Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tĩnh mạch sưng phồng là bị làm sao?

Thứ năm, 18-08-2022 16:20 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Tĩnh mạch (hay còn gọi là ven) là một loại mạch máu thuộc hệ thống tuần hoàn trong cơ thể, có vai trò đưa máu trở về tim. Tình trạng tĩnh mạch bị sưng phồng có thể là dấu hiệu của một số bệnh mà bạn đang gặp phải. Vậy “tĩnh mạch sưng phồng là bị làm sao?”, để giải đáp cho thắc mắc đó, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!

 

Tĩnh mạch sưng phồng là bị làm sao?

Tĩnh mạch sưng phồng là bị làm sao?

 

Thông tin cơ bản về tĩnh mạch

    Tĩnh mạch có vai trò đưa máu đã sử dụng về tim và đưa máu đến các cơ quan lọc máu như gan, thận. Thường thì máu trong tĩnh mạch có lượng oxy thấp nên tĩnh mạch có màu xanh tím. Hai ngoại lệ là tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi. Trong hai trường hợp này máu tĩnh mạch có lượng dưỡng khí cao.

 

Cấu tạo của hệ thống mạch máu trong cơ thể

Cấu tạo của hệ thống mạch máu trong cơ thể

 

    Tĩnh mạch có dạng ống, lớp ngoài cùng của tĩnh mạch chủ yếu cấu tạo bằng collagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn. Lớp trong cùng của tĩnh mạch là một lớp tế bào nội mô. Đa số các tĩnh mạch đều có van để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc ứ đọng ở các chi dưới vì trọng lực.

    Khi tĩnh mạch sưng phồng và nổi rõ ở một số bộ phận trên cơ thể (còn gọi là nổi gân xanh), đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần chú ý.

 

Tĩnh mạch sưng phồng là bị làm sao?

Tĩnh mạch nổi trên đầu

 

 Tĩnh mạch nổi trên đầu

Tĩnh mạch nổi trên đầu

 

    Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng phồng lên rõ nét, đó có thể là một số bệnh lý về mắt với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ.

    Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương lồi ra và xoắn ngoằn ngoèo, có thể bạn đã bị xơ cứng động mạch não. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ dẫn tới đột quỵ. Những biểu hiện thường gặp: chóng mặt, nhức đầu, ong đầu, nhìn mờ và một số triệu chứng khác.

    Tĩnh mạch xuất hiện ở trán có thể là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài.

Tĩnh mạch nổi ở cổ

 

        Tĩnh mạch cổ nổi là một tình trạng nguy hiểm

Tĩnh mạch cổ nổi là một tình trạng nguy hiểm

 

    Khi bạn bị tĩnh mạch nổi ở vùng cổ, đó có thể là do chức năng tim đang gặp vấn đề, đa phần là do các bệnh tim phổi (thường gặp là suy tim trái). Tình huống khác là bạn đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim. Khi xuất hiện tĩnh mạch ở cổ, nghĩa là bệnh đã rất nghiêm trọng, bạn cần phải chú ý điều trị kịp thời.

Tĩnh mạch nổi ở tay

 

Tĩnh mạch nổi ở tay

Tĩnh mạch nổi ở tay

 

    Gân xanh xuất hiện nhiều ở vùng mu bàn tay là biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch tay, thường xuất hiện ở người cao tuổi. Nếu tĩnh mạch nổi ở vị trí các ngón tay, thì đó có thể là do một số bệnh lý như bệnh tiêu hóa, bệnh xơ cứng động mạch vành, xơ cứng động mạch não…

Tĩnh mạch nổi ở vùng bụng

    Tĩnh mạch sưng phồng và nổi ở vùng bụng là biểu hiện của xơ gan hoặc có sự xuất hiện của các khối u. Đây đều là những tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và khó điều trị.

Tĩnh mạch nổi ở chân

   Đó là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, một bệnh lý cực kỳ phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi, ở những người có đặc điểm công việc hay phải đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác vật nặng…

 

Suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân

 

    Hệ thống tĩnh mạch gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Khi hệ thống tĩnh mạch nông bị suy giãn, người bệnh sẽ thấy các đường gân xanh tím nổi lên ở vùng bắp chân, mắt cá chân, hoặc thậm chí sưng phồng và nổi rõ dưới da.

    Còn với suy giãn tĩnh mạch sâu và xuyên, người bệnh sẽ không thấy các đường tĩnh mạch nổi phồng. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể nhận biết bệnh của mình thông qua một số triệu chứng chung của suy giãn tĩnh mạch như nặng mỏi chân, đau nhức, tê bì, chuột rút chân

 

Làm thế nào để co nhỏ, làm mờ những tĩnh mạch bị suy giãn ở chân?

    Trước tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu bản chất của suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Suy giãn tĩnh mạch chân đó là sự suy yếu của hệ thống van và thành tĩnh mạch, khiến máu không được đưa về tim đầy đủ mà bị chảy ngược lại theo tác động của trọng lực. Tình trạng đó kéo dài khiến máu bị ứ trệ ngày càng nhiều ở chân, và hệ quả đó là các tĩnh mạch chân bị giãn rộng, sưng phồng.

 

                Cơ chế gây bệnh của suy giãn tĩnh mạch chân

Cơ chế gây bệnh của suy giãn tĩnh mạch chân

 

    Để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, hiện nay có 4 phương pháp chính:

  • Sử dụng tất áp lực
  • Điều trị ngoại khoa
  • Điều trị nội khoa
  • Sử dụng thảo dược

 

                 Cơ chế tác động của tất áp lực

Cơ chế tác động của tất áp lực

 

    Tất áp lực là một loại tất đặc biệt, bó chặt ở vùng bàn chân và mắt cá chân, nhưng sau đó giảm dần về phía bắp chân và đầu gối. Sự chênh lệch về áp lực đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đẩy máu về tim tốt hơn.

 

Tiêm xơ tĩnh mạch

Tiêm xơ tĩnh mạch

 

    Phương pháp tiếp theo đó là các biện pháp can thiệp, hay điều trị ngoại khoa như: tiêm xơ tĩnh mạch, đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần, phẫu thuật lột bỏ hoàn toàn đoạn tĩnh mạch bị suy yếu…

    Các phương pháp này tuy giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng đau nhức, tê bì, nặng mỏi chân, loại bỏ được tĩnh mạch bị sưng phồng, nổi cộm nhưng đây chỉ là phương pháp tác động vào phần “ngọn”, chứ chưa tác động vào phần “gốc” của bệnh đó là sự suy yếu của hệ thống van và thành tĩnh mạch. Chính vì vậy, theo thời gian, các vùng tĩnh mạch khác sẽ tiếp tục bị suy yếu, các triệu chứng của bệnh khi đó sẽ tái phát trở lại.

    Điều trị nội khoa: hiện nay có một số loại thuốc giúp tăng sức bền thành mạch, tác động vào nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên các loại thuốc đó chỉ chứa 1 hoặc 2 thành phần đơn lẻ, nên hiệu quả sẽ không được tối ưu.

    Chính vì vậy, xu hướng của y học hiện nay đó là kết hợp thêm các loại thảo dược với nhiều cơ chế tác dụng khác nhau giúp kiểm soát hiệu quả hơn bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 

BoniVein+ giúp co nhỏ tĩnh mạch bị sưng phồng ở bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

 Thành phần của sản phẩm BoniVein+

Thành phần của sản phẩm BoniVein+

 

    Sản phẩm BoniVein+ của Mỹ gồm 9 loại thảo dược với nhiều cơ chế tác dụng khác nhau, là một giải pháp tối ưu dành cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.

- Nhóm 1: thảo dược giúp tăng sức bền, tăng độ đàn hồi thành tĩnh mạch, giúp co nhỏ tĩnh mạch bị suy giãn gồm aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hòe, diosmin và hesperidin từ cam quýt, cây chổi đậu.

 

           Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa

 

    Hạt dẻ ngựa chứa hoạt chất Aescin giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù. 3 nghiên cứu trên 10.725 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cho thấy sau khi sử dụng hạt dẻ ngựa 4-6 tuần thì 84% bệnh nhân giảm sưng phù chân, 91% bệnh nhân giảm đau chân, 85% bệnh nhân bớt nặng chân.

 

Cây chổi đậu

Cây chổi đậu

 

    Cây chổi đậu đã được các nhà khoa học chứng minh là chứa hoạt chất có tác dụng co mạch, nhờ vậy cây chổi đậu giúp co nhỏ các tĩnh mạch đã bị sưng phồng, suy giãn.

- Nhóm 2: giúp bảo vệ tĩnh mạch trước các tác nhân oxy hóa gồm lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.

- Nhóm 3: bạch quả có tác dụng hoạt huyết, giúp giảm tình trạng ứ trệ máu, giúp ngăn ngừa biến chứng huyết khối.

    Nhờ vậy, BoniVein+ sẽ giúp:

  • Co nhỏ các tĩnh mạch bị sưng phồng, suy giãn
  • Giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì, nặng mỏi, chuột rút chân
  • Ngăn ngừa biến chứng huyết khối của bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

BoniVein+ đã giúp co nhỏ tĩnh mạch bị suy giãn ở người bệnh như thế nào?

    Chị Vũ Thị Sớm, 45 tuổi, ở thôn Quý Đức, xóm 6, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, số điện thoại: 0327.525.485

 

Chị Vũ Thị Sớm, 45 tuổi

Chị Vũ Thị Sớm, 45 tuổi

 

    Chị Sớm là một người phụ nữ kiên cường và mạnh mẽ khi một mình gồng gánh cả gia đình cùng căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chia sẻ về cuộc đời “lận đận” của mình, chị Sớm cho hay:

    “Năm 2017, chị phải gửi con cho bà ngoại chăm, sau đó vay tiền để đi xuất khẩu lao động. Chị sang Ả Rập làm giúp việc, công việc của chị chủ yếu là đứng, mỗi ngày đứng 17, 18 tiếng, vì thế nên mới dẫn tới bệnh suy giãn tĩnh mạch. Từ bàn chân, bắp chân lên tới đùi, tĩnh mạch như những sợi chỉ đỏ, tím nổi vằn vằn lên nhiều lắm, nặng nhất là ở bàn chân”.

    “Chị đi khám thì cũng được bác sĩ cho uống thuốc và dùng tất áp lực, nhưng đi tất thì nóng nực, khó chịu lắm nên chị đeo được một thời gian rồi lại bỏ. Uống thuốc mãi cũng không thấy cải thiện là mấy”.

    Trở về Việt Nam sau 2 năm xuất khẩu lao động cũng chính là thời điểm chị biết tới sản phẩm BoniVein+ của Mỹ dành cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nhắc đến BoniVein+, chị vui vẻ cho hay:

    “Sau khi dùng được 7 lọ BoniVein+, chị bắt đầu thấy hiệu quả rõ rệt. Chị đỡ nặng chân, đỡ đau nhức, đi lại rất nhẹ nhàng. Tình trạng chuột rút cũng bớt hẳn, nhờ vậy mà chị ngủ ngon hơn hẳn, người khỏe ra bao nhiêu. Đặc biệt là các tĩnh mạch nổi ở chân đã mờ dần đi, các tĩnh mạch nhỏ không nhìn thấy đâu nữa, các tĩnh mạch to thì nhỏ bớt lại, trước nổi 10 phần thì giờ chỉ còn 3 phần thôi”.

    Để lắng nghe chi tiết hơn về câu chuyện của chị Sớm và các triệu chứng mà chị đã từng phải trải qua, xin mời các bạn cùng theo dõi video:

 

 

    Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi “Tĩnh mạch sưng phồng là bị làm sao?”, đồng thời biết thêm về sản phẩm BoniVein+ của Mỹ - giải pháp tối ưu dành cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh suy giãn tĩnh mạch hoặc sản phẩm BoniVein+, xin mời quý vị và các bạn liên hệ tới tổng đài 1800 1044 (miễn cước) để được giải đáp cụ thể. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc