Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thiếu canxi gây bệnh gì?

Thứ ba, 28-02-2023 14:47 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Canxi là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể, nó không chỉ tham gia vào quá trình hình thành, duy trì, phát triển hệ xương khớp, răng mà còn ảnh hưởng tới cả hoạt động của cơ bắp, thần kinh. Tuy nhiên, có một tỷ lệ đáng kể người dân trên toàn thế giới hiện nay không đạt được lượng canxi cần thiết. Vậy thiếu canxi gây những hệ lụy gì tới sức khỏe? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

 

Thiếu canxi gây bệnh gì?

Thiếu canxi gây bệnh gì?

 

Vai trò của canxi với cơ thể

   Có khoảng 99% canxi của cơ thể được lưu trữ trong xương và răng, 1% còn lại được tìm thấy trong máu, cơ và các mô. Để đảm bảo các chức năng quan trọng của canxi, hàng ngày trong cơ thể luôn diễn ra các hoạt động nhằm duy trì một lượng canxi ổn định trong máu và các mô. Nếu nồng độ canxi trong máu quá thấp, hormone tuyến cận giáp (PTH) sẽ báo hiệu cho xương và răng tăng giải phóng canxi vào máu. Hormone này cũng sẽ tăng cường hoạt động của vitamin D để tăng sự hấp thu canxi trong ruột. Đồng thời, PTH báo hiệu cho thận giải phóng ít canxi hơn trong nước tiểu. Ngược lại, khi có thể có đủ canxi, hormone calcitonin sẽ hoạt động ngược lại PTH, nó ngừng giải phóng canxi từ xương, răng vào máu, tăng cường thải trừ canxi qua thận.

   Vai trò của canxi với cơ thể:

  • Đối với xương và răng: Canxi là thành phần quan trọng nhất, tham gia vào cấu trúc của bộ xương và răng. Canxi giúp xương phát triển, cải thiện chiều cao và tầm vóc của trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Canxi giúp duy trì độ chắc khỏe của răng.
  • Đối với hệ cơ: Canxi là ion thiết yếu tham gia vào quá trình tạo điện thế hoạt động của cơ, hiện tượng co cơ sẽ không thể thực hiện một cách bình thường nếu cơ thể thiếu hụt canxi.
  • Đối với hệ tim mạch: Hệ cơ trong đó có cơ tim nên canxi giúp duy trì hoạt động co bóp bình thường của tim. Ngoài ra, canxi còn có vai trò quan trọng với huyết áp. Duy trì nồng độ canxi trong máu ở mức hợp lý sẽ giúp điều hòa huyết áp ở những bệnh nhân có huyết áp cao.
  • Sức khỏe đường ruột: Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo rằng việc bổ sung đủ canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, trong đó có ung thư đại tràng, ung thư trực tràng.
  • Đối với hệ miễn dịch: canxi hoạt động như một chất truyền tin thứ hai trong nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào miễn dịch lympho. Sự thiếu hụt canxi có thể khiến chức năng của hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm và nhiễm trùng hơn.

 

Thiếu canxi gây bệnh gì?

Nguyên nhân gây thiếu canxi

   Cơ thể bị thiếu canxi do hai nhóm nguyên nhân lớn: khẩu phần ăn không cung cấp đủ canxi, rối loạn hấp thu canxi.

- Khẩu phần ăn không cung cấp đủ canxi:

  • Canxi từ sữa: Sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp lượng canxi dồi dào. Tuy nhiên người Việt Nam lại chưa có thói quen sử dụng sữa hàng ngày dẫn tới thiếu canxi.
  • Các loại rau, cây ăn quả, vật nuôi… đều chứa một lượng canxi nhất định. Tuy nhiên trong quá trình nuôi cấy, sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng khiến hàm lượng canxi trong nguồn thực phẩm này bị giảm sút.
  • Do quá trình đun nấu làm thất thoát canxi.

- Rối loạn hấp thu canxi:

  • Người ít vận động, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, đây là yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng hấp thu canxi. Do đó người ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời bị thiếu hụt canxi.

 

Vitamin D từ ánh nắng mặt trời

Vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp tăng hấp thu canxi

 

  • Thói quen hút thuốc, uống rượu, cà phê, trà gây cản trở quá trình hấp thu canxi tại đầu ruột non.
  • Người thừa cân, béo phì: Chế độ ăn ở người béo phì có quá nhiều chất béo, chất đạm dẫn đến kết hợp với canxi và thải ra theo phân làm thất thoát canxi.
  • Rối loạn nội tiết: Ở phụ nữ mãn kinh, lượng estrogen giảm làm cản trở quá trình hấp thu canxi.
  • Một số thuốc điều trị bệnh cũng có thể làm giảm hấp thu canxi: thuốc chữa hen suyễn, steroid, thuốc tiểu đường, thuốc nhuận tràng, thuốc chữa viêm xương khớp…
  • Bệnh lý suy thận, cắt bỏ dạ dày, cắt bỏ một phần ruột.

Biểu hiện thiếu canxi

   Khi cơ thể thiếu canxi, một số dấu hiệu phổ biến có thể dễ dàng nhận thấy như sau:

  • Chuột rút (vọp bẻ) thường xuyên: Hiện tượng phổ biến, có thể nhầm lẫn với chuột rút do bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân.
  • Đau cơ bắp, cơ hoạt động yếu gây khó khăn khi di chuyển, vận động.
  • Nhịp tim có những thay đổi bất thường.
  • Chán ăn.

Thiếu canxi gây bệnh gì?

- Đối với trẻ em:

  • Gây chứng còi xương, xương nhỏ và yếu, trẻ chậm lớn, chiều cao thấp.
  • Răng không đều, răng dị hình, sâu răng.
  • Hệ miễn dịch yếu, khả năng chống lại bệnh tật kém.
  • Canxi rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ, trẻ thiếu canxi thường hay khóc đêm, giật mình và dễ nối cáu.

- Đối với người lớn:

  • Mật độ canxi trong xương thấp gây gãy xương, loãng xương, khả năng phục hồi của xương sau chấn thương rất chậm.
  • Đau nhức cơ bắp, chuột rút gây mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Cơ tim co bóp yếu, làm việc dễ mệt mỏi và vã mồ hôi.
  • Gây mất ngủ: Ngủ không sâu, thức dậy người mệt mỏi, thời lượng giấc ngủ không đủ.
  • Nguy cơ mắc các bệnh: Huyết áp cao, bệnh đại tràng, bệnh răng lợi, suy nhược thần kinh, trí nhớ kém…

 

Bổ sung canxi cho cơ thể

   Dựa vào nguyên nhân gây thiếu hụt canxi, có thể bổ sung canxi qua các cách sau:

Chế độ dinh dưỡng

   Canxi có sẵn trong nhiều loại thực phẩm, sau đây là một số nguồn cung cấp canxi an toàn và hiệu quả:

  • Sữa động vật (bò, dê, cừu), sữa thực vật (hạnh nhân, đậu nành, gạo)
  • Sữa chua
  • Phô mai
  • Các món hải sản (tôm, cua, cá, ốc). Hiện nay vẫn còn nhiều người lầm tưởng vỏ tôm và vỏ của một số loài giáp xác nói chung có chứa nhiều canxi. Trên thực tế, canxi đến từ thịt tôm còn vỏ tôm chứa rất ít hoặc thậm chí không chứa canxi. Độ cứng của vỏ tôm là do thành phần chitin, ăn vỏ tôm có thể khiến nhiều người bị khó tiêu và xuất hiện phản ứng dị ứng với các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày, mẩn ngứa, sưng cổ họng, sưng môi, khó thở.
  • Rau lá xanh (cải thìa, củ cải, cải xoăn, cải ngọt, rau bina)
  • Vừng, đậu nành…

 

Thực phẩm là nguồn cung cấp canxi an toàn

Thực phẩm là nguồn cung cấp canxi an toàn và hiệu quả nhất

 

Thay đổi lối sống

  • Phơi nắng (tắm nắng) hàng ngày khoảng 15 phút vào khung giờ 6-9 giờ sáng
  • Cắt giảm một số thói quen bất lợi như uống quá nhiều cà phê, trà, sử dụng rượu bia, thuốc lá

Sử dụng thực phẩm bổ sung

   Nếu nguồn canxi cung cấp từ thực phẩm là chưa đủ, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm cung cấp canxi. Canxi được hấp thu hoàn hảo hơn nếu có thêm vitamin D vì vậy sản phẩm chứa đồng thời canxi và vitamin D như Liquid Calcium sẽ mang đến hiệu quả vượt trội. Canxi trong các sản phẩm thực phẩm bổ sung bao gồm các loại: canxi hữu cơ và canxi vô cơ. Mỗi loại lại có hàm lượng, ưu điểm và lưu ý khi sử dụng khác nhau. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để bổ sung canxi an toàn, tránh thừa canxi bởi thừa canxi cũng gây nhiều phản ứng có hại cho cơ thể.

   Như vậy, bổ sung canxi từ chế độ ăn và lối sống khoa học là điều rất quan trọng, giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh lý do thiếu canxi gây ra. Hãy tham khảo thật kỹ các sản phẩm giúp bổ sung canxi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc