vô sinh ở cả nam và nữ giới

   Đối với nam giới, các chất độc trong thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng. Cụ thể, thói quen hút thuốc lá làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng lên đến 13%, giảm mật độ tinh trùng đi 23%, và khiến tinh trùng có hình dáng bất thường, dị dạng, khó xâm nhập vào trứng, dẫn đến giảm khả năng thụ thai.

    Đối với nữ giới, khói thuốc lá sẽ gây tổn thương lớn đến hệ sinh sản, phá hủy tế bào noãn của buồng trứng. Đồng thời, nó cũng ngăn cản sự hình thành lớp bảo vệ của noãn bào. Nếu không có lớp bảo vệ này, nhiều tinh trùng có thể xâm nhập vào trứng cùng một lúc, gây hiện tượng đa tinh trùng. Những phôi đa tinh trùng thường dễ bị chết trong quá trình phát triển hoặc gây sảy thai tự phát.

    Ngoài ra, hút thuốc lá trực tiếp hay gián tiếp đều có thể khiến nam và nữ giới đối diện với nguy cơ mãn dục sớm, mãn kinh sớm, giảm ham muốn tình dục,...

 

Hút thuốc lá gây giảm chất lượng và số lượng tinh trùng

Hút thuốc lá gây giảm chất lượng và số lượng tinh trùng

 

    Trên đây chỉ là 5 bệnh lý nguy hiểm nhất trong số hàng trăm vấn đề về sức khỏe đến từ việc hút thuốc lá. Để phòng ngừa được những nguy cơ này, việc quan trọng nhất chính là phải từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Vậy, phương pháp nào giúp bỏ thuốc lá nhanh và đơn giản nhất hiện nay?

 

Phương pháp nào giúp bỏ thuốc lá nhanh và đơn giản nhất hiện nay?

   Có thể nói, bỏ thuốc lá là một điều không hề dễ dàng vì nicotin trong khói thuốc gây nghiện cực mạnh. Do đó, khi ngừng hút thuốc, người nghiện sẽ gặp phải hội chứng cai thuốc: Cảm giác căng thẳng, bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, mất ngủ, không tập trung, ho nhiều và đặc biệt là thèm thuốc một cách mãnh liệt. Chính những điều này là trở ngại lớn nhất, khiến nhiều người không thể vượt qua, dẫn đến việc bỏ thuốc lá không thành công.

   Vì vậy, một phương pháp được nhiều người áp dụng nhất để bỏ thuốc lá là giảm hút từ từ. Mỗi ngày, bạn sẽ bỏ một chút, để giảm bớt sự phụ thuộc của cơ thể vào nicotin.

   Trước đây, một số người thường tìm đến các loại miếng dán, kẹo có chứa nicotin,... Tuy nhiên, thời gian để bỏ thuốc lá bằng những giải pháp này có thể kéo dài nhiều tháng. Người nghiện cũng có thể gặp một số tác dụng phụ, hay lệ thuộc vào chính những sản phẩm đó.

   Hiện nay, nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá Boni-Smok là một sản phẩm cũng có khả năng giúp bạn bỏ thuốc lá một cách từ từ. Tuy nhiên, với cơ chế hoạt động vô cùng đặc biệt, Boni-Smok sẽ giúp làm giảm cảm giác thèm thuốc, khiến người nghiện dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào nicotin một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và không có tác dụng phụ.

 

Cảm giác bứt rứt, thèm thuốc mãnh liệt là trở ngại lớn nhất khi bỏ thuốc lá

Cảm giác bứt rứt, thèm thuốc mãnh liệt là trở ngại lớn nhất khi bỏ thuốc lá

 

Boni-Smok - Giải pháp giúp bỏ thuốc lá nhanh chóng và hiệu quả cao

    Boni-Smok đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay, với khả năng giúp người dùng bỏ thuốc lá một cách nhẹ nhàng, nhưng lại vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.

Cách dùng Boni-Smok

   Để bỏ thuốc lá, bạn hãy sử dụng Boni-Smok bằng cách sau đây:

- Khi thèm thuốc, bạn hãy súc miệng với Boni-Smok trước. Bạn nên lấy khoảng 30ml và súc thật kỹ để Boni-Smok bao phủ được hết khoang miệng.

- Nhổ bỏ Boni-Smok và hút luôn một điếu thuốc. Các thành phần trong sản phẩm sẽ tác dụng với nicotin trong thuốc lá tạo nên vị đắng ngắt và khiến bạn không thể hút hết được điếu thuốc này.

- Lặp lại các thao tác trên 5 – 6 lần một ngày đến khi không còn thấy thèm thuốc nữa là bạn đã thành công.

Boni-Smok vô cùng an toàn với người sử dụng

    Độ an toàn của Boni-Smok được thể hiện qua 3 phương diện dưới đây:

- Thứ nhất, thành phần của Boni-Smok là từ các loại thảo dược như: Tinh chất Kim ngân hoa, Bồ công anh, Cúc hoa, tinh dầu Quế.

- Thứ hai, cách dùng của Boni-Smok là súc miệng, không cần nuốt vào trong cơ thể nên càng an toàn hơn. Bên cạnh đó, các loại thảo dược còn giúp khử khuẩn, khử mùi thuốc lá ở khoang miệng.

- Thứ ba, Boni-Smok đã được thử nghiệm trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương. Kết quả thu được rất khả quan, với 72,7% người bỏ thuốc lá hoàn toàn sau 3 - 7 ngày chỉ với 5 - 6 lần súc miệng 1 ngày; đồng thời không gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.

 

Ưu điểm nổi trội của Boni-Smok

Ưu điểm nổi trội của Boni-Smok

 

       Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả nắm được những thông tin cần thiết về top 5 bệnh lý nguy hiểm do hút thuốc, cũng như cách bỏ thuốc lá đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất đến từ nước súc miệng Boni-Smok. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi điện tới số hotline miễn cước: 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

Boni-Smok 250ml

180.000đ

Boni-Smok 150ml

155.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc