Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thay khớp háng - Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Thứ năm, 27-04-2023 15:56 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thay khớp háng là một phương pháp được dùng để phục hồi khả năng vận động cho những người bệnh bị hư hại nặng ở khớp háng hoặc khu vực lân cận. Mặc dù chức năng sẽ bị hạn chế hơn so với khớp háng thật, nhưng người bệnh có thể tránh khỏi nguy cơ tàn phế. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về phương pháp này nhé!

 

Thay khớp háng

Thay khớp háng - Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

 

Thay khớp háng được chỉ định trong những trường hợp nào?

   Thay khớp háng là một phẫu thuật nhằm lắp đặt một thiết bị hỗ trợ để thay thế cho khớp háng tự nhiên. Phẫu thuật này được chỉ định trong trường hợp khớp háng bị tổn thương nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh.

   Phẫu thuật thay khớp háng đã được phát triển từ hơn 100 trước. Kỹ thuật này được thực hiện tại Việt Nam trong hơn 40 năm qua, với hàng nghìn trường hợp được thay khớp thành công mỗi năm. Phẫu thuật này giúp cho người bệnh thoát khỏi những cơn đau xương khớp dai dẳng, và phục hồi khả năng vận động.

   Các trường hợp được chỉ định thay khớp kháng có thể để đến như:

  • Hoại tử chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch): Đây là tình trạng chỏm xương đùi thiếu máu nuôi, dẫn đến tổn thương xương dưới sụn, tiêu xương, bẹp chỏm xương đùi gây đau đớn và hạn chế vận động khớp háng.
  • Gãy cổ xương đùi không có khả năng bảo tồn do chấn thương, loãng xương, viêm xương, u xương, ung thư di căn xương,...
  • Thoái hóa khớp háng nặng không thể hồi phục được khiến người bệnh đau thường xuyên, tê cứng, khó co duỗi khớp háng, không thực hiện được cả những hoạt động đơn giản như: ngồi xổm, leo cầu thang,...
  • Viêm cột sống dính khớp gây dính khớp háng nặng, người bệnh không thể đi lại hay làm việc bình thường.

 

Thay khớp háng có những loại nào?

   Dựa vào mức độ tổn thương mà khớp háng có thể được thay thế một phần hoặc toàn bộ. Theo đó, 3 kỹ thuật thay khớp háng đang được áp dụng hiện nay gồm có:

Thay chỏm Moore

   Phương pháp này được dùng trong trường hợp cổ xương đùi bị hỏng nhưng phần ổ cối của khung chậu vẫn còn tốt. Chỏm Moore nhân tạo sẽ được làm bằng kim loại cứng dính liền một khối với phần chui.

    Do đó, khi chỏm nhân tạo ma sát với sụn khớp của ổ cối lâu ngày, sẽ ổ cối bị bào mòn, gây đau đớn. Vì vậy, phương pháp này rất hiếm được sử dụng hiện nay, chỉ được dùng ở những người già, không có chi phí thay các loại khác.

Thay khớp háng lưỡng cực Bipolar

   Đây là loại khớp háng nhân tạo có phần chui và chỏm tách rời thành 2 phần riêng biệt. Phần chỏm có thể di chuyển xoay quanh phần chui, cũng như xoay trong ổ cối của xương chậu. Điều này giúp làm giảm tốc độ bào mòn ổ cối, người bệnh sử dụng được lâu dài và ít bị đau hơn so với chỏm Moore.

   Tuy nhiên, ổ cối xương chậu cũng vẫn sẽ bị bào mòn, nên phương pháp này cũng chỉ dùng cho trường hợp bị gãy cổ xương đùi không lành xương, ổ cối chưa bị biến dạng ở người lớn tuổi. Đối với người trẻ, khớp háng lưỡng cực sẽ không được chỉ định.

Thay khớp háng toàn phần

   Đây là loại khớp nhân tạo thay thế cả phần chui, chỏm xương đùi và phần tiếp giáp của ổ cối. Phần ổ cối nhân tạo sẽ được cố định vào xương chậu bằng ốc vít đặc biệt.

   Khớp háng toàn phần không gây ma sát giữa phần nhân tạo với mặt khớp của người bệnh, nên có tuổi thọ cao. Đây cũng là loại được dùng cho những người bệnh trẻ tuổi.

 

Một số biến chứng sau khi thay khớp háng

   Thay khớp háng là một cuộc phẫu thuật lớn, nên có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định. Các biến chứng hậu phẫu có thể kể đến như:

  • Triệu chứng viêm, sưng đỏ, đau hoặc hạn chế vận động chân trong những tuần đầu tiên. Đây có thể chỉ là biểu hiện thông thường sau phẫu thuật, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, trật khớp nhân tạo.
  • Đau ngực hoặc khó thở do cục máu đông hình thành và di chuyển đến động mạch phổi. Tình trạng này nguy hiểm nhưng rất hiếm gặp. Người bệnh có thể được dùng thuốc chống đông, mang vớ áp lực để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Lỏng khớp nhân tạo do các thành phần thay thế bị mất kết nối với xương bởi chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc do mật độ xương suy giảm theo thời gian.
  • Trật khớp háng do chỏm nhân tạo lệch ra khỏi ổ cối.
  • Chân đã phẫu thuật có thể ngắn hoặc dài hơn chân còn lại. Tuy nhiên, điều này sẽ được hạn chế tối đa bằng cách tính toán, đo đạc trước mổ.
  • Nhiễm trùng do thể trạng người bệnh và điều kiện phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn. Biến chứng này cũng nghiêm trọng nhưng rất hiếm khi xảy ra.

 

Phục hồi chức năng sau khi thay khớp háng

   Sau khi thay khớp háng, người bệnh sẽ cần có thời gian để phục hồi, sau đó là tập phục hồi chức năng để làm quen với khớp háng nhân tạo. Người bệnh sẽ cần đến sự hỗ trợ của khung tập đi, giày và tất chống trượt. Cách luyện tập như sau:

  • Người bệnh gấp - duỗi cổ chân, co cơ mông, gấp gối, co cơ đầu đùi, nâng chân, dạng chân và gấp - duỗi gối chủ động. Mỗi động tác tập khoảng 20 lần, duy trì trong 10 giây, mỗi ngày tập từ 3 - 5 lượt tùy sức khỏe.

Người bệnh tập ngay từ ngày đầu sau mổ cho tới khi ra viện, và tiếp tục tập tại nhà cho đến khi đi lại bình thường.

  • Tập trong tư thế đứng với dây chun hoặc không, bắt đầu từ ngày thứ 3 - 5 sau mổ cho tới khi có thể đi lại bình thường và duy trì tiếp tục.
  • Tập đi với khung trong tuần đầu sau mổ. Từ 4 - 6 tuần kế tiếp, người bệnh có thể chuyển sang dùng nạng, và tập lên xuống cầu thang. Khi tập đi, người bệnh nên yêu cầu người thân hoặc kỹ thuật viên hỗ trợ.
  • Trong vòng 6 tháng sau mổ, người bệnh không nên gập háng quá 90 độ (như ngồi xổm, cúi nhặt đồ rơi, ngồi buộc dây giày,...), ngồi gác chân, bắt chéo chân, nằm vắt chân, xoay khớp háng ra ngoài, bàn chân vào trong,...

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về phương pháp thay khớp háng. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc