Mục lục [Ẩn]
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng, giúp duy trì sức khỏe và tinh thần minh mẫn. Tuy nhiên, đa số người cao tuổi đều phàn nàn rằng họ thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi vô cùng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và nếu không được khắc phục kịp thời thì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người cao tuổi. Vậy nguyên nhân gây ra mất ngủ và cách sử dụng thuốc chữa mất ngủ ở người già là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mất ngủ ở người già là gì?
Mất ngủ ở người già là gì?
Mất ngủ là tình trạng giảm sút về thời gian, độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ.
Người cao tuổi thường có thời gian ngủ ít và chất lượng giấc ngủ kém hơn so với người trẻ tuổi. Các biểu hiện điển hình của chứng mất ngủ là:
- Ngủ quá ít (dưới 5 giờ/ngày)
- Rất khó để đi vào giấc ngủ, thường nằm trằn trọc, thao thức rất lâu, chỉ đến khi quá mệt mới ngủ thiếp đi.
- Giấc ngủ không sâu, rất dễ bị tỉnh giấc và khó ngủ lại được.
- Thức dậy từ rất sớm (khoảng 4-5 giờ sáng)
- Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ, không tỉnh táo.
- Hay cáu gắt, lú lẫn, hay quên.
Tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Vì vậy, người già nên sớm tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ, loại bỏ những nguyên nhân đó, đồng thời nuôi dưỡng não bộ. Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Nếu không việc điều trị sẽ không có kết quả và mất ngủ sẽ nhanh chóng quay trở lại.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người già, được chia thành các nhóm: nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý, nguyên nhân do thói quen sinh hoạt và môi trường.
Nguyên nhân sinh lý
Mất ngủ ở người già do sự suy giảm hormone tăng trưởng:
Mất ngủ ở người già do sự suy giảm hormone tăng trưởng
Hormone tăng trưởng HGH là một loại hormone peptid do thùy trước tuyến yên tiết ra, là hormone chính kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng não và chức năng enzyme, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý.
Tuổi càng cao thì khả năng tiết hormone tăng trưởng càng suy giảm (ở tuổi 61 đã giảm 80% so với tuổi 21), điều này dẫn đến mất ngủ và các triệu chứng khác của tuổi già.
Đồng thời, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào lúc ngủ ngon, ngủ sâu sau 10 giờ tối. Vì vậy khi người già mất ngủ thì hormone này không được tiết ra đầy đủ, làm tình trạng mất ngủ càng tồi tệ hơn.
Ngoài ra, tuổi càng cao, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, do đó các tế bào não và các tế bào thần kinh bị suy giảm chức năng so với người trẻ. Đây cũng là một lý do dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người già.
Nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh tim mạch, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp đều ảnh hưởng đến giấc ngủ do các triệu chứng của chúng thường gây gián đoạn giấc ngủ ban đêm, khiến người già khó chịu, ngủ không ngon, hay bị tỉnh giấc.
Các bệnh tim mạch thường gây hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, đau tức ngực,... Bệnh về tiết niệu và tuyến tiền liệt khiến người già phải đi tiểu nhiều lần trong đêm, bệnh hô hấp với các triệu chứng: ho, khó thở, thở khò khè,..., bệnh xương khớp gây ra nhiều cơn đau nhức tái phát liên tục… Tất cả những triệu chứng gây ra bởi các căn bệnh này đều tác động trực tiếp lên giấc ngủ khiến người già hay bị tỉnh giấc, ngủ không ngon, không sâu.
Đau nhức xương khớp gây mất ngủ ở người già
Đặc biệt, các bệnh lý về thần kinh thường gây mất ngủ nhiều nhất như: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu… Bởi các bệnh lý này thường có cảm giác lo lắng, khó chịu kéo dài dẫn tới tình trạng tỉnh táo, tinh thần căng thẳng, không thư giãn, khiến người bệnh càng khó ngủ hơn.
Nguyên nhân do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Việc ăn quá no, ăn nhiều đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, sử dụng đồ uống có chất kích thích (trà đặc, cà phê, rượu, bia,...), uống nhiều nước trước khi đi ngủ đều dẫn đến mất ngủ.
Sử dụng các thiết bị điện tử (xem tivi, dùng điện thoại,...), không có thói quen đi ngủ đúng giờ, vận động ít, ngủ trưa nhiều… cũng là nguyên nhân khiến người già mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Những thói quen này thường dẫn đến tình trạng mất ngủ thoáng qua, nhưng nếu không sớm thay đổi những thói quen này có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người.
Nguyên nhân do môi trường
Không gian ngủ không được đảm bảo về ánh sáng, âm thanh, thông khí, nhiệt độ, độ ẩm đều dẫn đến khó ngủ và làm trầm trọng thêm tình trạng của người đã và đang bị mất ngủ.
Như vậy, người cao tuổi bị mất ngủ do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau, do đó cần kết hợp rất nhiều phương pháp điều trị.
Các biện pháp cải thiện mất ngủ ở người già
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Thực hiện thói quen đó đều đặn hàng ngày. Không ngủ trưa quá nhiều.
- Không dùng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại,... trước khi đi ngủ. Thay vào đó bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách, nghe một bản nhạc nhẹ nhàng hay nói chuyện tâm sự với người bạn đời của mình.
- Không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương (cà phê, thuốc lá…). Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Massage hoặc ngâm chân nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
- Không ăn quá nhiều vào bữa tối, không ăn khuya trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên không nên vận động mạnh sau 6 giờ tối.
Thường xuyên vận động giúp giải tỏa căng thẳng, dễ ngủ
- Điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ phù hợp tạo không gian ngủ thoáng mát, không để quá nhiều đồ đạc xung quanh giường ngủ, thường xuyên vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, giặt giũ chăn, ga, gối đệm.
- Ngoài ra nên làm chủ cảm xúc của mình, dành thời gian thư giãn, giải tỏa căng thẳng, suy nghĩ tích cực.
Sử dụng thuốc chữa mất ngủ ở người già
- Thuốc điều trị bệnh lý mắc kèm ở người già
Người già thường mắc rất nhiều các bệnh lý mãn tính, đó là một trong những nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ. Vì vậy, người cao tuổi cần chú ý khám sức khỏe thường xuyên, điều trị các bệnh lý này để cải thiện toàn diện bệnh mất ngủ.
Sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý gây mất ngủ như: giảm và dự phòng tái phát cơn đau trong các bệnh lý gây đau, ổn định huyết áp, mỡ máu, đường huyết…
Sử dụng thuốc kết hợp các liệu pháp tâm lý để điều trị các bệnh lý thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu,...
- Sử dụng thuốc tây y cải thiện mất ngủ ở người già
Nhiều người có thói quen tìm đến các loại thuốc tây y để lấy lại giấc ngủ nhưng không hề lường trước được những hậu quả mà chúng đem lại. Những loại thuốc thường được kê để điều trị mất ngủ gồm: thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm. Việc sử dụng các loại thuốc tây y này gây ra nhiều tác dụng bất lợi với sức khỏe con người:
- Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi không tỉnh táo
Các loại thuốc tây y gây ức chế thần kinh trung ương, tạo giấc ngủ ép nên khi ngủ thì mê mệt, tỉnh dậy vẫn buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, không tỉnh táo, khó tập trung, phản ứng chậm chạp.
Một số loại thuốc ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mộng du, nói mơ, nghiêm trọng hơn có thể gây mất trí nhớ.
- Rối loạn hoạt động não bộ
Khi sử dụng liều cao hoặc trong thời gian dài, thần kinh trung ương bị ức chế quá mức gây rối loạn các hoạt động của não bộ. Điều này không chỉ khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn mà còn khiến cơ thể rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, căng thẳng kéo dài, trầm cảm.
- Gây nhờn thuốc, nghiện thuốc
Dùng thuốc ngủ lâu dài sẽ gây ra nhờn thuốc, người bệnh phải tăng liều mới ngủ được, làm tăng cường các tác dụng phụ do thuốc gây ra, thậm chí đến một thời điểm nào đó, tăng liều cũng không thể ngủ được nữa.
Các loại thuốc tây y điều trị mất ngủ còn gây ra tình trạng nghiện thuốc, một khi bệnh nhân đã phụ thuộc vào thuốc thì sẽ rất khó bỏ, thiếu thuốc thì mệt mỏi, đau đầu, thậm chí mất ngủ trắng đêm.
- Suy giảm chức năng gan
Một trong những loại thuốc ngủ phổ biến nhất hiện nay là seduxen (hoạt chất là diazepam). Diazepam dễ gây tổn thương gan, gây viêm gan cấp và các bệnh đường mật.
Tác hại này đặc biệt nguy hiểm đối với người già, do ở người cao tuổi thì các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa, chức năng gan thận bị suy giảm đáng kể.
Tất cả các loại thuốc tây y dùng trong điều trị mất ngủ đều cần phải được bác sĩ kê đơn, người bệnh không được tự ý dùng. Đây cũng là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không có tác dụng.
Giải pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh mất ngủ ở người già - Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp tăng tiết hormone tăng trưởng
Lượng hormone tăng trưởng HGH ở người cao tuổi bị giảm đi rất nhiều so với ngày còn trẻ, vậy nên việc bổ sung hormone này là rất quan trọng trong quá trình điều trị mất ngủ.
Đồng thời, việc sử dụng thuốc tây y để điều trị mất ngủ ở người già có thể gây ra nhiều hậu quả không lường trước được. Vì vậy, xu hướng y học hiện đại là phát triển các sản phẩm sử dụng thảo dược thiên nhiên có tác dụng giúp tăng tiết hormone tăng trưởng HGH - hormone giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý. BoniHappy đến từ Mỹ và Canada là một sản phẩm như vậy.
BoniHappy - lựa chọn tốt cho tình trạng mất ngủ ở người già
Thành phần của BoniHappy
BoniHappy có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, có tác động giải quyết tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ ở người già, đồng thời nuôi dưỡng não bộ, an thần, giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn cho người già.
Trước hết, BoniHappy có chứa các thành phần GHRP - 2, L - Arginine, Shilajit P.E, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây mất ngủ: kích thích tuyến yên tăng tiết hormone tăng trưởng HGH, giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý tự nhiên, mang lại giấc ngủ sâu ngon cho người già.
Đồng thời, BoniHappy còn kết hợp nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng an thần tạo giấc ngủ ngon như: dây tơ hồng, rau diếp khô, trinh nữ, lạc tiên…cùng vitamin, các nguyên tố vi lượng: Magie oxit, Kẽm oxit, vitamin B6, giúp trấn tĩnh thần kinh, giảm stress, căng thẳng và chất dẫn truyền thần kinh: GABA, acid L - glutamic giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh.
Ngoài ra, BoniHappy còn có nhiều tác dụng trên sức khỏe toàn thân: cải thiện làn da, tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, giảm đường huyết, giảm cholesterol máu…
Người bệnh nên uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2 viên vào buổi sáng và 2 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ; nên dùng liên tục 2-6 tháng để lấy lại giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn.
Đánh giá BoniHappy
Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng đã sử dụng sản phẩm BoniHappy:
Cô Lê Thị Bạch Cúc, 60 tuổi. Địa chỉ: Chợ Tháp Chàm 1, đường Nguyễn Du, TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận. Số điện thoại: 0364.229.018.
Cô Lê Thị Bạch Cúc, 60 tuổi
“Công việc cô vất vả lắm, thường phải làm việc đến rất khuya, ngủ ít. Thế nên cô bị mất ngủ lúc nào không hay. Cả đêm cô thức trắng, chỉ khi mệt quá mới thiếp đi được một lúc, nhưng rồi lại hay giật mình tỉnh giấc. Cô đã đi khám nhiều nơi và uống nhiều loại thuốc tây y, cũng ngủ được một thời gian nhưng sau nhờn thuốc chẳng ngủ được nữa. Rồi cô chuyển sang thuốc đông y, nhưng cô không ngủ được chút nào. Đầu năm 2018, cô được một bệnh nhân cũng mất ngủ như cô giới thiệu cho dùng BoniHappy của Mỹ và Canada. Cô mua dùng với liều 4 viên 1 ngày. Sau 1 tháng, cô ngủ được 3 tiếng 1 đêm nên kiên trì dùng tiếp. Sau 3 tháng, cô đã ngủ được 5 tiếng mỗi đêm, ngủ sâu ngon, thức dậy thì tỉnh táo, thoải mái lắm. Vì thế, cô giảm liều BoniHappy còn 3 viên và bây giờ cô chỉ còn dùng 1 viên mỗi ngày thôi vẫn ngủ được trọn vẹn được 6 tiếng 1 đêm.”
Cô Nguyễn Thị Thu, 56 tuổi. Địa chỉ: số 182, thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Số điện thoại: 0353.834.224.
Cô Nguyễn Thị Thu, 56 tuổi
“Cô bị mất ngủ 5 năm trời, cô rất khó ngủ, ngủ ít, ngủ không ngon giấc, có khi cả đêm không chợp mắt được. Cô đi khám và được kê thuốc ngủ, kèm thuốc trị cao huyết áp. Nhưng không hiểu do thuốc gì, cô bị phù chân, sưng to, đi tiểu suốt đêm nên cô bỏ hết thuốc tây. Cô chuyển sang dùng thảo dược như: lạc tiên, vông nem, cao bạch quả,... nhưng giấc ngủ vẫn kém lắm cháu ạ. Tình cờ cô đọc báo và biết đến sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada. Cô mua về dùng với liều 4 viên, chia 2 lần. Nhưng thời gian đầu cũng chỉ thấy người khỏe ra, giấc ngủ chưa được cải thiện. Thấy số điện thoại tư vấn trên vỏ hộp BoniHappy, cô gọi ngay. Các cháu Dược sĩ khuyên cô dùng kết hợp BoniSleep với BoniHappy vì cô bị mất ngủ lâu rồi. Sau 5 ngày cô đã ngủ trọn vẹn 7 tiếng. Ngủ được cô giảm liều BoniSleep còn 2 viên rồi bỏ hẳn. Bây giờ cô cũng chỉ còn phải dùng BoniHappy với liều 2 viên thôi, cô cứ duy trì đều để vừa ngủ tốt lại tăng cường được sức khỏe nữa.”
Cô Nguyễn Thị Thế, 60 tuổi. Địa chỉ: Tháp Dương, Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh. số điện thoại: 0349.042.618.
Cô Nguyễn Thị Thế, 60 tuổi
“Cô suy nghĩ nhiều nên rất khó ngủ, khi nào mệt quá mới ngủ thiếp đi được. Mỗi đêm cô chỉ ngủ được 2-4 tiếng. Cô đi khám và được kê thuốc tây y nhưng cô không dùng. Cô cứ chịu đựng như thế cho đến khi đọc báo và biết đến sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada. Cô dùng BoniHappy với liều 4 viên, sáng và tối trước khi đi ngủ. Thời lượng giấc ngủ tăng dần, sau 2 lọ cô ngủ được cả đêm từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng. Giấc ngủ đã ổn định rồi nên cô giảm liều xuống còn 2 viên mà vẫn ngủ tốt.”
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân gây mất ngủ và cách sử dụng hợp lý các loại thuốc chữa mất ngủ ở người già. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi đến tổng đài 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: