Mục lục [Ẩn]
Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi là tình trạng gây ra rất nhiều khó khăn, trở ngại cho người bệnh, khiến họ ngại giao tiếp, thường xuyên căng thẳng, stress, lâu ngày có thể dẫn tới trầm cảm nhẹ. Vậy cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Và tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi có nguy hiểm không? Cải thiện tình trạng này bằng cách nào? Để biết thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
Tiểu không kiểm soát là gì?
Tiểu không kiểm soát hay còn gọi là tiểu không tự chủ, là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không theo ý muốn. Tình trạng này thường gặp và gây ra nhiều khó chịu ở người cao tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ mắc chứng tiểu không kiểm soát càng lớn.
Triệu chứng điển hình của tiểu không kiểm soát là:
-Rỉ nước tiểu khi có gia tăng áp lực lên ổ bụng khi gắng sức, khi ho, khi hắt hơi,...
- Tiểu gấp, không nhịn được tiểu
- Tiểu són
- Nặng hơn là tình trạng tiểu kèm đại tiện không tự chủ
Kèm theo đó, người bệnh có thể gặp 1 vài triệu chứng khác như: Tiểu yếu, dòng tiểu ngập ngừng, gián đoạn, tia nhỏ và yếu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm...
Nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi
Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi ngày càng trở nên phổ biến do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bao gồm:
Nguyên nhân sinh lý
Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể là một trong những nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi.
Bình thường, nước tiểu được thận bài tiết và dự trữ ở bàng quang. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ có phản xạ qua dây thần kinh đi tới não và chỉ huy ngược lại bàng quang làm cho bàng quang co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài, giúp người bệnh đi tiểu bình thường.
Đối với người cao tuổi, thận và bàng quang bị suy giảm chức năng khiến chúng hoạt động kém hơn nên nước tiểu trong bàng quang không được tống ra hết, đồng thời không kiểm soát được việc đóng mở cơ vòng tại bàng quang nên gây rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi, điển hình là tiểu không kiểm soát.
Ngoài ra, thể trạng thừa cân làm tăng sức chèn ép lên bàng quang cũng gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát.
Tuổi càng cao càng dễ gặp tình trạng tiểu không kiểm soát
Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi là:
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát ở nam giới tuổi trung niên và cao niên. Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo nên khi tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép vào các cơ quan này, gây ra hàng loạt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, dòng tiểu yếu… và trong đó có tiểu không tự chủ.
Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu không kiểm soát ở nam giới tuổi cao
- Bàng quang tăng hoạt:
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu sẽ dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát.
- Viêm niệu đạo:
Khi đi tiểu, nước tiểu sẽ theo niệu đạo dẫn từ bàng quang đi ra ngoài. Chính vì vậy, khi niệu đạo bị viêm sẽ gây ra tình trạng tiểu buốt, rát kèm theo tiểu không tự chủ, cụ thể là tiểu són. Tình trạng này xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, suy tim, rối loạn thần kinh (bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc chèn ép tủy sống), bệnh tiểu đường... đều là những nguyên nhân khiến người cao tuổi gặp chứng tiểu không kiểm soát.
Nguyên nhân khác
- Việc sử dụng nhiều đồ uống có chất kích thích: Cà phê, rượu bia, đồ uống có ga… kích thích niêm mạc bàng quang làm bàng quang tăng co bóp khiến người cao tuổi đi tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều lần, tiểu đêm...
- Căng thẳng, stress: Trạng thái tâm thần, thần kinh không ổn định, hay gặp nhất là stress, mê sảng, bồn chồn, lo lắng cũng là nguyên nhân gây ra tiểu tiện không kiểm soát ở người cao tuổi.
- Việc sử dụng một số loại thuốc: Thuốc lợi niệu, thuốc hướng tâm thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc kháng tiết cholin, thuốc gây mê - chống đau, thuốc chủ vận alpha adrenergic, thuốc ức chế men chuyển ACE,…
Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi không chỉ gây ra nhiều phiền toái, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu do nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Trước tiên là gây nhiễm trùng bàng quang, dần dần gây viêm ngược dòng lên thận làm viêm đài bể thận, ứ mủ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây suy thận.
Ở những người cao tuổi, chức năng thận đã suy giảm rồi, tình trạng tiểu không kiểm soát sẽ khiến chức năng thận càng suy yếu hơn, dễ dẫn đến suy thận mãn tính, khi đó bệnh rất khó điều trị và có nguy cơ tử vong cao.
Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mãn tính
Không chỉ vậy, tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi, nhất là vào ban đêm còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh ngủ không đủ giấc, tinh thần và sức khỏe suy giảm, cơ thể xanh xao, mệt mỏi. Đây cũng chính là “thủ phạm” làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch...
Do đó, khi phát hiện bản thân có những triệu chứng của tình trạng tiểu không kiểm soát, người cao tuổi cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân để sớm có biện pháp điều trị phù hợp.
Cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi bằng cách nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát mà sẽ có các biện pháp khắc phục khác nhau. Các bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:
Thay đổi lối sống
- Hạn chế uống rượu, bia, cà phê, nước uống có ga…
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên người bệnh nên hạn chế uống nước vào buổi tối.
- Tạo thói quen đi tiểu vào 1 những thời điểm nhất định trong ngày.
- Tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng, tránh để tình trạng thừa cân, béo phì
- Giải tỏa căng thẳng, lo lắng: Người bệnh nên thư giãn tinh thần bằng cách đọc sách, đọc báo, nghe nhạc hay gặp gỡ bạn bè…
Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát
Biện pháp cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi do một số bệnh lý
Như chúng ta đã thấy, có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng này ở nam giới là phì đại tuyến tiền liệt và ở nữ giới là bệnh viêm niệu đạo.
- Biện pháp cải thiện tiểu không kiểm soát do viêm niệu đạo ở nữ giới:
Nếu nữ giới bị bệnh viêm niệu đạo, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra, nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh.
- Biện pháp cải thiện tiểu không kiểm soát do bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới:
Không giống với bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới, phì đại tuyến tiền liệt là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc sử dụng thuốc tây điều trị lâu dài cho người bệnh sẽ gây nhiều tác dụng có hại cho gan, thận của người bệnh.
Do đó, để khắc phục nhược điểm khi sử dụng thuốc tây cho bệnh nhân tiểu không kiểm soát do phì đại tuyến tiền liệt, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng các thảo dược thiên nhiên để giúp cải thiện tình trạng này an toàn và hiệu quả, trong đó, nổi bật là hạt bí đỏ và quả cọ lùn. Đây là 2 thảo dược điển hình đã được chứng minh có tác dụng tốt cho nam giới mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Sử dụng hạt bí đỏ và quả cọ lùn giúp cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi bị phì đại tuyến tiền liệt
Tiến sĩ Heeok Hong và tiến sĩ Chun-Soo Kim tại trường đại học Sangmyung, Jongro-gu, Seoul cùng với tiến sĩ Sungho Maeng công tác tại trường đại học Chung-Ang, Daeduk-myun, Anseong, Kyunggi, Hàn Quốc đã tiến hành thử nghiệm về tác dụng của hạt bí đỏ và quả cọ lùn trên bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt. Các bệnh nhân được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm A: Sử dụng giả dược ( dùng tinh bộ khoai lang, 320 mg/ngày).
- Nhóm B: Sử dụng dầu hạt bí đỏ ( 320 mg/ngày).
- Nhóm C: Sử dụng dầu quả cọ lùn ( 320mg/ngày ).
- Nhóm D: Sử dụng cả dầu hạt bí đỏ và dầu quả cọ lùn ( 320 mg/ngày).
Sau hơn 1 năm tiến hành nghiên cứu, kết quả thu được là:
- Các triệu chứng lâm sàng về rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu không kiểm soát giảm rõ rệt sau 1 tháng ở nhóm B,C,D.
- Kích thước tuyến tiền liệt giảm rõ rệt sau 3 tháng ở cả 3 nhóm B,C,D.
- Cả 4 nhóm đều không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Để lý giải kết quả này, các nhà khoa học đã tiếp tục tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng:
Trong cơ thể nam giới, hormone testosterone dưới sự xúc tác của enzyme alpha reductase-5 sẽ chuyển hóa thành dihydrotesterone (DHT), chất này kích thích sự phát triển và nhân lên của tế bào tuyến tiền liệt dẫn tới phì đại tuyến tiền liệt.
Dịch chiết từ hạt bí đỏ và quả cọ lùn đều chứa những chất chuyển hóa gốc dầu như phytosterols, hoặc sitosterol có tác dụng giúp ức chế enzym 5-alpha reductase, nhờ đó giúp giảm kích thước tiền liệt tuyến. Đồng thời, chúng còn giúp làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do tuyến tiền liệt phì đại, giúp dễ tiểu hơn, cải thiện đáng kể tình trạng tiểu không kiểm soát.
Quả cọ lùn và hạt bí đỏ đều tốt cho tình trạng tiểu không kiểm soát ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Nhận thấy tác dụng đáng kinh ngạc của 2 loại thảo dược này, các nhà khoa học hàng đầu Canada đã dày công nghiên cứu để kết hợp chúng cùng với các loại thảo dược quý khác và tạo ra viên uống thảo dược BoniMen - Giải pháp hoàn hảo dành cho những người gặp tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi do phì đại tuyến tiền liệt nói riêng và cho những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt nói chung.
BoniMen - Bí kíp giúp đẩy lùi phì đại tuyến tiền liệt
BoniMen là sản phẩm được sản xuất tại Canada, với sự kết hợp tinh tế của các thành phần thảo dược thiên nhiên, các nguyên tố vi lượng và vitamin. Các thành phần này được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm thảo dược giúp làm giảm kích thước tiền liệt tuyến: Cây cọ lùn, Vỏ cây anh đào Châu Phi, Hạt bí đỏ.
- Nhóm giúp giảm triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt và viêm đường tiết niệu (tiểu không kiểm soát, tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu đêm...): Lycopene 5%, Bồ công anh, Lá tầm ma, Uva Ursi, Nam việt quất, lá Buchu.
- Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: Vitamin E, Vitamin B6, Đồng (Gluconate), Selenium (Chelate), Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, nâng cao sức khỏe toàn thân để chống chọi lại với bệnh tật.
Công thức toàn diện của BoniMen
BoniMen có dạng bào chế viên nang, đóng gói 1 lọ 30 viên, được bán với giá niêm yết là 250.000 VNĐ/ 1 lọ. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống từ 4-6 viên, chia làm 2 lần. Sau 2-3 tuần, không chỉ tình trạng tiểu không kiểm soát mà các triệu chứng khác ở bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu nhiều lần,... đều sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu bạn kiên trì dùng 3-6 tháng, BoniMen sẽ giúp kích thước tuyến tiền liệt bị phì đại của bạn co nhỏ một cách đáng kể.
BoniMen có tốt không?
BoniMen là sản phẩm của Canada, được sản xuất tại hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP cùng công nghệ bào chế microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới giúp loại bỏ được nguồn ô nhiễm, giúp sản phẩm ổn định, hạn sử dụng kéo dài và khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.
Đồng thời, Canada là thị trường kiểm duyệt thực phẩm chức năng rất gắt gao, nghiêm ngặt, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng mới được đưa ra thị trường và xuất khẩu ra nước ngoài.
Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniMen
Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn về hiệu quả của BoniMen thì những chia sẻ và cảm nhận của người gặp tình trạng tiểu không kiểm soát do phì đại tuyến tiền liệt đã sử dụng sản phẩm dưới đây sẽ là câu trả lời chính xác nhất dành cho bạn:
Bác Tạ Viết Phấn, 70 tuổi ở 24U4, đường số 4, khu dân cư miền nam, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, điện thoại: 0945.126.569/ 0945.775.446
Bác Tạ Viết Phấn 70 tuổi
Bác Phấn chia sẻ: “Năm 2017 bác phát hiện ra mình bị phì đại tuyến tiền liệt. Ban đầu, bác chỉ gặp tình trạng tiểu đêm thôi, sau còn bị tiểu nhiều cả vào ban ngày nữa. Ngại nhất là tình trạng tiểu không kiểm soát, bác đang đứng chơi, chả buồn tiểu gì cả mà nước tiểu cứ tự động rỉ ra, ướt sũng cả quần”.
“Thật may mắn vì bác gặp được BoniMen nên bác mới có được cuộc sống vui vẻ như bây giờ. Sau 2 tháng sử dụng, tình trạng tiểu đêm, tiểu không kiểm soát đều được giảm rõ rệt. Thấy có hiệu quả tốt, bác dùng thêm 1 tháng nữa và đi đo lại kích thước tuyến tiền liệt. Thật kỳ diệu từ 55g kích thước tuyến tiền liệt đã giảm chỉ còn 27g thôi. Bác sĩ nói kích thước như thế là gần bình thường rồi đấy. Bác thật sự rất hài lòng với BoniMen và sẽ sử dụng sản phẩm này lâu dài.”
Chú Đào Hồng Phú ở số 2 ngõ 7, thôn Cống Thôn, xã Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội
Chú Đào Hồng Phú đã vượt qua tình trạng tiểu không kiểm soát sau khi dùng BoniMen
“Chú từng bị căn bệnh phì đại tuyến tiền liệt hành hạ rất khổ sở. Đêm nào chú cũng phải đi tiểu 2-3 lần, sục sạo cả đêm thành ra mắc cả bệnh mất ngủ. Phiền toái nhất phải kể đến chứng tiểu không hết, tiểu không kiểm soát, mỗi lần đi tiểu xong đều bị rỉ nước tiểu ra quần rất bẩn, rồi có nhiều khi nước tiểu cứ chảy tự do mất kiểm soát nữa. Một ngày chú phải thay không biết bao nhiêu cái quần, mệt đứt cả hơi.”
“Nhờ có BoniMen mà cuộc đời chú thay đổi hẳn, chú như trút được gánh nặng trên vai vậy. Sau khi sử dụng 2-3 lọ BoniMen, chú thấy tình trạng tiểu đêm, tiểu không kiểm soát, tiểu rắt giảm hẳn. Kiên trì dùng thêm 2 tháng, bác không còn thấy khó chịu vì những triệu chứng trên nữa. Tuyệt vời nhất là kích thước tiền liệt tuyến từ 42 gam giảm chỉ còn 28 gam thôi. Bác sẽ tiếp tục uống BoniMen để kích thước tuyến tiền liệt có thể về mức bình thường. Bác thực sự cảm ơn BoniMen nhiều lắm”.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết được lời giải đáp của câu hỏi “ Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi có nguy hiểm không?”. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé. Cũng đừng quên rằng, BoniMen là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người gặp tình trạng tiểu không kiểm soát do phì đại tuyến tiền liệt. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về vấn đề này và sản phẩm BoniMen, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Người bệnh phì đại tiền liệt tuyến kiêng ăn gì - 7 nguyên tắc buộc phải nhớ
- 3 giai đoạn phát triển của phì đại tuyến tiền liệt