Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút và giải pháp khắc phục tối ưu

Thứ năm, 29-10-2020 14:07 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh gút đặc trưng bởi những cơn đau khớp dữ dội khi khởi phát cơn gút cấp. Chính vì thế nên nhiều người thường lầm tưởng gút với các bệnh khớp khác, dẫn đến việc tự ý dùng thuốc điều trị không đúng bệnh, làm bệnh gút tiến triển nặng hơn. Vậy để xác định chính xác, cần có những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút nào? Giải pháp khắc phục tối ưu bệnh này là gì? Câu trả lời chi tiết nhất sẽ có ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

 

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút và giải pháp khắc phục tối ưu

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút và giải pháp khắc phục tối ưu

 

Bệnh gút là gì?

   Gút (hay còn gọi là bệnh thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu, hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp và mô liên kết.

   Tùy theo vị trí tích lũy muối urat mà bệnh gút biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như đau khớp do cơn gút cấp, hạt tophi ở mô mềm.

   Cơn gút cấp điển hình thường khởi phát đột ngột vào nửa đêm, hay gặp ở các khớp chi dưới bắt đầu từ ngón chân cái. Sau đó lan sang các khớp khác như khớp gối, mu bàn chân, gót chân,...

   Khi bị cơn gút cấp tấn công, người bệnh sẽ cảm thấy khớp đau ghê gớm, bỏng rát, đau không ngủ được; thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38 - 38,5 độ C, có thể kèm rét run. Cơn gút cấp có thể kéo dài 5 - 7 ngày. Khi hết cơn đau gút cấp, các khớp sẽ trở lại bình thường.

   Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bệnh nhân có cơn gút cấp đau ít, kín đáo và dễ bị bỏ qua.

   Nếu người bệnh không có phương pháp điều trị kịp thời, cơn gút cấp sẽ tái phát lại với tần suất ngày càng tăng gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh và dễ tiến triển thành bệnh gút mãn tính. Về lâu dài, muối urat tích tụ nhiều trong mô liên kết thành hạt tophi gây biến dạng, tổn thương khớp, người bệnh càng bị đau khớp nhiều hơn, đồng thời còn có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận,...

   Với triệu chứng điển hình là đau khớp, người bệnh thường nhầm lẫn bệnh gút với các bệnh về khớp khác.

 

Những bệnh về khớp hay nhầm với bệnh gút

   Những bệnh về khớp có triệu chứng lâm sàng thường dễ nhầm lẫn với gút gồm có:

Bệnh viêm khớp dạng thấp

   Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể.

Bệnh này có triệu chứng điển hình là viêm khớp (nóng, đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng khớp; thường gặp ở khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối.

 

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau khớp với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau khớp với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau

 

Bệnh thoái hóa khớp

   Thoái hóa khớp thường xảy ra ở các vị trí như ngón tay, khớp gối, cột sống cổ, khớp háng… với biểu hiện đau khớp kéo dài, không có hiện tượng sưng viêm.

 

Bệnh thoái hóa khớp gây đau khớp nhưng không có hiện tượng viêm

Bệnh thoái hóa khớp gây đau khớp nhưng không có hiện tượng viêm

 

Đau khớp do bệnh thấp tim

   Bệnh thấp tim là bệnh lý viêm tự miễn, xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn đường họng miệng do liên cầu beta tan huyết nhóm A. Bệnh này gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có viêm đa khớp.

   Khoảng 75% người bệnh thấp tim sẽ gặp viêm đa khớp và đau khớp. Tình trạng viêm đau chủ yếu gặp ở các khớp lớn và khớp nhỡ như gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân,... với biểu hiện viêm điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau, có thể tràn dịch khớp và có tính chất di chuyển (khớp này lành thì triệu chứng viêm chuyển sang khớp khác). Thời gian viêm khớp thường dao động trong khoảng 3 - 5 ngày, không quá 10 ngày và thường tự khỏi.

   Với những triệu chứng đều là đau khớp, người bệnh gút thường lầm tưởng gút là một trong số những bệnh kể trên. Khi đó, rất nhiều người đã tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng, đồng thời do không biết đúng bệnh nên không điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, làm cơn đau gút cấp xuất hiện ngày một nhiều hơn, nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy để giúp người bệnh xác định chính xác thì cần phải có những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút nào?

 

Những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút là gì?

Những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút là gì?

 

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút

   Để chẩn đoán chính xác bệnh gút, ngoài việc khai thác tiền sử gia đình và các triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ được thực hiện những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm acid uric máu
  • Acid uric máu tăng cao: Nam trên 7mg/dl (> 420 µmol/l); nữ trên 6mg/dl (> 360 µmol/l).
  • Nếu acid uric máu bình thường, người bệnh cần làm lại xét nghiệm trong nhiều ngày liên tiếp và không nên dùng thuốc hạ acid uric.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Dịch khớp viêm rất giàu tế bào bạch cầu (trên 50.000 bạch cầu/ 1mm3) hoặc nếu thấy tinh thể urat cho phép xác định chẩn đoán bệnh gút.
  • Tiêu chuẩn vàng: Xác định được tinh thể urat trong dịch khớp hoặc hạt tophi, bằng những cách dưới đây:
  • Soi dịch khớp hay hạt tophi bằng kính hiển vi chuyên dụng để tìm tinh thể urat trong dịch khớp hoặc hạt tophi.
  • Siêu âm giúp phát hiện hạt tophi dịch khớp; đồng thời phát hiện tình trạng viêm ở giai đoạn sớm khi mà các biểu hiện lâm sàng chưa rõ ràng.
  • Chụp cắt lớp để nhận diện được tinh thể urat với độ chính xác cao, phân biệt được với mô canxi và mô mềm. Ngoài ra còn giúp phát hiện tổn thương khác ở khớp do bệnh gút.
  • Nội soi khớp giúp quan sát trực tiếp hình ảnh muối urat lắng đọng trong khớp giúp chẩn đoán xác định.

Sau khi đã xác định chính xác bệnh gút, người bệnh cần điều trị bệnh này như thế nào?

 

Cách điều trị bệnh gút theo tây y

Các phương pháp điều trị bệnh gút theo tây y gồm có:

Điều trị nội khoa

 

Thuốc tây trong điều trị gút gồm có những loại nào?

Thuốc tây trong điều trị gút gồm có những loại nào?

 

  • Thuốc chống viêm: Các thuốc chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp thường dùng nhất là colchicin, các thuốc thuộc nhóm NSAIDs (Indomethacin, Naproxen, Piroxicam, Diclofenac, meloxicam, celecoxib, etoricoxib,...) Một số trường hợp sẽ dùng thêm thuốc thuộc nhóm corticoid. Các thuốc này có đặc điểm giúp giảm đau nhanh nhưng không làm hạ acid uric trong máu, nhiều tác dụng phụ trên tiêu hóa, gan, thận; thậm chí các thuốc nhóm corticoid còn làm tăng acid uric, về lâu dài sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Thuốc hạ acid uric máu: Có 2 nhóm thuốc thường được sử dụng đó là:
  • Thuốc ức chế tạo acid uric trong máu (allopurinol, febuxostat…). Tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, hoại tử thượng bì, suy tủy với giảm bạch cầu, viêm gan, suy thận tiến triển và tử vong,...
  • Thuốc tăng thải acid uric trong máu qua thận (Probenecid, Sulfinpyrazon, Benziodaron…). Các thuốc này chống chỉ định với người bệnh gút có tổn thương thận, sỏi thận,...

   Như vậy, các thuốc tây y điều trị bệnh gút đều có nhiều tác dụng phụ. Hơn nữa, mục tiêu điều trị bệnh gút là cần duy trì nồng độ acid uric trong máu ở ngưỡng an toàn nên nếu bệnh nhân phải sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến gan và thận.

Điều trị ngoại khoa

   Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tophi hoặc trong trường hợp hạt tophi lớn gây hạn chế vận động, sự co duỗi các khớp.

   Người bệnh tuyệt đối không tự ý tác động làm vỡ các hạt tophi, khi hạt bị vỡ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để có các biện pháp chống nhiễm trùng.

   Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như gây đau đớn kéo dài, vết thương lâu lành, nếu không kiêng cữ tốt sẽ dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy… Hơn nữa, phương pháp này không khắc phục được nguyên nhân gây bệnh gút là tăng acid uric máu nên nhiều trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật một thời gian thì hạt tophi tiếp tục mọc lại.

   Như vậy, các phương pháp điều trị bệnh gút theo tây y đều có rất nhiều nhược điểm nên đây không phải là giải pháp tối ưu nhất dành cho người bệnh gút.

   Xu hướng mới được các chuyên gia hàng đầu tin tưởng và khuyên bệnh nhân gút sử dụng đó chính là viên uống từ thiên nhiên, vừa đem lại hiệu quả cao vừa cực kỳ lành tính, không có tác dụng phụ. Nổi trội nhất trong các sản phẩm đó chính là viên uống BoniGut + - Giải pháp hoàn hảo giúp người dùng chiến thắng bệnh gút.

 

BoniGut + - Giải pháp tối ưu giúp người dùng chiến thắng bệnh gút

BoniGut + - Giải pháp tối ưu giúp người dùng chiến thắng bệnh gút

 

BoniGut + - Giải pháp tối ưu giúp người dùng chiến thắng bệnh gút

   BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Với công thức toàn diện, BoniGut+ tác động được đến mọi khía cạnh của bệnh gút. Cụ thể, BoniGut+ chứa các nhóm thành phần:

  • Nhóm thảo dược giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu theo 3 cơ chế:
  • Giúp ức chế acid uric hình thành trong máu nhờ quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn nhờ tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành acid uric.
  • Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ thảo dược hạt cần tây có tính kiềm.
  • Giúp lợi tiểu, tăng thải acid uric ra ngoài qua đường nước tiểu nhờ các thảo dược: Ngưu bàng tử, cây bách xù, trạch tả, mã đề.
  • Nhóm thảo dược giúp giảm đau, chống viêm mạnh trong cơn gút cấp gồm có húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa. Những thảo dược này giúp ức chế mạnh các yếu tố gây viêm, chống oxy hóa, nhờ đó giúp giảm đau hiệu quả khi cơn gút cấp xảy ra, đồng thời giúp bảo vệ khớp, ngăn ngừa tổn thương khớp trước các gốc tự do có hại.

   Nhờ những thành phần ưu việt trên, BoniGut + vừa giúp hạ acid uric về ngưỡng an toàn vừa giúp giảm đau trong cơn gút cấp; đồng thời giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, co nhỏ hạt tophi, phòng ngừa hiệu quả biến chứng bệnh gút.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut +

   Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniGut + đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của khách hàng trên khắp cả nước. Dưới đây là một số lời chia sẻ của người bệnh gút sau khi dùng sản phẩm.

Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi ở 35A, đường Tám Danh (đường 13 cũ), Phường 4, quận 8, Hồ Chí Minh, điện thoại: 0909.355.861.

 

Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi

Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi

 

   Chú Phương chia sẻ: “Năm 2004 chú bị cơn gút cấp đầu tiên, ngón chân cái đau dữ dội, thốn đến tận tim, rất nhanh sau đó các khớp chân đều sưng vù, nóng rát, đau tới run cả người. Chú đi khám thì chỉ số acid uric máu lên tới 700 mmol/l. Bác sĩ kê cho chú thuốc tây, 2 ngày sau chú thấy hết đau ngay nhưng lại bị tác dụng phụ tiêu chảy cấp. Sau 1 năm, bệnh gút chuyển biến xấu, chú bị đau cấp liên tục, cứ dừng thuốc tây cái là bị đau lại ngay, cơn này chưa qua cơn khác đã tới, khổ sở lắm.”

“Nhờ có BoniGut + mà 5 năm nay, chú chưa thấy tái phát cơn gút cấp nào. Chú dùng 4 viên/ngày, sau 2 tháng chú đã thấy có sự cải thiện rõ rệt. Dù vẫn có cơn đau nhưng không hề dữ dội như trước mà chỉ thấy hơi nhức thôi. Sau 4 tháng, chú đi kiểm tra lại thì acid uric chỉ còn 450 mmol/l. Thấy hiệu quả tốt chú duy trì dùng tiếp, lần gần đây nhất đi khám chỉ số acid uric máu chỉ còn 420 mmol/l. Chú mừng lắm!”

 

Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi, ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, số điện thoại: 0369.063.881

 

 Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi

Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi

 

   Chú Hường nhớ lại: “Chú bị gút từ năm 1990, mỗi tháng đau 1 lần kéo dài 20 ngày nhưng có đợt đau nhiều nhất kéo dài đến 50 ngày. Chú đau dữ dội, nhất là vào ban đêm, không đi được mà phải chống nạng. Khi ấy chú cũng không biết bệnh gút là gì, đau thì dùng thuốc giảm đau thôi. Sau đó, chú đi khám thì acid uric trong máu đã lên tới 720 micromol/l, chú mới biết mình bị gút.”

“Thật may mắn vì chú đã biết đến sản phẩm BoniGut +. Chỉ sau 3 tháng, bệnh của chú đã được cải thiện rõ rệt, chú có thể tự đi lại được mà không cần nạng nữa. Acid uric cũng về 256 micromol/l, chú không cần phải kiêng khem nhiều như trước nữa nhưng cũng không thấy tái phát các cơn gút cấp. Chú cảm ơn BoniGut + nhiều lắm!”

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút và giải pháp khắc phục tối ưu đến từ  BoniGut +. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì về bệnh này và sản phẩm BoniGut +, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc