Mục lục [Ẩn]
Gút là bệnh lý chuyển hóa khá phổ biến và đang ngày càng trẻ hóa trong những năm trở lại đây. Bệnh gây ra những cơn gút cấp khiến bệnh nhân đau đớn tột cùng. Và để giúp bệnh nhân đối phó với những cơn đau và hạ acid uric máu nhanh chóng, bác sĩ thường kê đơn thuốc tây y cho họ . Vậy, những loại thuốc nào thường được dùng trong điều trị bệnh gút? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây!
Các loại thuốc nào thường được dùng trong điều trị bệnh gút?
Nhóm thuốc giúp giảm đau khi cơn gút cấp tấn công
Khi acid uric trong máu tăng quá cao, người bệnh sẽ gặp phải những cơn gút cấp với những triệu chứng điển hình là: Đau khớp dữ dội, sưng đỏ, nóng rát, phù nề, căng bóng, chỉ cần chạm nhẹ thôi cũng thấy đau đớn vô cùng. Cơn gút cấp thường xuất hiện đột ngột vào buổi đêm. Trong cơn đau, người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn. Cơn đau thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, sau đó tình trạng viêm sẽ đỡ dần. Tần suất tái phát cơn gút cấp sẽ tùy thuộc vào khả năng kiểm soát acid uric của mỗi người bệnh.
Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị cơn gút cấp là làm giảm quá trình viêm, giảm sưng và đau tại các khớp. Để thực hiện được điều này, các loại thuốc tây thường được sử dụng có thể kể đến như:
Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)
Những thuốc trong nhóm này có thể kể đến như: Ibuprofen, indomethacin, ketoprofen hay naproxen,... Đây là nhóm thuốc có khả năng giảm đau nhanh, chống viêm tốt, người bệnh sẽ thấy hiệu quả gần như tức thời.
Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của người bệnh.
NSAIDs có tác dụng giảm đau và chống viêm tốt trong cơn gút cấp
Colchicine
Có thể nói, nhắc đến bệnh gút là phải nhắc đến colchicin. Đây là loại thuốc thường xuyên được sử dụng để đối phó với những cơn gút cấp. Colchicin có tác dụng tốt khi dùng trong 12 - 36 giờ đầu của đợt gút cấp, thuốc làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh trong 6 – 12 giờ.
Tuy vậy, colchicine có thể gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy,... Nếu dùng với liều cao, colchicin còn có thể gây độc tính do tích liều như suy tủy xương, tổn thương gan, thận,... Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liều điều trị, không tự ý tăng liều.
Corticoid
Corticoid là nhóm thuốc tiếp theo có tác dụng giảm đau và chống viêm tốt cho bệnh nhân gút. Tuy nhiên, so với 2 nhóm thuốc trên thì nhóm thuốc này lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ hơn như: Loãng xương, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể,...
Do đó, corticoid thường được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp người bệnh không đáp ứng hoặc có chống chỉ định với NSAIDs hay Colchicin. Đây cũng là loại thuốc có thể dùng theo cả đường uống, tiêm tĩnh mạch hay tiêm trực tiếp vào khớp.
Corticoid là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ
Nhóm thuốc hạ acid uric máu
Trong khi nhóm thuốc giảm đau giúp làm giảm triệu chứng của bệnh gút, nhóm thuốc hạ acid uric máu lại tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Việc hạ acid uric máu sẽ giúp giảm tình trạng nghiêm trọng cũng như tần suất tái phát của các đợt gút cấp và hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Những loại thuốc này có thể kể đến như:
Allopurinol và Febuxostat
Đây là hai loại thuốc thường được sử dụng nhiều trên lâm sàng. Chúng giúp hạ acid uric trong máu bằng cách ức chế enzyme xanthine- oxidase- đây là enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric máu trong cơ thể, nhờ đó giúp hạ acid uric máu nhanh chóng.
Allopurinol làm giảm acid uric máu ngay từ 24 giờ đầu sau dùng thuốc và đạt hiệu quả tối đa sau 2 tuần. Tuy nhiên, Allopurinol có thể gây phát ban, dị ứng, nhiễm độc gan, ức chế tủy xương,…
Febuxostat ít nguy cơ dị ứng hơn Allopurinol, thường được chỉ định khi người bệnh không sử dụng được Allopurinol. Những người bệnh có tiền sử hoặc đang có bệnh lý tim mạch như: Suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ,... nên thận trọng khi sử dụng Febuxostat.
Allopurinol là thuốc được dùng phổ biến nhất trong bệnh gút
Probenecid
Probenecid giúp hạ acid uric máu bằng cách tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu. Probenecid có thể được kết hợp với Allopurinol hoặc một thuốc hạ acid uric máu khác.
Probenecid có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Phát ban, đau bụng, sỏi thận,... Loại thuốc này thường chống chỉ định cho các đối tượng như: Suy thận, sỏi thận, rối loạn đông máu,...
Pegloticase
Pegloticase là một loại enzyme chuyển hóa acid uric thành một hợp chất khác dễ đào thải hơn là allantoin. Loại thuốc này thường dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch (2 tuần/lần). Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: Dị ứng, sốc phản vệ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,…
Thuốc được chỉ định trong trường hợp gút nặng, khó chữa và không đáp ứng với các thuốc hạ acid uric đường uống khác.
Cơ chế tác động của Pegloticase
Lesinurad
Lesinurad được sử dụng trong những trường hợp Allopurinol hoặc Febuxostat không đem lại hiệu quả. Loại thuốc này cũng có thể dùng kết hợp với nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric.
Một số tác dụng phụ của thuốc Lesinurad có thể kể đến như: Đau đầu, cúm, trào ngược dạ dày thực quản, đau tức ngực,... và có nguy cơ làm giảm chức năng thận Đồng thời, giá thành của thuốc cũng khá cao.
Có thể thấy, các loại thuốc tây y đều gây ra nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe của người bệnh gút. Và để khắc phục những nhược điểm này, các nhà khoa học đã nỗ lực tìm tòi và chứng minh được nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ kiểm soát acid uric hiệu quả một cách an toàn, nhờ đó giảm tần suất cơn gút cấp tái phát, giảm việc sử dụng thuốc tây y người bệnh. Một sản phẩm từ thảo dược đã và đang được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng chính là BoniGut+ của Mỹ.
BoniGut+ là sản phẩm của Mỹ
BoniGut+ - Sản phẩm giúp kiểm soát acid uric hiệu quả cho người bệnh gút
BoniGut+ là sản phẩm gồm nhiều loại thảo dược tự nhiên, giúp kiểm soát acid uric theo 3 cơ chế ưu việt là:
- Giúp ức chế sự hình thành acid uric: Quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine-oxidase, ngăn ngừa tổng hợp acid uric máu.
- Giúp trung hòa acid uric máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
- Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua thận nhờ các thảo dược như: Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù.
Ngoài ra, BoniGut+ còn giúp chống viêm, giảm đau trong các cơn gút cấp nhờ các thảo dược như: Tầm ma, gừng, húng tây, bạc hà, kim sa. Nhờ đó, BoniGut+ không chỉ giúp hạ acid uric máu hiệu quả, mà còn giúp giảm đau, giảm nguy cơ tái phát cơn gút cấp và các biến chứng khác.
Thành phần của BoniGut+
Không chỉ có vậy, các thành phần của BoniGut+ được xử lý bằng công nghệ Microfluidizer hiện đại, tạo thành các phân tử Nano (dưới 70 nm) giúp đưa khả năng hấp thu lên tối đa, làm tăng tác dụng của sản phẩm.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut+
Qua nhiều năm lưu hành trên thị trưởng, BoniGut+ đã giúp cho hàng vạn khách hàng không còn phải canh cánh về việc những cơn gút cấp tái phát. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé!
Chú Nguyễn Văn Khanh, 60 tuổi, ở thôn Tân Lập, xã Vạn Niên, Nông Cống, Thanh Hóa, số điện thoại 0369.422.547.
Chú Khanh chia sẻ: “Chú bị gút 17 năm nay rồi, lúc nghe tới mình bị gút, chú còn không biết đó là bệnh gì nữa. Bác sĩ nói, bệnh này cần kiêng khem nghiêm ngặt, nếu không sẽ gây nhiều biến chứng, có nguy cơ tàn phế. Chú sợ, nên từ đó, chú không những kiêng khem rất kỹ mà còn dùng thuốc tây đúng theo lời dặn của bác sĩ. Một thời gian sau, chú còn thấy mọc lên mấy hạt tophi trắng bằng đầu đũa rải rác trên bàn chân, đi lại khó khăn vô cùng, cơn đau cấp thì ngày một nhiều, một tháng có khi đến 3 - 4 lần. ”
“Tình cờ, chú đọc được về sản phẩm BoniGut+ của Mỹ, có thành phần 100% thảo dược. Chú mua về dùng thử xem sao. Tháng đầu, chú uống 6 viên/ngày thì bị cơn đau cấp có 1 lần thôi, acid uric hạ xuống còn 500. Dùng thêm 3 tháng, chú thấy các hạt tophi nhỏ dần, không gặp phải các cơn gút cấp nữa, thoải mái hẳn. Bây giờ, chú vẫn dùng đều, ăn uống cũng bớt cực hơn, thỉnh thoảng ăn nhiều hơn một chút mà cũng không bị đau gì cả, đi lại nhẹ nhàng, không còn khó khăn như trước. BoniGut+ tuyệt thật đó!”
Chú Nguyễn Văn Khanh, 60 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về những loại thuốc tây thường dùng trong điều trị trong bệnh gút. Để giúp hạ acid uric máu, ngăn ngừa các cơn gút cấp tái phát và các biến chứng nguy hiểm cũng như giảm thiểu tác dụng phụ của các thuốc tây y, bạn đừng bỏ qua sản phẩm BoniGut+ của Mỹ nhé!
XEM THÊM: