Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tổng hợp các chức năng của gan đối với cơ thể

Thứ sáu, 24-02-2023 16:25 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có biết gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể? Nó được coi như bộ máy lọc máu vừa giúp chuyển hóa, thải độc, vừa tổng hợp và dự trữ nhiều chất quan trọng cho quá trình phát triển cơ thể. Vậy chức năng của gan là gì? Mời quý bạn đọc tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Chức năng của gan đối với cơ thể là gì?

Chức năng của gan đối với cơ thể là gì?

 

Vị trí và cấu tạo của gan

   Gan nằm ngay dưới cơ hoành, dưới vòm hoành phải nhưng có một phần lấn sang trái, nằm dưới vòm hoành trái và vùng thượng vị. Phía trước bên phải, gan giáp với dạ dày, phía sau bên phải giáp với thận phải, phía dưới giáp với ruột non cùng ruột già. Mặt dưới của gan có túi mật.

   Đây là cơ quan nội tạng lớn nhất cơ thể, chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể người lớn và 5% trọng lượng cơ thể trẻ em, có màu đỏ sẫm.

   Gan được giữ tại chỗ nhờ tĩnh mạch chủ dưới cùng các tĩnh mạch gan, dây chằng hoành gan, dây chằng vành và dây chằng liềm. Dựa vào vị trí của dây chằng liềm nối gan với cơ hoành và thành bụng trước mà bộ phận này được chia thành 2 thùy trái, phải. Mỗi thùy lại phân ra hàng ngàn đơn vị có cấu trúc rất nhỏ hình lục giác.

   Bởi kích thước khổng lồ và cấu tạo rất phức tạp như trên nên gan đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.

 

Tổng hợp các chức năng của gan đối với cơ thể

   Gan là nơi đảm nhận cả vai trò nội tiết và ngoại tiết, vừa điều hòa và chuyển hóa các chất, vừa thải độc, sinh tổng hợp và dự trữ nhiều chất quan trọng.

   Cụ thể, chức năng gan bao gồm:

Chức năng chuyển hóa

   Gan chuyển hóa rất nhiều chất khác nhau như:

Protein

   Protein huyết tương hay protein trong máu chủ yếu là albumin và globulin. Trong đó, toàn bộ albumin và một phần globulin được gan sản xuất ra. Chúng tham gia vào cấu trúc của cơ thể, tạo áp lực keo để thực hiện quá trình vận chuyển và trao đổi muối nước và nhiều chất khác. Đặc biệt, globulin là yếu tố miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể.

   Khi chức năng của gan suy giảm, tỷ lệ albumin và globulin sẽ bị thay đổi cùng với các triệu chứng rối loạn đông máu.

 

Chức năng chuyển hóa

Chức năng của gan là chuyển hóa nhiều chất trong cơ thể

 

Glucid

   Glucid hay chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Khi lượng glucose tăng cao trong máu, chúng sẽ được chuyển về gan. Tại đây, các enzyme gan chuyển hóa glucose dư thừa thành glycogen để dự trữ, hạn chế tình trạng đường máu cao, hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.

   Ngoài ra, glucose còn được chuyển hóa thành acid gluconic - một chất quan trọng trong quá trình khử độc tại gan.

Lipid

   Gan phân hủy lipid và tạo acetyl CoA. Đây là nguyên liệu quan trọng cho chu trình Krebs.

   Chu trình Krebs hay chu trình axit tricarboxylic, là một chuỗi các phản ứng hóa học để giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.

   Một phần nhỏ acetyl CoA được sử dụng để đi vào chu trình Krebs, phần khác để gan tổng hợp cholesterol, acid mật. Toàn bộ acetyl CoA còn lại được gan chuyển hóa thành thể ceton để đưa vào máu cho các cơ quan khác sử dụng.

Chức năng thải độc

   Đào thải độc tố được xem là chức năng chủ yếu của gan. Những chất độc hại được sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa và cả chất độc từ bên ngoài xâm nhập theo con đường ăn uống đều được gan xử lý. Các cơ chế đào thải độc tố của gan gồm có:

  • Cơ chế cố định thải trừ: Gan giữ lại các chất độc và đào thải nguyên dạng chất độc đó ra khỏi cơ thể theo đường mật. Chúng được áp dụng khi cơ thể bị nhiễm độc kim loại nặng và các chất màu.
  • Cơ chế hóa học: Gan sẽ biến đổi chất độc thành chất an toàn hơn, tan trong nước và đào thải ra ngoài.

Chức năng tổng hợp

   Gan không chỉ chuyển hóa, thải trừ chất độc mà còn là nơi sản xuất, tổng hợp nhiều chất trong cơ thể:

  • Tổng hợp glycogen từ nhiều thành phần khác như galactose, mannose, fructose nhờ vào các enzym đặc hiệu.
  • Tạo glucose máu bằng cách phân hủy glycogen, giảm nguy cơ hạ đường huyết.

 

Gan tạo glucose máu từ glycogen

Gan tạo glucose máu từ glycogen

 

  • Sản xuất chất chống đông tự nhiên heparin có bản chất là một polysaccharide.
  • Tổng hợp các lipid trung tính, cholesterol, phospholipid.
  • Sản xuất protein huyết tương và các enzyme quan trọng xúc tác cho quá trình este hóa cholesterol.
  • Sản sinh dịch mật và dự trữ chúng trong các túi mật. Dịch mật theo đường ống mật đi xuống tá tràng để hòa trộn vào thức ăn, thực hiện nhiệm vụ nhũ hóa chất béo, cholesterol, một số loại vitamin để ruột non dễ hấp thụ. Mỗi ngày gan tạo ra 0.5 lít mật cho cơ thể.

Chức năng dự trữ

   Gan là nơi dự trữ nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, E, K, B12 để cơ thể sử dụng khi cần thiết. Thời gian lưu trữ các chất trong gan có thể đến vài năm.

   Có thể thấy, chức năng của gan rất đa dạng và vô cùng quan trọng với cơ thể. Do đó, nếu bộ phận này bị tổn thương, nhiễm độc, quá trình chuyển hóa sẽ bị rối loạn, dần hình thành các bệnh lý nghiêm trọng như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

 

Nguyên nhân gây nhiễm độc gan

   Một số nguyên nhân gây nhiễm độc gan thường gặp bao gồm:

  • Sử dụng thuốc tây y chưa đúng cách: Phần lớn, các loại thuốc tây y được chuyển hóa ở gan. Do vậy, việc lạm dụng, tự ý mua thuốc hoặc tăng liều lượng mà không có chỉ định của bác sĩ dễ gây nhiễm độc gan.
  • Nhiễm vi sinh vật: Các loại virus gây viêm gan là A, B, C, D và E. Đặc biệt, chủng virus viêm gan B và C có thể tiến triển thành bệnh mãn tính, nguy cơ cao chuyển thành xơ gan và ung thư gan. Viêm gan A và E thường lây lan qua đường tiêu hóa. Viêm gan B, C và D lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.
  • Sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích, điển hình như rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm độc gan. Theo thống kê tại các khoa gan mật ở bệnh viện lớn, luôn có khoảng 1/4 bệnh nhân điều trị xơ gan. Trong đó, xơ gan vì rượu là nguyên nhân phổ biến thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B.
  • Ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Những thức ăn ô nhiễm, chứa các chất bảo vệ thực vật cũng góp phần làm gan bị nhiễm độc.

   Như vậy, gan bị nhiễm độc do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để phòng ngừa bộ phận này bị tổn thương, suy giảm chức năng, tốt nhất bạn nên tránh các yếu tố trên, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để lá gan khỏe mạnh.

 

Phải làm gì để gan khỏe mạnh?

Phải làm gì để gan khỏe mạnh?

 

Cách phòng ngừa gan bị nhiễm độc

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu phải sử dụng thuốc lâu dài, bạn nên bổ sung thêm các loại sản phẩm bổ gan có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được Bộ Y tế kiểm duyệt để bảo vệ gan.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống hợp lý giúp tế bào gan hồi phục và khỏe mạnh hơn. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và các chất giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ như rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu; các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 như mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả....; thực phẩm giàu vitamin A như bắp cải, tỏi tây, gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau chân vịt…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh:
  • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày
  • Hạn chế tối đa rượu, bia. Khi bắt buộc phải uống, bạn nên sử dụng BoniAncol + để giải bia rượu, bảo vệ gan hiệu quả.

   Các thông tin chi tiết về chức năng của gan đã được chúng tôi trình bày rõ trong bài viết trên. Nếu cần tư vấn gì thêm về sức khỏe, mời bạn đọc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1044 giờ hành chính để được hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc