Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiểu không tự chủ do tiểu đường: Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả

Thứ hai, 13-06-2022 14:54 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Là một bệnh nhân tiểu đường, bạn có bao giờ bị són tiểu, tiểu không kiểm soát được mỗi khi cười, khi ho, thậm chí là khi không làm gì? Bạn có bị đái dầm vào ban đêm? Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng kể trên thì rất có thể, bạn đã bị tình trạng tiểu không tự chủ do biến chứng bệnh tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như có cho mình giải pháp hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Tiểu không tự chủ ở bệnh nhân tiểu đường

Tiểu không tự chủ ở bệnh nhân tiểu đường

 

Vì sao bệnh tiểu đường có thể gây tiểu không tự chủ?

   Mắc bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tình trạng tiểu không tự chủ. Đó là bởi khi đường huyết tăng cao sẽ làm tổn thương các dây thần kinh. Các dây thần kinh khu vực hệ tiết niệu, đặc biệt là ở bàng quang bị tổn thương sẽ không làm tốt nhiệm vụ của mình. Điều đó khiến chức năng bàng quang bị rối loạn, cụ thể:

- Bàng quang hoạt động quá mức: Dây thần kinh bị hư tổn khiến dẫn truyền tín hiệu đến bàng quang không đúng thời điểm, cơ bàng quang có thể thắt lại một cách đột ngột, dẫn đến các triệu chứng:

+ Đi tiểu nhiều lần từ 8 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày hoặc nhiều hơn một lần trong một đêm.

+ Đột ngột muốn đi tiểu.

+ Tiểu són, tiểu rắt bất ngờ.

- Mất kiểm soát cơ vòng bàng quang: Cơ vòng bàng quang kiểm soát nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Khi cơ quan này mất kiểm soát sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu, đái dầm ở bệnh nhân tiểu đường.

- Không đi tiểu quá lâu: Người bệnh không biết được lúc nào muốn đi tiểu do tổn thương các dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Nước tiểu tích lại quá lâu gây áp lực lớn có hại cho thận và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận. Bàng quang quá đầy sau đó cũng sẽ gây hiện tượng rò rỉ nước tiểu.

 

Người bệnh tiểu đường dễ gặp tình trạng tiểu mất kiểm soát

Người bệnh tiểu đường dễ gặp tình trạng tiểu mất kiểm soát

 

3 lý do gián tiếp khiến người bệnh tiểu đường không tự chủ được trong việc đi tiểu

   Ngoài tổn thương dây thần kinh thì còn có một số nguyên nhân khác cũng góp phần gây ra và làm nặng thêm tình trạng đi tiểu mất kiểm soát ở người bệnh tiểu đường, đó là:

Béo phì liên quan đến bệnh tiểu đường có thể gây tiểu không tự chủ

   Bệnh nhân tiểu đường thường có tỷ lệ béo phì cao hơn so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Trên thực tế, theo nghiên cứu, khoảng 90% người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bị béo phì hoặc thừa cân với chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 25.

   Chỉ số BMI cao, cũng như tỷ lệ eo-hông tăng đồng nghĩa với việc tăng thêm áp lực xung quanh bụng dưới, nó có thể đè lên bàng quang cũng như các dây thần kinh và mô cơ xung quanh.

   Điều này có thể dẫn đến một dạng tiểu không tự chủ được gọi là tiểu không tự chủ do căng thẳng. Biểu hiện đó là khi bàng quang bị tăng thêm áp lực do hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc nâng những vật nặng thì người bệnh dễ bị đi tiểu không tự chủ.

 

Béo phì là một nguyên nhân gián tiếp khiến người bệnh tiểu đường bị tiểu mất tự chủ

Béo phì là một nguyên nhân gián tiếp khiến người bệnh tiểu đường bị tiểu mất tự chủ

 

Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

   Khi người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết, họ dễ bị nhiễm trùng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiết niệu.

   Nhiễm trùng tiết niệu (nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, niệu quản). Bàng quang bị nhiễm trùng khiến khả năng kiểm soát hoạt động tiểu tiện của chúng kém đi, góp phần khiến người bệnh tiểu đường bị đi tiểu không tự chủ.

Một số loại thuốc tiểu đường có thể gây tiểu không tự chủ

   Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, chẳng hạn như Metformin, có thể có tác dụng phụ liên quan đến đại tiện hoặc bàng quang.

 

Tiểu không tự chủ có thể là tác dụng phụ của một số thuốc điều trị tiểu đường

Tiểu không tự chủ có thể là tác dụng phụ của một số thuốc điều trị tiểu đường

 

   Vậy, khi bị đi tiểu không tự chủ, người bệnh tiểu đường cần làm gì?

 

Cách quản lý bệnh tiểu đường và tiểu không tự chủ

   Nếu bạn đang gặp phải tình trạng són tiểu hoặc tiểu không tự chủ, trước hết bạn cần đi khám để chắc chắn rằng, tình trạng của mình là do bệnh tiểu đường gây ra và có thể tìm ra một số nguyên nhân khác.

   Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp hiệu quả cho bạn, đó là:

- Tập các bài tập sàn chậu (bài tập Kegel) để tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động tiểu tiện, giữ nước tiểu của bạn.

- Luyện tập đi tiểu vào những giờ cố định.

- Thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập, lượng nước nạp vào cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

- Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn của chứng tiểu không tự chủ liên quan đến bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc các lựa chọn thay thế như tiêm Botox vào cơ bàng quang, có thể giúp giảm hoạt động quá mức của bàng quang.

    Điều quan trọng nhất người bệnh  cần làm đó là tự chủ tốt đường huyết. Khi đó, không chỉ vấn đề tiểu không tự chủ do bệnh tiểu đường được cải thiện mà các biến chứng khác trên tim, thận, mắt, thần kinh… cũng sẽ được phòng ngừa hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là cần làm gì để có thể tự chủ tốt đường huyết?

Mời bạn theo dõi video sau đây để có cho mình giải pháp hiệu quả nhất:

 

Chia sẻ của TS.BS Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên chủ nhiệm khoa A9 - Viện Y học cổ truyền Quân đội về phương pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả

 

   Trong chương trình, TS.BS Vũ Thị Khánh Vân có chia sẻ về vai trò của các nguyên tố vi lượng và các thảo dược giúp cải thiện bệnh và khuyên người bệnh tiểu đường nên sử dụng sản phẩm BoniDiabet của Mỹ. Vậy, Sản phẩm này có những thành phần gì và cách dùng như thế nào? Hiệu quả của sản phẩm ra sao?

 

BoniDiabet thành phần, tác dụng là gì?

   BoniDiabet + là sản phẩm từ thảo dược dành cho người bệnh tiểu đường. BoniDiabet + được sản xuất tại nhà máy J&E International (Mỹ) thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Tập đoàn được thành lập vào tháng 4/1994, hệ thống máy móc trong nhà máy sản xuất của tập đoàn sử dụng công nghệ siêu nano Microfluidizer - một trong những công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới.

   Thành phần BoniDiabet + là sự kết hợp của các nguyên tố vi lượng, thảo dược, vitamin và những tinh chất quý, cụ thể:

Nguyên tố vi lượng - Thành phần BoniDiabet + tạo nên sự khác biệt

   Thành phần BoniDiabet + gồm 4 nguyên tố vi lượng là magie, kẽm, selen, chrom giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, cụ thể:

- Magie: Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn giàu magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng của tiểu đường typ 2 so với những người có chế độ ăn nghèo nguyên tố vi lượng này. Bởi Magie giúp hạ và ổn định đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau như: Tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu; tham gia vào sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng.

- Kẽm, chrom: Giúp giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim mạch, võng mạc.

- Selen: Nghiên cứu chỉ ra rằng, Selen có tác dụng giúp điều hòa đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là các biến chứng trên tim mạch.

 

Selen có tác dụng giúp điều hòa đường huyết

Selen có tác dụng giúp điều hòa đường huyết

 

Thảo dược - Nhóm thành phần BoniDiabet + giúp hạ đường huyết

- Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi: Đây đều là những thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả nổi tiếng, giúp đưa nồng độ đường trong máu về ngưỡng an toàn.

- Quế: Giúp hạ mỡ máu hiệu quả. Tác dụng này rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng trên tim mạch của bệnh tiểu đường

- Lô hội: Thành phần BoniDiabet + này giúp các vết thương ở người bệnh tiểu đường nhanh lành hơn.

Các thành phần khác giúp tăng cường tác dụng hạ đường huyết và phòng ngừa biến chứng

- Acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận; huy động đường trong máu vào bắp thịt; kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng trên mắt, thận… của bệnh tiểu đường.

- Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.

- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

 

Thành phần BoniDiabet +

Thành phần BoniDiabet +

 

Nhờ các nhóm thành phần toàn diện như trên, sản phẩm BoniDiabet + giúp:

- Hạ đường huyết rõ rệt sau khoảng 1-2 tháng sử dụng.

- Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường sau khoảng 3 tháng sử dụng.

 

BoniDiabet + có thực sự tốt”?

   Để biết BoniDiabet + có thực sự tốt hay không, việc sản phẩm có hiệu quả như thế nào trên những người đã dùng sản phẩm sẽ là minh chứng rõ ràng nhất. Sau đây là một số phản hồi của người dùng BoniDiabet +.

Chú Phạm Bá Phong (60 tuổi) ở ấp Phú Hưng, xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, điện thoại 0976771401.

 

Chia sẻ của chú Phong về căn bệnh tiểu đường của mình và quá trình sử dụng BoniDiabet +

 

   Chú Phong chia sẻ: “Bệnh tiểu đường ập đến với chú quá nhanh. Đang khỏe mạnh tự dưng chú thấy mình thường xuyên khát nước và phải dậy đi tiểu đêm nhiều lần, người thì sụt cân liên tục, da dẻ xám xịt hết cả, nhiều khi đi tiểu không kịp là chú bị són tiểu ra quần. Không chỉ vậy, mắt chú dần mờ đi, nhìn cái gì cũng phải đeo kính. Đi khám chú được chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 2, đường huyết lên tới 20.6. Bác sĩ kê đơn cho chú uống thuốc với liều 4 viên mỗi ngày, chú uống đều đặn kết hợp với kiêng khem kỹ lắm nhưng tình trạng bệnh cũng không cải thiện nhiều”.

    “Tình cờ, chú đọc được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng. Đó là quyết định đúng đắn nhất của cuộc đời chú khi mà sau khoảng 1 tháng thì đường huyết chỉ còn 8.4. Sau 3 tháng đường huyết hạ xuống 6.5 và giờ đây chỉ còn 6.1 thôi. Chú không còn bị khát nhiều như trước, tối cũng ngủ ngon hơn vì không phải dậy đi tiểu đêm lần nào. Cân nặng của chú dần hồi phục trở lại, da dẻ hồng hào, mắt chú cũng sáng hơn rồi, xem tivi chú không cần đeo kính, tình trạng són tiểu cũng không còn nữa”.

   Đến đây, hy vọng bạn đã biết được nguyên nhân và giải pháp khi gặp tình trạng tiểu không tự chủ do tiểu đường. Sử dụng BoniDiabet + để kiểm soát tốt đường huyết là một trong những việc nên làm nếu muốn cải thiện tình trạng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc