Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về vắc xin cúm

Thứ tư, 05-02-2020 17:22 PM

Cúm là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao, đặc biệt với thời tiết và khí hậu Việt Nam. Cúm gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc như gây sốt và ớn lạnh, đau họng, đau nhức cơ, mệnh mỏi, ho, đau đầu và chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Cúm còn đặc biệt nguy hiểm hơn khi đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người từ 65 tuổi trở lên vầ phụ nữ mang thai. Tiêm vắc-xin cúm là một biện pháp phòng ngừa cúm được khuyến cáo trên toàn cầu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về biện pháp này cũng như đối tượng nào thì nên tiêm vắc xin cúm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số thông tin về việc sử dụng vắc xin cúm, mời quý bạn đọc tham khảo.

 

 

  1. Vắc xin cúm là gì?

Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài và diến biến nặng hơn, thậm chí gây ra viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% – 90%.

Vắc xin cúm là một phương pháp được nghiên cứu ra nhằm phòng ngừa bệnh cúm. Hiện nay, vắc xin cúm có 2 loại, vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin cúm bất hoạt.

Loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại nước ta là loại vắc xin bất hoạt. Các vắc xin cúm bất hoạt chứa các kháng nguyên của 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 1 chủng cúm B theo khuyến cáo hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới.

Vắc xin cúm được bào chế dưới dạng dung dịch, đóng sẵn trong bơm tiêm với liều lượng 0,5ml hoặc 0,25ml, bảo quản ở nhiệt độ từ 2- 8 độ C.

 

  1. Những ai nên tiêm vắc xin cúm?

Vắc xin cúm được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng:

  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi.
  • Người lớn trên 60 tuổi.
  • Phụ nữ dự định mang thai.
  • Người có bệnh mạn tính hô hấp hoặc bệnh tim mạch, bị bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng thận hoặc bị suy giảm miễn dịch (do thuốc hoặc do nhiễm HIV).

Tất cả các đối tượng trên nên tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm.

 

  1. Những ai không nên tiêm vắc xin?

Hoãn tiêm đối với những hợp trường đang sốt hoặc bị các bệnh lý cấp tính.

Không tiêm cho các đối tượng bị phản ứng quá mẫn với vắc xin ở liều tiêm trước và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin

 

  1. Liều vắc xin cúm

Vắc xin cúm được tiêm bắp hoặc dưới da.

Người lớn và trẻ em trên 3 tuổi tiêm 1 liều 0,5ml.

Trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi tiêm liều 0,25ml. Nên tiêm mũi thứ 2 sau ít nhất 4 tuần cho những trẻ chưa từng tiêm vắc xin trước đó.

 

  1. Khi nào thì nên tiêm phòng vắc xin cúm

Nên tiêm vắc xin cúm ngay từ khi bắt đầu có vắc xin cho mùa dịch cúm mới. Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng tháng 10 và 11 hàng năm.

Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

 

  1. Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin?

Tuy nhiên, khi tiêm ngừa vắc xin cúm, bạn cần chú ý theo dõi các phản ứng có thể xảy ra để xử trí kịp thời.

  • Một số ít có sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ và mệt mỏi.
  • Hiếm gặp đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, co giật, giảm tiểu cầu thoáng qua.
  • Rất hiếm gặp viêm mạch máu, ảnh hưởng đến thận.

 

Tiêm vắc xin cúm là cách tốt nhất để phòng chống cúm, một căn bệnh nghiêm trọng dễ bùng nổ thành dịch và đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về việc sử dụng vắc xin cúm trong phòng ngừa bệnh cúm.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc