Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tất tần tật về sa trực tràng - Biết để điều trị hiệu quả

Thứ năm, 13-04-2023 15:53 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Tuy hiếm gặp nhưng một khi đã bị sa trực tràng, người bệnh sẽ phải đối mặt với những bất tiện mà nó gây ra. Đặc biệt, nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, họ sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

    Vì vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin quan trọng về bệnh sa trực tràng, giúp bạn trang bị kiến thức chính xác về căn bệnh này để có phương pháp điều trị hiệu quả.

 

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là gì?

 

Sa trực tràng là gì?

    Trực tràng là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa có chiều dài từ 15-20cm, nó là đoạn nối giữa đại tràng và ống hậu môn với chức năng giữ chất thải ở lại và tiếp tục tham gia vào quá trình đào thải phân ra ngoài cơ thể.

     Sa trực tràng là tình trạng khá hiếm gặp, cứ 100.000 người thì chỉ có 3 người bị. Ở người mắc, trực tràng (một phần hoặc toàn bộ) sẽ lộn lại và sa ra ngoài qua lỗ hậu môn. Hai loại sa trực tràng chính là:

  • Sa trực tràng toàn bộ: Có thể chỉ có bóng trực tràng bị tụt qua hậu môn, ống hậu môn vẫn giữ nguyên tại chỗ (sa trực tràng đơn thuần) hoặc sa ống hậu môn và trực tràng. Sa trực tràng toàn bộ được chia ra làm 4 độ:
  1. Độ 1: Trực tràng chỉ sa ra khi gắng sức rặn đại tiện, sau đó tự co lại nhanh chóng.
  2. Độ 2: Trực tràng sa ra tự co lên nhưng với tốc độ rất chậm.
  3. Độ 3: Trực tràng sa ra ngay cả khi chỉ gắng sức nhẹ (ho, ngồi xồm…), phải dùng tay đẩy lên chứ không tự co vào được.
  4. Độ 4: Trực tràng sa ra ngay cả khi đang đứng, dùng tay đẩy lên sau đó vẫn tiếp tục sa xuống, niêm mạc tuyến bị loét hoại tử, thành sẹo, trung đại tiện mất tự chủ, không giữ được nước tiểu, rối loạn cảm giác hậu môn, có thể có mụn mủ, rộp, ngứa ở vùng đáy chậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần người bệnh.
  • Sa niêm mạc: Một phần của niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn do nó thường xuyên bị căng giãn và kéo dài. Sa niêm mạc trực tràng cũng có 4 mức độ:
  1. Niêm mạc trực tràng sa ra sau khi đi đại tiện, sau đó tự co lên.
  2. Niêm mạc trực tràng sa ra khi đi vệ sinh nhưng không tự co lên được mà phải đẩy lên.
  3. Niêm mạc trực tràng dễ bị sa ra ngay cả khi gắng sức nhẹ như ho, hắt hơi.
  4. Niêm mạc trực tràng sa ra liên tục, thường xuyên ở ngoài hậu môn.

    Các triệu chứng của sa trực tràng khiến nhiều người bị nhầm nó với bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như khó kiểm soát nhu động ruột, thấy máu đỏ tươi chảy ra từ trực tràng, cảm giác khó chịu và có thể bị táo bón.

 

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là gì?

 

    Sa trực tràng thường gặp ở người lớn hơn trẻ em và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Thống kê cho thấy, phụ nữ ngoài 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 6 lần so với nam giới cùng tuổi. Trường hợp phụ nữ lớn tuổi, sa trực tràng sẽ thường xảy ra cùng lúc với sa tử cung hoặc sa bàng quang do sự suy yếu chung của các cơ sàn chậu.

 

Sa trực tràng có nguy hiểm không?

    Thời gian đầu, sa trực tràng chỉ gây khó chịu, bất tiện trong quá trình sinh hoạt và đi vệ sinh hàng ngày. Nhưng dần dần, nếu không được điều trị thì người bệnh sẽ gặp các biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là:

  • Hoại tử khối niêm mạc sa ra ngoài gây đau đớn, nhiễm trùng, loét.
  • Sa căng cơ: Một phần của trực tràng bị mắc kẹt và cắt nguồn cung cấp máu khiến mô bị chết sẽ dẫn đến biến chứng sa căng cơ. Biến chứng này có thể phát triển thành hoại thư khiến trực tràng chuyển sang màu đen và rụng đi.

   Khi gặp các biến chứng của sa trực tràng, người bệnh cần được phẫu thuật và áp dụng các biện pháp dùng thuốc nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Sa trực tràng có nguy hiểm không?

Sa trực tràng có nguy hiểm không?

 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây sa trực tràng

    Hiện nay, nguyên nhân gây sa trực tràng vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng các yếu tố sau đây đã được chứng minh là có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh này:

  • Mang thai và sinh đẻ.
  • Có tiền sử táo bón mạn tính hoặc chảy máu vùng hậu môn trực tràng.
  • Tuổi tác: Khi càng lớn tuổi, cùng với quá trình lão hóa của cơ thể thì các cơ và dây chằng vùng hậu môn trực tràng cũng dần suy yếu.
  • Tiền sử chấn thương ở vùng hông hoặc hậu môn.
  • Do biến chứng sinh con qua đường âm đạo, tê liệt cơ vòng hậu môn hoặc chấn thương cột sống hoặc lưng; mắc các vấn đề thần kinh (bệnh tủy sống hoặc cắt đoạn tủy sống), thoát vị đĩa đệm, đa xơ cứng gây tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến khả năng thắt chặt và nới lỏng của cơ.

 

Điều trị sa trực tràng bằng cách nào?

    Tùy thuộc vào mức độ sa của trực tràng, sức khỏe của người bệnh và những yếu tố khác mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị sa trực tràng bằng một hoặc nhiều các phương pháp như sau:

Điều trị nội khoa

    Phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc được chỉ định trong trường hợp sa trực tràng nhẹ, khối trực tràng sa ra có thể tự co lên được. Các thuốc được sử dụng là thuốc làm mềm phân (trong trường hợp bị táo bón) và bổ xung chất xơ.

Điều trị vật lý trị liệu

   Trước và sau khi mổ sa trực tràng, bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu nhằm làm săn chắc lại cơ hậu môn, cơ sàn chậu và phục hồi các cung phản xạ đại tiện.

    Người bệnh sẽ được kích điện trong lòng hậu môn phối hợp tập phản hồi sinh học, bài tập Kegel.

Điều trị bằng phẫu thuật

   Đây là phương pháp phổ biến nhất để đưa trực tràng trở lại vị trí cũ. Hiện nay có hai loại phẫu thuật phổ biến nhất thường được áp dụng cho người bệnh sa trực tràng bao gồm:

  • Phẫu thuật bụng: Bác sĩ có thể phẫu thuật bằng phương pháp mổ truyền thống hoặc phẫu thuật nội soi treo trực tràng sa vào xương thiêng.
  • Phẫu thuật tầng sinh môn: Phẫu thuật Altemeier cắt đoạn trực tràng qua ngõ hậu môn – nối trực tràng và ống hậu môn. Phẫu thuật tầng sinh môn nhằm tác động đến lớp niêm mạc bên trong của trực tràng hoặc phần trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn để đưa chúng trở lại trạng thái ban đầu.

     Tuy phẫu thuật sẽ giúp đưa trực tràng trở lại vị trí cũ nhưng nhược điểm của nó là rất dễ tái phát. Vì vậy, sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn cần thực hiện các biện pháp để phòng ngừa trực tràng sa trở lại như không rặn quá sức khi đi vệ sinh, ăn nhiều rau, uống nhiều nước để phòng ngừa táo bón, tập thể dục thường xuyên… Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc