Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiểu khó có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục triệu chứng này

Thứ tư, 20-07-2022 14:01 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu khó là một trong những triệu chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp ở cả nam và nữ giới. Nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng khi xuất hiện tình trạng tiểu khó kéo dài, không rõ nguyên nhân. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc như: tiểu khó có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì? Xin mời cùng tham khảo!

 

Tiểu khó có nguy hiểm không?

Tiểu khó có nguy hiểm không?

 

Tiểu khó là tình trạng như thế nào?

   Tiểu khó là tình trạng người bệnh phải dùng sức để rặn mạnh hoặc rặn rất lâu mới ra nước tiểu. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đi tiểu không hết hoặc thời gian đi tiểu có thể lâu hơn bình thường.

   Tiểu khó có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất là nam giới ngoài độ tuổi 40. Một số biểu hiện đặc trưng thường đi kèm với chứng tiểu khó như là:

  • Tiểu nhiều lần: số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Tiểu không hết: lượng nước tiểu mỗi lần đi bị ít hơn bình thường, đi tiểu xong nhưng không có cảm giác nhẹ bụng, thay vào đó, vùng bụng dưới vẫn cảm thấy đau tức.
  • Tia nước tiểu yếu, nhỏ, đi tiểu phải rặn mạnh.
  • Có cảm giác đau hoặc buốt khi đi tiểu.
  • Trong một vài trường hợp, nước tiểu có thể xuất hiện máu kèm theo.

 

Nguyên nhân gây tiểu khó

   Bình thường, sau khi được lọc qua thận, nước tiểu sẽ theo đường niệu quản xuống bàng quang, sau đó là theo ống niệu đạo đào thải ra ngoài. Nếu ống niệu đạo và niệu quản thông suốt, bàng quang hoạt động nhịp nhàng, cổ bàng quang co giãn tốt thì hoạt động đi tiểu sẽ diễn ra bình thường. Khi một trong các vị trí kể trên xảy ra vấn đề gây hẹp tắc, cản trở quá trình tiểu tiện, từ đó sẽ dẫn đến chứng tiểu khó.

   Chính vì thế, nguyên nhân gây tiểu khó hầu hết đến từ các bệnh lý đường tiết niệu, cụ thể như:

  • Bệnh lý tại niệu quản: sỏi niệu quản, viêm niệu quản,…
  • Bệnh lý tại bàng quang: sỏi bàng quang, viêm bàng quang kẽ,…
  • Bệnh lý tại niệu đạo: hẹp niệu đạo, nhiễm trùng đường niệu,…
  • Bệnh lý tại tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, vôi hóa tuyến tiền liệt,…
  • Bệnh tình dục: lậu, giang mai,…
  • Hoặc một số trường hợp còn có thể là bệnh ung thư: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang,…

 

Tiểu khó bắt nguồn từ những bệnh lý đường tiết niệu

Tiểu khó bắt nguồn từ những bệnh lý đường tiết niệu

 

Tiểu khó có nguy hiểm không?

   Như vậy, khi xét riêng rẽ mà nói, tiểu khó chỉ đơn thuần là một chứng của rối loạn tiểu tiện. Nó gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và bất tiện nhưng cũng không gây đe dọa tính mạng của bệnh nhân ngay lập tức.

   Tuy nhiên đằng sau chứng tiểu khó là lời cảnh báo bạn có khả năng cao đã mắc một bệnh lý nào đó. Nếu không đi khám và điều trị kịp thời, bệnh lý đó có thể nhanh chóng tiến triển nặng nề hơn và gây ra thêm nhiều biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

 

Cách khắc phục chứng tiểu khó

   Đầu tiên, để khắc phục tiểu khó thì nhất thiết phải xác định được nguyên nhân gây ra chứng này. Khi nhận thấy có dấu hiệu tiểu khó kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, xác định chính xác bệnh lý gây ra chứng này.

   Sau khi đã biết nguyên nhân gây ra chứng tiểu khó, bạn cần trao đổi rõ ràng với bác sĩ về định hướng điều trị phù hợp đồng thời tuân thủ chính xác những chỉ định của bác sĩ. Lưu ý tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh, tránh đi theo phương hướng không phù hợp sẽ không cải thiện được bệnh mà còn gặp nhiều tác dụng không mong muốn.

 

Đi khám để biết chính xác nguyên nhân

Đi khám để biết chính xác nguyên nhân

 

   Trong các bệnh lý gây ra chứng tiểu khó, phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến hàng đầu, có thể chiếm tới trên một nửa các trường hợp, đặc biệt với nam giới ngoài độ tuổi 40 thì khả năng này càng cao. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về chứng tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt ngay sau đây.

 

Phì đại tuyến tiền liệt và chứng tiểu khó

   Phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u xơ lành tính tuyến tiền liệt) là tình trạng phát triển quá mức tạo ra các khối xơ tại tuyến tiền liệt.

   Tiền liệt tuyến là một tuyến đặc trưng ở nam giới, nằm sát dưới cơ bàng quang, bao quanh lấy đoạn niệu đạo. Nó có chức năng chính là sản xuất ra chất dịch hỗ trợ quá trình sinh sản của nam giới đồng thời ngăn cản tác nhân có hại xâm nhập vào đường tiết niệu.

   Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế chính gây ra bệnh phì đại tuyến tiền liệt là cơ thể nam giới tăng tiết enzym 5 – alpha reductase xúc tác cho phản ứng chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosteron (DHT), DHT sinh ra sẽ kích thích tế bào tuyến tiền liệt phát triển, tăng tốc độ nhân đôi từ đó gây ra phì đại. Nam giới khi bước sang độ tuổi ngoài 40, cơ thể bắt đầu gia tăng sản sinh enzyme 5 – alpha reductase này, vì thế không ngạc nhiên khi mà theo thống kê tỷ lệ mắc cũng như mức độ trầm trọng của phì đại tiền liệt tuyến càng tăng với nam giới tuổi càng cao.

 

Tuyến tiền liệt bị phì đại

Tuyến tiền liệt bị phì đại

 

   Khi tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ chèn ép vào bàng quang và niệu đạo gây ra chứng tiểu khó đặc trưng. Hơn nữa, nếu phì đại tiền liệt tuyến không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm, bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống, thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh như: bí đái hoàn toàn, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái máu, suy thận,…

 

Phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt

   Nếu chứng tiểu khó của bạn được xác định là do phì đại tuyến tiền liệt gây ra, bạn cần nắm bắt được những phương pháp điều trị chính hiện nay sau đây.

Sử dụng thuốc tây y

   Có 2 nhóm thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt:

  • Nhóm các thuốc ức chế alpha 1 (giúp giãn cổ bàng quang và cơ trong niệu đạo): alfuzosin, indoracin, terazosin, doxazosin,… giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện nhưng không làm co nhỏ được kích thước tuyến tiền liệt. Đồng thời người dùng còn hay gặp các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp tư thế,…
  • Nhóm thuốc ức chế sản xuất DHT (hormon kích thích tuyến tiền liệt phì đại) như finasteride và dutasteride giúp giảm được kích thước tuyến tiền liệt nhưng nhược điểm cũng là gây ra nhiều tác dụng phụ: giảm huyết áp, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, suy giảm sinh lý,…

Phẫu thuật

   Biện pháp này thường dùng khi thất bại với các phương pháp dùng thuốc hoặc bệnh đã gây ra biến chứng. Phương pháp này bao gồm: phẫu thuật mổ mở cắt bỏ khối u, phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt qua niệu đạo, mổ bằng laser,…

 

Mổ nội soi phì đại tuyến tiền liệt

Mổ nội soi phì đại tuyến tiền liệt

 

   Tuy các phương pháp này có thể làm nhỏ hoặc loại bỏ khối u nhưng lại có nhược điểm: chi phí đắt đỏ, gây nhiều đau đớn, biến chứng hậu phẫu như chảy máu, tiểu không kiểm soát, phóng tinh ngược dòng,… đi kèm với nguy cơ tuyến tiền liệt vẫn có thể phì đại lại.

Sử dụng thảo dược – y học cổ truyền

   Do lo ngại nhiều mặt trái khi sử dụng thuốc tây y cũng như phẫu thuật nên xu hướng tìm đến và sử dụng biện pháp thảo dược thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến đó là sản phẩm BoniMen của Canada.

 

BoniMen - giải pháp thảo dược toàn diện cho phì đại tuyến tiền liệt và chứng tiểu khó

   Điều ghi điểm đầu tiên của BoniMen đến từ công thức thành phần toàn diện vừa giúp cải thiện hiệu quả những triệu chứng như tiểu khó, tiểu nhiều lần,… vừa giúp ngăn chặn sự tăng sinh và làm giảm kích thước của tuyến tiền liệt. Cụ thể:

  • Nhóm thảo dược hạn chế sự tăng sinh, giảm kích thước của tuyến tiền liệt: quả cọ lùn, vỏ cây anh đào châu Phi, hạt bí đỏ. Đây là 3 loại thảo dược có chứa hàm lượng cao các chất phytosterols, đã được chứng minh có tác dụng ức chế enzym 5- alpha reductase, qua đó ngăn chặn chuyển hóa tạo ra DHT gây tăng sinh tuyến tiền liệt.
  • Nhóm thảo dược giúp chống viêm, giảm triệu chứng bệnh: tầm ma, bồ công anh, nam việt quất, lá Buchu, lycopene - vừa giúp chống viêm vừa giãn cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và cổ bàng quang do đó giảm triệu chứng tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu ko hết, tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: E, B6, Copper, Selen, Zinc (kẽm oxid) đặc biệt phải kể tới kẽm vì là thành phần quan trọng của dịch tiết tuyến tiền liệt.

 

Thành phần sản phẩm BoniMen

Thành phần sản phẩm BoniMen

 

   BoniMen được sản xuất theo dây truyền và công nghệ hiện đại của tập đoàn sản xuất dược phẩm – thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới Viva Group. Đã được Bộ y tế Canada và Tổ chức Y tế thế giới WHO chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP. Khi nhập khẩu về Việt Nam, sản phẩm cũng đã được Bộ Y tế Việt Nam thông qua các đánh giá về chất lượng và độ an toàn đồng thời cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc.

   Đặc biệt do có các thành phần hoàn toàn tự nhiên và lành tính đồng thời được ứng dụng công nghệ nano microfluidizer trong sản xuất mà BoniMen vừa đem lại hiệu quả cao, vừa không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Vì thế không sai khi nhận định rằng đây là một trong những giải pháp thảo dược hàng đầu trong hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Trong hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, BoniMen đã nhận được sự tin tưởng và hài lòng của rất nhiều bệnh nhân, xứng đáng với 6 chữ vàng “an toàn – tiện lợi – hiệu quả”.

   Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho những băn khoăn “tiểu khó có nguy hiểm không?”, “nguyên nhân và cách khắc phục chứng tiểu khó là gì?” và đồng thời có thêm những kiến thức bổ ích về chứng tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 18001044 để được tư vấn cụ thể.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc