Chúng ta đều biết rằng thừa cân có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh gút và các bệnh tim mạch khác, tạo gánh nặng cho tim, cơ, xương, và phổi. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề sức khỏe hay gặp ở người bị thừa cân nhưng lại ít được để ý đến.
Khó phát hiện suy giãn tĩnh mạch ở người béo phì
Ở cả những người có cân nặng bình thường và bị béo phì, có khoảng 30% mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, những người có cân nặng trong mức bình thường các vấn đề về tĩnh mạch thường dễ phát hiện ra hơn. Trong khi đó, ở người béo phì, họ thường không nhận ra tĩnh mạch của mình bị giãn vì lớp mỡ dày dưới da đã che đi những tĩnh mạch này, khiến chúng khó nhìn thấy trên bề mặt da. Qua thời gian, áp lực dồn lên các tĩnh mạch làm cho tĩnh mạch giãn càng nặng, ảnh hưởng đến vùng da ở ở chân đặc biệt là vùng mắt cá thậm chí còn gây các vết loét trên da điều trị mãi không lành. Thông thường chỉ khi đi khám thì bệnh nhân quá cân mới phát hiện ra loét chân do suy giãn tĩnh mạch.
Ở những người béo phì cũng khó chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch hơn. Thông thường, các bệnh về tĩnh mạch sẽ được chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm Doppler - đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn giúp “nhìn thấy” các tổ chức dưới da và xác định được các tĩnh mạch bất thường. Những tĩnh mạch này ở người bình thường sẽ thường ở dưới da 1 hoặc 2cm. Trong khi đó, ở những người béo phì thì chúng lại cách bề mặt da đến 4 đến 5cm nên việc siêu âm để phát hiện bệnh sẽ khó hơn nhiều.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch gặp nhiều khó khăn đối với người thừa cân
Tĩnh mạch thường ở sâu dưới da nên quá trình điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở những người thừa cân cũng khó khăn hơn rất nhiều. Ví dụ: Phương pháp ít xâm lấn như laser nội mạch rất khó tiến hành ở những người béo phì, mặt khác các bệnh nhân thừa cân cũng cho biết họ cảm thấy không thỏai mái trong quá trình thực hiện thủ thuật, trừ trường hợp gây mê trong lúc thực hiện. Thêm vào đó, việc gây mê ở các bệnh nhân quá cân, cũng có rất nhiều rủi ro hơn ở người bình thường. Đối với phương pháp phẫu thuật như Stripping hay thắt mạch, các vết rạch ở trên đùi ở bệnh nhân béo phì cũng dễ nhiễm trùng hậu phẫu hơn.
Trong trường hợp những bệnh nhân béo phì bị suy giãn tĩnh mạch không thích hợp với can thiệp ngoại khoa, sử dụng phương pháp thay thế như vớ y khoa cũng gặp nhiều hạn chế. Vớ y khoa thường bị trơn tuột xuống sau đầu gối đặc biệt với người có bắp đùi to, điều này làm phản tác dụng của vớ ý khoa, làm cho bệnh suy giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.
Giảm cân có thể chữa suy giãn tĩnh mạch hay không?
Có sự liên quan giữa cân nặng và tình trạng suy giãn tĩnh mạch, tuy nhiên việc giảm cân chỉ có thể giúp bảo vệ các tĩnh mạch đã bị giãn bớt nặng hơn chứ không có tác dụng làm cho tĩnh mạch đó trở về bình thường. Tuy nhiên giảm cân có rất nhiều lợi ích khác như phòng chống các bệnh tim mạch, chuyển hóa …chính vì vậy cần duy trì cân nặng hợp lý và có lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh, tránh bệnh tật, sống hạnh phúc
Hòe Hoa- Thảo dược vườn nhà cho tĩnh mạch dẻo dai
Hoa hòe là một dược liệu không còn xa lạ gì với người Việt Nam, nhưng ít người biết được nó chứa thành phần chính là rutin, đây là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng mao mạch. Giáo sư Đỗ Tất Lợi, đã viết trong cuốn sách nổi tiếng Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam rằng “Rutin có tác dụng chủ yếu bảo vệ sức chịu đựng của tĩnh mạch, thiếu chất này sức chịu đựng của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ, trước đây người ta thường cho rằng đó là do thiếu VitaminC nhưng gần đây mới phát hiện đó là do vitamin P."
BoniVein - Kết hợp hòe hoa với những thảo dược kinh điển khác cho hiệu quả tối ưu
Các nhà khoa học Mỹ và Canada đã tìm ra công thức tối ưu cho hiệu quả toàn diện trong mỗi viên BoniVein:
- Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến bệnh suy giãn tĩnh mạch: hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin, rutin
Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch, giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…
- Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh gồm: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông
Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.
- Nhóm hoạt huyết tăng lưu thông máu : bạch quả, Butcher's broom
Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch
Bên cạnh đó, công nghệ bào chế microfludizer - công nghệ nano hiện đại bậc nhất thế giới cũng giúp nâng cao thêm hiệu quả của BoniVein. BoniVein là sản phẩm của nhà máy Viva Pharmaceutical Inc – Canada và nhà máy J&E International Corp – Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia ViVa Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Nhà máy Viva Nutraceuticals đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc) của tổ chức y tế thế giới WHO, Bộ Y Tế Canada và FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ).
BoniVein được phân phối rộng rãi ở các nhà thuốc tây trên toàn quốc nhờ công ty Botania - một trong 5 công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Mời các bạn xem thêm:
- Chân tôi đã đi lại bình thường sau khi bị suy giãn tĩnh mạch chân
- 18 lời khuyên vàng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch