Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiểu đường ăn gì thay cơm?

Thứ tư, 23-02-2022 14:36 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Hỏi: Chào chuyên gia, tôi năm nay 36 tuổi và mới phát hiện mình bị tiểu đường được 2 tháng. Tôi được khuyên cần kiêng tối đa cơm trắng trong bữa ăn hàng ngày, thay vào đó là ăn những thực phẩm ít tinh bột, ít đường. Tuy nhiên, khi ăn kiêng như vậy tôi thường xuyên bị đói, cảm giác rất thèm cơm. Tôi có tìm hiểu xem bị tiểu đường ăn gì thay cơm nhưng vì có quá nhiều nguồn thông tin khác nhau nên tôi không biết thế nào là tốt nhất? Mong chuyên gia cho tôi lời khuyên, tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Lân, Hà Nội).

 

Trả lời:

   Chào anh Lân, đúng là người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn cơm trắng bởi chúng có nhiều tinh bột và sẽ làm tăng đường huyết nhanh chóng sau khi ăn. Tuy nhiên anh không cần phải kiêng tuyệt đối mà mỗi bữa có thể ăn với một lượng ít. Ngoài ra có nhiều loại thực phẩm anh có thể dùng để thay thế cơm trắng, tôi sẽ đưa ra những gợi ý tốt nhất cho anh ngay sau đây.

 

Gạo lứt

   Gạo lứt có thể nói là lựa chọn hàng đầu để thay thế cơm trắng trong bữa ăn hàng ngày. Đây là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám. Lớp cám chính là lớp có nhiều sinh tố, nguyên tố vi lượng và các chất xơ hòa tan giúp quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Nhờ vậy, người bệnh sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn.

   Đồng thời, gạo lứt còn giúp làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Ngoài ra, gạo lứt còn cung cấp vitamin B1 để phòng ngừa tê bì ở chi và bổ sung vitamin B12 cho người phải dùng metformin dài ngày.

   Anh Lân có thể nấu gạo lứt ăn thay cơm trắng hàng ngày. Ngoài ra, anh có thể nấu nước gạo lứt rang thay nước uống bằng cách: Rang 200g gạo lứt đến thơm, sau đó ngâm chúng trong nước sạch khoảng 8 tiếng. Tiếp theo, vớt gạo và để ráo nước, cho vào nồi đun với 2 lít nước lọc đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp trong khoảng 30-45 phút rồi tắt bếp.

 

Yến mạch

   Yến mạch rất giàu chất xơ bao gồm cả chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan. Cụ thể, cứ mỗi 30 gram yến mạch sẽ có tới 4 gram chất xơ rất có lợi để kéo dài thời gian hấp thu glucose. Điều đó giúp đường huyết sau ăn sẽ tăng từ từ, tránh được hiện tượng đường huyết tăng đột ngột.

   Anh có thể nấu cháo yến mạch hay ăn với hoa quả hoặc sữa chua… để thay đổi chế độ ăn hằng ngày.

 

Khoai lang

   Khoai lang là thực phẩm có chứa tinh bột nhưng ngoài ra nó còn có nhiều thành phần khác như vitamin (vitamin A, Vitamin C, vitamin B6 và vitamin K), các nguyên tố vi lượng (calci, magie, phospho, kẽm, kali), chất đạm và  đặc biệt là rất giàu chất xơ…

   Chỉ số đường huyết GI của khoai lang luộc được xếp vào nhóm thấp là 44. Vì vậy, tuy có nhiều tinh bột nhưng khi ăn, loại củ này không làm tăng nhanh đường huyết nên nó là thực phẩm thay thế tốt cho cơm trắng.

   Ngoài các thực phẩm kể trên, có một số thực phẩm, rau quả tốt cho bệnh tiểu đường anh nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày đó là:  Bưởi, cam, táo và bơ, bông cải xanh, cà chua, bắp cải, cà rốt, măng tây, rau diếp cá, cà tím, cần tây, rau súp lơ xanh, các loại rau cải, đậu hà lan…

   Anh cần chú ý cần hạn chế các loại hoa quả như: nho, xoài, mãng cầu, vải, nhãn…, không ăn hoa quả sấy khô, không nên uống nước ép hoa quả, hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,…

 

Các biện pháp cần thiết để kiểm soát tốt đường huyết

   Ăn uống hợp lý theo hướng dẫn là điều kiện cần để kiểm soát đường huyết, tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Ngoài thực hiện đúng theo chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường, anh cần:

- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, thăm khám định kỳ, dùng thuốc đúng liều, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.

- Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày. Sản phẩm này có những thảo dược tự nhiên và nguyên tố vi lượng tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh. Sau khoảng 1-2 tháng sử dụng, đường huyết anh sẽ được hạ rõ rệt về ngưỡng an toàn hơn, sau khoảng 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định hơn, giảm thiểu được nguy cơ các biến chứng của bệnh.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày; duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

   Khi áp dụng nghiêm chỉnh các phương pháp trên, đường huyết của anh sẽ được hạ dần về ngưỡng an toàn và ổn định, các biến chứng của bệnh cũng dần được cải thiện và phòng ngừa.

   Nếu có băn khoăn gì khác về bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet +, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được các dược sĩ đại học giải đáp chi tiết.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc