Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tổng quan bệnh mỡ máu cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ năm, 23-02-2023 16:18 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chế độ ăn uống nhiều chất dầu mỡ, lạm dụng rượu bia, lười vận động… là “thủ phạm” hàng đầu gây các bệnh lý nghiêm trọng, điển hình là mỡ máu cao. Nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể “cướp đi” tính mạng của bạn bằng các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ. Vậy bệnh mỡ máu cao là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

 

Bệnh mỡ máu cao là gì?

Bệnh mỡ máu cao là gì?

 

Bệnh mỡ máu cao là gì?

   Chất béo hay lipid là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển con người. Chúng cung cấp năng lượng, cấu thành các tổ chức trong cơ thể. Đồng thời, lipid còn giúp thúc đẩy khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, E, D, K), duy trì nhiệt độ, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết.

   Nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể chủ yếu từ thực phẩm. Các loại lipid trong thức ăn bao gồm: Phospholipid, triglyceride, cholesterol, glycolipid, lipoprotein và sáp. Trong đó, cholesterol có 2 loại chính:

  • LDL – Cholesterol (loại xấu): Có vai trò vận chuyển phần lớn các cholesterol khác. Nếu chúng tăng cao sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch.
  • HDL - Cholesterol (loại tốt): Chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol trong máu. Chúng giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan, đồng thời đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch.

   Mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu hoặc máu nhiễm mỡ đều là tên gọi chung nói về căn bệnh mà chỉ số thành phần mỡ ở trong máu vượt quá mức bình thường, cụ thể:

  • Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
  • HDL-cholesterol <1 mmol/L.
  • Triglyceride > 2,3 mmol/L.

   Bệnh lý này ngày càng phổ biến, thường gặp nhất ở người trưởng thành sống tại thành thị.

 

Hình ảnh máu nhiễm mỡ

Hình ảnh máu nhiễm mỡ

 

Thực trạng bệnh mỡ máu cao ở nước ta

   Theo số liệu từ nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2019, bệnh rối loạn lipid máu gây ra gần 4,4 triệu ca tử vong, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu.

   Đặc biệt ở nước ta, có đến gần 50% người trưởng thành sống ở khu đô thị mắc bệnh. Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2016 cho thấy, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, tỷ lệ dân thành thị chiếm tới 44,3%.

   Những số liệu này phản ánh thực trạng người mắc bệnh mỡ máu cao rất đáng báo động. Điều đáng ngại là hầu hết người bệnh khó phát hiện ra triệu chứng, khiến lượng mỡ trong máu tăng cao trong thời gian dài, làm quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

 

Các triệu chứng của bệnh mỡ máu cao

   Thông thường, máu nhiễm mỡ không gây triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện. Nhiều trường hợp chỉ biết mình bị mỡ máu cao khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

   Một số trường hợp bị rối loạn mỡ máu có thể xuất hiện các triệu chứng như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp…

 

đau tức ngực, tim đập nhanh

Một số trường hợp mỡ máu cao bị đau tức ngực, tim đập nhanh

 

   Đôi khi, người bệnh còn có biểu hiện ban vàng dưới da: Da có nốt phồng nhỏ, bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, lưng, ngực, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân,... to bằng đầu ngón tay và không gây đau, ngứa.

   Bởi không có triệu chứng đặc trưng nên nhiều bệnh nhân mỡ máu cao không phát hiện và điều trị kịp thời, khiến bệnh tình dần tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.

 

Các biến chứng của bệnh mỡ máu cao

   Khi máu nhiễm mỡ trong thời gian dài, lượng LDL-cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch, hình thành mảng bám dày, làm thu hẹp lòng mạch, cản trở quá trình lưu thông máu và hình thành các biến chứng:

  • Tăng huyết áp: Mảng bám làm thành mạch kém đàn hồi và thu hẹp lòng mạch. Để cung cấp đầy đủ máu cho cơ thể thì bắt buộc tim phải hoạt động nhiều hơn, dễ gây cao huyết áp.
  • Cục máu đông: Mảng bám dày lên và bong tróc ra gây tổn thương động mạch, từ đó hình thành cục máu đông dẫn đến tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

 

Mảng bám gây tắc mạch máu não

Mảng bám gây tắc mạch máu não

 

  • Bệnh mạch vành: Lưu lượng máu đến tim giảm sẽ dẫn đến các cơn đau thắt ngực hoặc đau tim, tăng nguy cơ suy tim.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ: Gây suy giảm chức năng gan, tăng nguy cơ ung thư gan.

   Như vậy, bệnh mỡ máu cao ít có dấu hiệu nhận biết nhưng lại gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Do đó, tốt nhất bạn nên nắm được nguyên nhân gây ra để có giải pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh này ngay từ đầu.

 

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao

   Những nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Việc ăn nhiều chất béo như thịt bò, thịt mỡ lợn, thịt nguội, thịt đóng hộp, xúc xích, sữa, phô mai… trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh máu nhiễm mỡ.
  • Béo phì: Béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ quá nhiều và không bình thường trên toàn cơ thể. Tình trạng này khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm, còn nồng độ LDL - cholesterol xấu tăng cao dẫn đến nguy cơ rối loạn mỡ máu.

 

Béo phì dễ gây bệnh mỡ máu cao

Béo phì dễ gây bệnh mỡ máu cao

 

  • Lười vận động: Cơ thể lười vận động sẽ làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và giảm nồng độ cholesterol tốt.
  • Tâm lý căng thẳng, stress: Trạng thái này khiến con người trở nên chán nản, lười vận động nhưng lại ăn nhiều hơn, thậm chí là tiêu thụ lượng lớn rượu bia, chất kích thích. Tất cả những yếu tố đó đều làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị máu nhiễm mỡ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, suy tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.

   Bởi những nguyên nhân từ chính chế độ ăn uống, sinh hoạt nêu trên nên bệnh mỡ máu cao ngày càng phổ biến. Vậy cách điều trị bệnh này như thế nào?

 

Cách điều trị bệnh mỡ máu cao

   Mục tiêu điều trị bệnh mỡ máu cao chủ yếu là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Người bệnh sẽ được kê thuốc tây phù hợp và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Các thuốc điều trị bệnh mỡ máu cao

  • Statins: Làm giảm LDL-cholesterol, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
  • Niacin: Giảm LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol.
  • Nhựa gắn acid mật: Giảm LDL-cholesterol.
  • Các dẫn xuất của acid fibric: Giảm triglyceride trong máu.

 

Thuốc điều trị mỡ máu có nhiều loại khác nhau

Thuốc điều trị mỡ máu có nhiều loại khác nhau

 

   Nếu bệnh nhân mỡ máu cao có các bệnh nền đi kèm, hướng điều trị cũng sẽ được điều chỉnh để phù hợp. Chẳng hạn như trường hợp rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc statin làm giảm LDL-cholesterol và fibrate làm giảm triglyceride kết hợp với thuốc hạ đường huyết Metformin. Đồng thời, người bệnh nên sử dụng thêm BoniDiabet + để giúp hạ và ổn định glucose máu, hạ mỡ máu, phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

   Khi chỉ số mỡ máu được kiểm soát, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc tây cho người bệnh.

Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học cho người bệnh mỡ máu cao

  • Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như bơ, thịt lợn mỡ xông khói, nội tạng động vật… nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu).
  • Hạn chế các loại đồ ăn vặt, bánh quy, hamburger, bánh kem,...
  • Kiểm soát lượng thịt cá nạp vào cơ thể trong khoảng 150 – 200g/ngày, không ăn quá 3 quả trứng/tuần và nên ăn cách ngày.
  • Uống sữa đã tách bơ, hạn chế ăn kem, phô mai,...
  • Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá vì các hoạt chất trong đó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và làm tăng mỡ máu.
  • Tăng cường ăn rau xanh và các loại hoa quả như cam, bưởi, táo, nho,...
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày: Rèn sức bền với các bài tập như đi bộ nhanh, chạy, đạp xe,... để kiểm soát khối lượng cơ thể, giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, giảm cân.

   Ngoài ra, người bệnh mỡ máu cao nên đi khám định kỳ để kiểm tra các chỉ số mỡ máu, không nên tự ý mua thuốc khi chưa nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

   Những thông tin chi tiết về bệnh mỡ máu cao đã được chúng tôi trình bày rõ ở bài viết trên. Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, mời bạn đọc vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc