Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tăng động giảm chú ý

Thứ hai, 17-04-2023 15:59 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời gian gần đây, tăng động giảm chú ý là bệnh đang có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ và là mối lo ngại của các bậc phụ huynh. Bệnh không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng học tập của trẻ mà còn khiến trẻ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống nhất là khả năng giao tiếp, mối quan hệ với mọi người xung quanh. Vậy tăng động giảm chú ý là bệnh gì, có các triệu chứng thế nào và làm thế nào để điều trị? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

 

Tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý là đang là mối lo ngại của các bậc phụ huynh.

 

Tăng động giảm chú ý là bệnh gì?

   Rối loạn tăng động giảm chú ý (tiếng Anh: attention deficit hyperactivity disorder viết tắt là ADHD) là hội chứng được đặc trưng bởi hành vi bốc đồng, thiếu tập trung và hiếu động thái quá.

   Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ADHD là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất ở trẻ em và thường được chẩn đoán lần đầu tiên khi còn nhỏ. Trong nhiều trường hợp, nó kéo dài đến tuổi trưởng thành, mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể - sẽ thay đổi theo tuổi tác.

Bệnh này gây khó khăn trong việc thu nhận thông tin, duy trì hoặc áp dụng các kỹ năng cụ thể.

  • Tăng động giảm chú ý có 3 dạng biểu hiện:
  • Chủ yếu là tăng động, bốc đồng: Trẻ thường hay bồn chồn và nói nhiều, khó có thể ngồi yên lâu (ví dụ như trong bữa ăn hoặc khi làm bài tập về nhà). Trẻ nhỏ hơn thường chạy, nhảy hoặc leo trèo liên tục. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện của tính bốc đồng, đó là hay ngắt lời người khác, hay lấy đồ của mọi người hoặc nói không đúng lúc ( trẻ không chờ đến lượt mình hoặc không nghe hướng dẫn. Trẻ bị ADHD dạng biểu hiện này có nguy cơ gặp nhiều tai nạn và chấn thương hơn những trẻ khác (ví dụ vội vàng qua đường không nhìn đèn, trèo cây bị ngã,…)
  • Chủ yếu là giảm chú ý: Ở dạng này, trẻ không tập trung, dễ phân tâm, trẻ sẽ hay quên và khó chú ý đến chi tiết dẫn đến chậm tiếp thu. Khi đó, trẻ sẽ khó hoàn thành những nhiệm vụ được giao như làm bài tập, học bài,…
  • Dạng kết hợp cả tăng động và giảm chú ý: Trẻ bị ADHD dạng này sẽ có những triệu chứng ở cả 2 dạng trên. Các chuyên gia cho biết, đây là dạng thường gặp nhất ở trẻ.

 

Dấu hiệu và triệu chứng

   Trước tiên, chúng ta phải hiểu rằng, việc trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc cư xử trong một số thời gian là điều bình thường. Chúng ta không thể kết luận trẻ bị tăng động giảm chú ý chỉ với những triệu chứng trên, mà cần phải căn cứ thêm vào các triệu chứng sau:

  • Trẻ hay mơ mộng.
  • Trẻ thường quên nhiều thứ và hay mất đồ
  • Trẻ hay vặn vẹo hoặc cựa quậy
  • Trẻ nói quá nhiều
  • Trẻ hay bất cẩn hoặc gặp những rủi ro không cần thiết.
  • Trẻ khó chống lại những cám dỗ: ví dụ đi chơi, xem phim,…
  • Trẻ gặp khó khăn khi làm những việc cần thay phiên nhau và chờ đến lượt
  • Trẻ khó hòa đồng với người khác.

 

trẻ khó tập trung vào việc học tập.

Khi bị ADHD, trẻ khó tập trung vào việc học tập.

 

Nguyên nhân của tăng động giảm chú ý

   Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh tăng động giảm chú ý, nhưng các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại cho thấy di truyền đóng một vai trò quan trọng trong bệnh này.

Ngoài yếu tố di truyền, một số yếu tố rủi ro khác của bệnh cũng được đưa ra, bao gồm:

  • Chấn thương não.
  • Thai phụ tiếp xúc với các yếu tố rủi ro ngoài môi trường (ví dụ: chì) khi mang thai.
  • Thai phụ sử dụng thuốc lá và rượu trong thời kỳ mang thai.
  • Cân nặng khi sinh của trẻ thấp.
  • Trẻ sinh non.

   Các nghiên cứu cho đến hiện tại không ủng hộ những quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng trẻ bị ADHD do trẻ ăn quá nhiều đường, xem tivi quá nhiều, cách nuôi dạy con cái của gia đình,… Tuy nhiên, những yếu tố này sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn dù không phải nguyên nhân chính gây bệnh.

 

Chẩn đoán

   Để chẩn đoán một đứa trẻ có bị tăng động giảm chú ý là một quá trình gồm nhiều bước, bao gồm: khám sức khỏe, kiểm tra thính giác và thị giác (để loại trừ các bệnh khác), danh sách đánh giá các triệu chứng và các tiền sử từ cha mẹ.

   Các bác sĩ thường chẩn đoán ADHD dựa trên các hướng dẫn trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ - Phiên bản thứ năm (DSM – 5). Tiêu chuẩn chẩn đoán này giúp đảm bảo rằng mọi người được chẩn đoán và điều trị ADHD phù hợp. Việc sử dụng cùng một tiêu chuẩn giữa các cộng đồng cũng sẽ giúp xác định có bao nhiêu trẻ em bị ADHD và sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng như thế nào bởi tình trạng này.

 

Phương pháp điều trị

   Trong hầu hết các trường hợp, ADHD được điều trị tốt nhất bằng sự kết hợp giữa liệu pháp hành vi và thuốc.

   Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi) bị ADHD, liệu pháp hành vi (đặc biệt là các biện pháp đào tạo cho cha mẹ) được khuyến nghị là phương pháp điều trị đầu tiên trước khi sử dụng thuốc.

   Ngoài ra điều quan trọng nhất đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ bị ADHD là sự khỏe mạnh. Ngoài liệu pháp hành vi và thuốc, một lối sống lành mạnh sẽ giúp trẻ khắc phục các triệu chứng của ADHD  dễ dàng hơn, cụ thể:

  • Phát triển thói quen ăn uống lành mạnh như ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt và chọn nguồn protein từ thịt nạc
  • Tham gia hoạt động thể chất hàng ngày dựa trên độ tuổi
  • Giới hạn lượng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử hàng ngày như TV, máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác
  • Ngủ đủ giấc mỗi đêm theo độ tuổi.

 

Cần giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử ở trẻ.

Cần giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử ở trẻ.

 

   Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu và triệu chứng của tăng động giảm chú ý, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi gặp các bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc