Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thuốc tây chữa bệnh gút có những loại nào? Dùng lâu dài có tốt không?

Thứ ba, 18-05-2021 16:38 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi acid uric máu tăng cao và bùng phát cơn gút cấp, thuốc tây y luôn là lựa chọn đầu tay dành cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thuốc tây chữa bệnh gút có những loại nào và liệu dùng cách này lâu dài có tốt không! Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi đó, mời các bạn cùng tìm hiểu!

 

 Thuốc tây chữa bệnh gút có những loại nào?

Thuốc tây chữa bệnh gút có những loại nào?

 

Bệnh gút gây ra những tác hại gì?

   Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là acid uric trong máu tăng cao dẫn đến lắng đọng các tinh thể natri urat tại các mô (khớp, thận và nhiều vị trí khác). Từ đó, bệnh này gây ra những tác hại sau đây:

Những cơn đau khớp dữ dội

   Những cơn đau cấp do gút có mức độ khủng khiếp, nhói và bỏng rát, vượt qua khả năng chịu đựng của con người, khiến người bệnh không thể đi lại được và phải dùng thuốc giảm đau.

   Mức độ và tần suất cơn đau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các cơn đau sẽ dày đặc, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ đau ngày càng nặng nề. Có những người đau liên tục, tuần đau 1-2 lần, cơn đau này chưa qua cơn đau khác đã đến, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Cơn gút cấp gây đau khủng khiếp cho người bệnh

Cơn gút cấp gây đau khủng khiếp cho người bệnh

 

Những biến chứng nguy hiểm

   Không chỉ là những cơn đau, bệnh gút còn gây ra những biến chứng nguy hiểm trên khớp và thận, đó là:

  • Biến chứng trên khớp: Các hạt tophi hình thành và lớn dần sẽ gây biến dạng khớp, làm giảm hoặc mất khả năng vận động. Không chỉ vậy, khi hạt tophi bị vỡ ra sẽ rất khó lành, dễ bị nhiễm trùng dẫn đến loét, hoại tử, thậm chí là cắt cụt chi.
  • Biến chứng trên thận: Tinh thể muối natri urat lắng đọng tại thận sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm thận kẽ, sỏi thận, suy thận,... Trong đó, suy thận là một nguyên nhân gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh gút. Ngoài ra, khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng đào thải acid uric của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, khiến bệnh gút ngày càng trở nặng.

 

Bệnh gút có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở thận

Bệnh gút có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở thận

 

   Ngoài ra, tinh thể muối urat có thể lắng đọng tại nhiều vị trí khác trên cơ thể. Ví dụ: Chúng có thể lắng đọng tại các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch và đột quỵ.

   Để giảm những tác hại trên, bác sĩ thường kê thuốc tây chữa bệnh gút cho người bệnh. Vậy chúng bao gồm những loại nào?

 

Thuốc tây chữa bệnh gút gồm những loại nào?

   Thuốc tây chữa bệnh gút được chia thành 2 loại như sau:

Thuốc giảm đau cơn gút cấp

   Để chống viêm, giảm đau khi muối urat lắng đọng ở các ổ khớp gây cơn gút cấp, tùy thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê một trong các thuốc dưới đây:

  • Colchicine: Đây là thuốc giảm đau đặc hiệu dành cho người bệnh gút khi lên cơn gút cấp, với tác dụng giảm đau nhanh trong vòng 48 giờ.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các NSAIDs thường dùng để chống viêm giảm đau trong cơn gút cấp là diclofenac, indomethacin, naproxen, ibuprofen, piroxicam... Các thuốc này thường được chỉ định đơn trị liệu hay phối hợp với colchicin nhằm giảm đau trong các cơn gút cấp.
  • Corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm rất mạnh, sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng hoặc chống chỉ định với colchicin và nhóm thuốc NSAIDs.

 

Thuốc tây chữa bệnh gút gồm có những loại nào?

Thuốc tây chữa bệnh gút gồm có những loại nào?

 

Thuốc hạ acid uric máu

   Các thuốc chữa bệnh gút có tác dụng hạ acid uric máu bao gồm 3 nhóm như sau:

  • Thuốc làm giảm sinh tổng hợp acid uric: Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat. Các thuốc trong nhóm này đều ức chế enzyme xanthin oxidase - enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric. Nhờ đó, chúng có tác dụng hạ acid uric máu.
  • Thuốc làm tăng đào thải acid uric niệu: Benziodarone, Probenecid, Sulfinpyrazon,... Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận, tăng thải chất này qua thận, làm giảm acid uric máu.
  • Thuốc tiêu acid uric trong máu: Pegloticase và Rasburicase. Chúng làm biến đổi acid uric thành chất allantoin tan trong nước và được đào thải qua thận, từ đó sẽ giúp hạ acid uric trong máu.

   Có thể thấy, thuốc tây chữa bệnh gút có rất nhiều loại. Vì đây là biện pháp thường được bác sĩ chỉ định nên nhiều người bệnh hay có tâm lý ỉ lại vào chúng, họ cho rằng dùng thuốc có thể chữa khỏi được bệnh này. Nhưng thực tế, thuốc tây chữa bệnh gút có thật sự tốt như vậy hay không?

 

Thuốc tây chữa bệnh gút dùng lâu dài có tốt không?

Thuốc tây chữa bệnh gút dùng lâu dài có tốt không?

 

Thuốc tây chữa bệnh gút dùng lâu dài có tốt không?

   Sự thật là hiện nay, chưa có loại thuốc tây nào có thể chữa khỏi được bệnh gút. Khi có các yếu tố làm tăng tổng hợp acid uric máu ví dụ như chế độ ăn giàu đạm, sau một cuộc phẫu thuật… cơn gút cấp sẽ bùng phát trở lại. Việc sử dụng thuốc chữa bệnh gút chỉ giúp bệnh nhân vượt qua cơn đau gút cấp và kiểm soát bệnh này mà thôi.

   Tuy nhiên, các thuốc tây chữa bệnh gút có bản chất là thuốc tổng hợp hóa học, do vậy những thuốc này sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ có hại đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, bệnh nhân gút cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc.

   Các tác dụng phụ của các thuốc tây y điều trị bệnh gút cụ thể là:

  • Nhóm thuốc giảm đau gút thường có tác dụng phụ như nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm thần kinh ngoại biên, suy giảm chức năng sinh lý, rụng tóc,...
  • Nhóm thuốc giảm tổng hợp acid uric có tác dụng phụ gồm rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn, nôn…) dị ứng da, phát ban, viêm gan, suy thận tiến triển…
  • Nhóm thuốc tiêu acid uric trong máu gây đau ngực, khó thở, bốc hỏa, nặng hơn có thể gặp tan máu, shock phản vệ.
  • Nhóm thuốc tăng đào thải acid uric niệu thường chống chỉ định với bệnh nhân gút có bệnh về thận như sỏi thận, tổn thương thận hoặc suy giảm chức năng thận.

   Khi dùng thuốc chữa bệnh gút, người bệnh sẽ phải kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Theo đó, các tác dụng phụ cũng tăng lên gấp nhiều lần. Với bệnh lý mãn tính như gút, cần dùng thuốc lâu dài thì việc sử dụng thuốc tây y không hề tốt như nhiều bệnh nhân vẫn thường nghĩ. Bên cạnh các tác dụng phụ của mỗi thuốc, hiệu quả của thuốc tây y nhất là thuốc giảm đau sẽ dần sụt giảm, người bệnh phải tăng liều hoặc đổi thuốc khác mới có tác dụng.

   Do đó, xu hướng mới được các chuyên gia hàng đầu tin tưởng và khuyên người bệnh gút sử dụng chính là viên uống từ thảo dược thiên nhiên, vừa giúp giảm đau cơn gút cấp, vừa giúp hạ acid uric máu hiệu quả và an toàn. Nổi bật nhất trong các sản phẩm từ thảo dược dành cho người bệnh gút chính là BoniGut + đến từ Mỹ.

 

Sản phẩm BoniGut + của Mỹ

Sản phẩm BoniGut + của Mỹ

 

Tác dụng của BoniGut

   BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm được tạo nên từ sự kết hợp đột phá các loại thảo dược thiên nhiên, không chỉ giúp giảm đau chống viêm trong cơn gút cấp mà còn giúp hạ acid uric máu hiệu quả, an toàn.

BoniGut + giúp chống viêm giảm đau trong cơn gút cấp

   Các thành phần thảo dược mang đến tác dụng giúp chống viêm giảm đau trong cơn gút cấp gồm có: Lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa. Sự hiệp đồng tác dụng của những thảo dược này giúp giảm đau cả trên thần kinh trung ương lẫn ngoại vi, làm dịu cơn đau khớp, giúp bệnh nhân vượt qua cơn gút cấp dễ dàng hơn.

BoniGut + giúp hạ acid uric máu theo cả 3 cơ chế đột phá

  • Giúp ức chế hình thành acid uric thông qua việc ức chế enzyme xanthine oxidase (enzyme chuyển hóa purin thành acid uric) bằng sự hiệp đồng tác dụng của quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn.
  • Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
  • Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu nhờ bách xù, hạt cần tây, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề.

 

Công thức toàn diện của BoniGut +

Công thức toàn diện của BoniGut +

 

Cách dùng BoniGut

   Để phát huy tối đa hiệu quả của BoniGut +, bạn chỉ cần dùng từ 4-6 viên BoniGut + đều đặn mỗi ngày chia 2 lần. Sau khoảng 1-2 tháng, BoniGut + sẽ giúp bạn giảm đau rõ rệt, sau khoảng 3 tháng, acid uric trong máu sẽ được giảm đáng kể, giúp ngăn ngừa cơn đau gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa biến chứng của bệnh gút.

   Đặc biệt, duy trì sử dụng BoniGut + sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh gút, giảm thiểu tối đa việc phải dùng đến thuốc tây y, từ đó cơ thể sẽ tránh được tác dụng phụ có hại do thuốc tây gây ra.

 

BoniGut có tốt không

   Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn người lấy lại cuộc sống thoải mái, đẩy lùi bệnh gút mà không cần lo lắng gặp tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh gút nữa.

   Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi, ở số 6, khu biệt thự liền kề mới Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. điện thoại 0913563599

 

Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi

Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi

 

   Bác Vân chia sẻ: “Ban đầu, khi bác mới bị bệnh gút, cơn đau cấp phải 2,3 tuần mới bị một lần nhưng đau lần nào là “biết mặt nhau” lần ấy, khớp cổ chân và mắt cá sưng to, đỏ ửng, khiến bác không thể đi lại được. Bác đi khám thì acid uric lên tới 550 µmol/l rồi. Bác dùng thuốc tây chữa bệnh gút là colchicin và allopurinol đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, người bác luôn mệt mỏi không dứt, đầy bụng chướng hơi, dù cơn đau cấp có vẻ giãn ra nhưng chân bác vẫn bị đau âm ỉ, châm chích ở ngón chân cái liên tục hàng ngày!”

   “May thay có ông bạn giới thiệu cho bác sản phẩm BoniGut +, bác chỉ uống 2 viên/ngày thôi. Độ 1 tuần sau, cơn đau âm ỉ đã không còn nữa. Sau khoảng 1 tháng, bác đo lại acid uric thì đã hạ về ngưỡng 400 µmol/l. Thấy BoniGut + hiệu quả tốt nên bác xin bác sĩ giảm liều thuốc tây. Đến nay, cơn đau gút cấp đã lâu lắm rồi chưa thấy tái lại, acid uric thì chỉ còn 350 µmol/l nên bác chẳng phải dùng đến thuốc tây nữa. Đặc biệt dùng BoniGut +, bác không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, chân bị đau gút cũng đã hoạt động bình thường như trước đây. Bác mừng lắm!”

   Anh Lê Văn Tam (50 tuổi ở số nhà 08, thôn tân tiến, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc, số điện thoại: 0982.521.289)

 

Anh Lê Văn Tam (50 tuổi)

Anh Lê Văn Tam (50 tuổi)

 

   Anh Tam chia sẻ: “10 năm trước anh lên cơn đau gút cấp đầu tiên, từ đó đến nay cơn đau cứ ngày một dày. Từ uống thuốc 2-3 ngày đã đỡ thì dần dần anh phải uống mất cả tuần. Mà dùng thuốc tây chữa bệnh gút anh lại bị đau dạ dày, đã thế còn xuất hiện hạt tophi ở khớp to như hạt nhãn”.

   “Được một bác cũng bị gút giới thiệu cho sản phẩm BoniGut +, anh về tìm hiểu thêm rồi quyết định dùng. Dùng BoniGut + anh thấy không hết đau ngay nhưng cơn đau thưa hơn, nhanh hết, acid uric giảm dần rồi về còn 280µmol/l, hạt tophi đã co nhỏ đi. Mừng nhất là anh dùng BoniGut + không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bụng dạ yên ổn lắm, anh đi khám men gan cũng rất đẹp. Anh không mong gì hơn thế nữa”.

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được thuốc tây chữa bệnh gút có những loại nào? Dùng lâu dài có tốt không? Để đẩy lùi bệnh này một cách an toàn và hiệu quả, dùng BoniGut + của Mỹ chính là giải pháp tối ưu nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc