Thức đêm, ngủ trễ thúc đẩy cơ thể tăng hoạt động trao đổi chất, gây căng thẳng não bộ từ đó làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Không được khắc phục một vài đêm mất ngủ sẽ chuyển thành mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe.
Căng thẳng, thức đêm nhiều dễ gây mất ngủ
Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và các mối quan hệ xã hội, khiến cho thời gian ngủ bị giảm đi, tình trạng mất ngủ càng phổ biến.
Chị Mai Hương, 42 tuổi (ngụ tại quận 5, HCM) mệt mỏi với đôi mắt thâm quầng, đến khám tại bệnh viện vì đã liên tục mất ngủ hơn 3 tháng qua. Theo chia sẻ, hàng đêm dù lên giường từ lúc 10 giờ nhưng nằm mãi đến 2 giờ chị mới chợp mắt được, sáng phải thức dậy sớm để đi làm. Công việc căng thẳng mà bản thân chị Hà ngủ mỗi ngày không quá 6 tiếng nên cơ thể lúc nào cũng như đang ở trên mây và ngày càng cảm thấy nhiều áp lực hơn.
Còn ở những bạn trẻ thường xuyên thức khuya vì cho rằng đó là khoảng thời gian yên tĩnh để hoàn thành tốt công việc, học tập hoặc đơn giản là dành thêm thời gian cho bạn bè, các hoạt động trên mạng xã hội… Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nguy cơ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và dần dần dẫn đến bệnh mất ngủ.
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Proceedings của Viện Khoa học quốc gia (Mỹ) cho thấy sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ có thể khiến con người mất nhiều thời gian để nhắm mắt do tác động của ánh sáng xanh ngăn cơ thể sản xuất hoóc môn cần thiết cho giấc ngủ, làm chậm đồng hồ sinh học.
Phương pháp cải thiện giấc ngủ
Ngủ muộn hay mất ngủ chứng tỏ nhịp sinh học bình thường của cơ thể đã bị thay đổi. Để giấc ngủ đến được một cách tự nhiên, bạn cần thay đổi lối sống hàng ngày, tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích; ăn uống lành mạnh, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ; vận động thường xuyên; tránh để rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ.
Tác hại của việc thức khuya
Ngủ muộn hoặc khó đi vào giấc ngủ là tình trạng chung gặp ở nhiều người và là một biểu hiện phổ biến của chứng mất ngủ . Điều đó dẫn đến hàng loạt hệ lụy cho sức khỏe như:
-
Hệ thần kinh: dễ cáu gắt, mất tập trung, kém nhạy bén, đau đầu, suy giảm trí nhớ
-
Rối loạn chuyển hóa: tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch
-
Hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa do chức năng co bóp của dạ dày, ruột bị suy giảm.
-
Hệ hô hấp: hụt hơi, khó thở, tức ngực.
Mời các bạn xem thêm: