Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tại sao nhiễm trùng lại trở thành biến chứng đáng sợ của bệnh nhân tiểu đường?

Thứ năm, 06-02-2020 15:46 PM

       Bệnh tiểu đường được biết tới là một trong những “kẻ giết người thầm lặng” nguy hiểm nhất bây giờ bởi những biến chứng vô cùng đáng sợ của bệnh. Trong đó biến chứng nhiễm trùng là thường gặp nhất và trong nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nặng nề hơn và là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.

 

Nhiễm trùng, biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường

 

1. Nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng

Có rất nhiều nguyên nhân tổng hợp lại khiến bệnh nhân tiểu đường dễ bị biến chứng nhiễm trùng, cụ thể:

  • Đường huyết trong máu luôn ở ngưỡng cao làm môi trường cực kỳ thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chỉ cần một vết xước nhỏ hoặc một vết trầy da cũng trở thành khe cửa lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập.
  • Bệnh nhân tiểu đường thường mắc biến chứng thần kinh trong đó rối loạn thần kinh cảm giác là hay gặp nhất, điều này sẽ khiến cho người bệnh tiểu đường không có cảm giác khi bị thương hoặc phát hiện rất chậm, tới khi tổn thương nặng thì mới phát hiện ra.
  • Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường là những người bị rối loạn chuyển hóa vì thế họ rất dễ bị thêm rối loạn chuyển hóa mỡ máu làm cho mạch máu bị xơ cứng và hẹp lại… gây thiếu máu tới các bộ phận xa tim, nên khi gặp tổn thương, hệ thống bạch cầu không đến đủ để làm nhiệm vụ miễn dịch cho cơ thể.
  • Bệnh nhân tiểu đường thường sức đề kháng cũng trở nên kém hơn so với người bình thường vì thế khả năng chống đỡ với bệnh, hay những vi khuẩn xâm nhập là rất ít.

Sự kết hợp của tất cả các nguyên nhân trên khiến cho bệnh nhân tiểu đường luôn tiềm ẩn những nguy cơ cao trong việc mắc phải những bệnh lý nhiễm trùng.

 

Xem thêm: Áp dụng những cách này, bệnh nhân tiểu đường không lo hoại tử bàn chân

 

2. Những bệnh lý nhiễm trùng người bệnh tiểu đường thường gặp

Trong cơ thể con người có những nơi thường có sẵn vi khuẩn cư ngụ, vì thế đây sẽ là những bộ phận dễ bị nhiễm trùng nhất như răng miệng, tiết niệu, phổi, da và mô mềm…

Nhiễm trùng răng miệng: Bao gồm rụng răng, mất răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, cao răng. Viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết và tử vong.

 

Nhiễm trùng da - mô mềm
Viêm viêm mô tế bào: biểu hiện bằng các mảng viêm đỏ đau trên da, có khi kèm sưng hạch lân cận.
Loét chân, bàn chân: Thường gặp ở các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân, lòng bàn chân. Thường có hoại tử ướt, chảy mủ thối kèm theo sưng nề tấy đỏ tại chỗ.
Viêm da do tụ cầu: Trên da có nhiều mụn nhọt.
Nhiễm nấm: thường gặp là nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục (thường ở nữ, do nấm Candida), nấm ở kẽ giữa các ngón chân có thể gây nên loét bàn chân.

 

Nhiễm trùng tiết niệu: Rất thường gặp trên bệnh nhân ĐTÐ, ở nữ nhiều hơn nam, như:
- Viêm bàng quang: biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu khó. Nước tiểu đục, có cặn, và có khi có máu. Tuy nhiên gần 90% bệnh nhân ĐTÐ bị viêm bàng quang không có triệu chứng. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần dựa vào các xét nghiệm nước tiểu.
- Viêm thận, bể thận: biểu hiện đau vùng hông lưng, sốt cao, lạnh run, có thể tiểu đục hoặc tiểu máu.

 

Nhiễm trùng phổi: thường gặp nhất là viêm phổi và lao phổi.
- Viêm phổi: biểu hiện sốt cao, ho, khạc đàm, khạc máu, đau ngực, khó thở,... Viêm phổi ở bệnh nhân ĐTÐ thường nặng do tổn thương nhu mô phổi lan tỏa, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, nhiễm trùng huyết.
- Lao phổi: biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, da xanh, ra mồ hôi đêm, gầy sút cân nhanh, sốt nhẹ về chiều, ho khan có thể có đàm hoặc máu kéo dài dai dẳng, đau ngực, khó thở, ... Tỷ lệ mắc bệnh lao phổi ở bệnh nhân ĐTÐ cao gấp 2 - 4 lần BN không bị ĐTÐ. Ðặc điểm của lao phổi ở BN ĐTÐ thường nặng và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị sẽ suy kiệt và dẫn tới tử vong.

Ngoài những tình trạng nhiễm trùng trên, người bệnh tiểu đường cũng có thể gặp một số bệnh lý nhiễm trùng khác như viêm túi mật khí thủng, viêm tai ngoài ác tính, viêm tuyến mang tai...

 

Nhiễm trùng, biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường

 

3. Phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường

   Phòng tránh biến chứng nhiễm trùng ở tiểu đường, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách, tránh gây những tổn thương cho vùng khoang miệng
  • Giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn vùng kín luôn sạch sẽ, sử dụng thêm những sản phẩm vệ sinh vùng kín, không nhịn tiểu và uống nhiều nước.
  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không tắm nước nóng, dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ, cắt móng tay, móng chân thường xuyên…
  • Thường xuyên kiểm tra chân, tay và các vùng khác trên cơ thể để phát hiện những tổn thương, cần rửa sạch bằng cồn và nước, băng vết xước lại ngay khi mới phát hiện
  • Tăng cường hoạt động thể chất: tập thể dục mỗi ngày 30 - 60 phút: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Tránh các hoạt động gắng sức hoặc các hoạt động làm tăng áp lực tì đè lên bàn chân như chạy, nhảy. Luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất cứ những hoạt động nào. Vì đôi khi những hoạt động đó có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương bàn chân.
  • Sử dụng thực phẩm giúp làm tăng sức đề kháng
  • Cần đi khám định kỳ

    Quan trọng nhất với những bệnh nhân tiểu đường thì ngoài những việc trên, người bệnh cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình bằng cách sử dụng thuốc theo đúng quy định của bác sĩ và kết hợp thêm sản phẩm BoniDiabet để giúp hạ, ổn định đường huyết, giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

BoniDIiabet của công ty Botania ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

BoniDiabet là sản phẩm có công thức ưu việt khi phối hợp cả các thảo dược kinh điển cho người bệnh tiểu đường như dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, hạt methi và các nguyên tố vi lượng là magie, kẽm, selen, crom và acid alphalipoic. Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường có phối hợp nguyên tố vi lượng, chúng nằm trong thành phần các enzyem chuyển hóa đường trong cơ thể vì thế giúp giảm đường huyết hiệu quả, tăng độ nhạy insulin, ngăn ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh trong đó có cả biến chứng nhiễm trùng.

Để BoniDiabet phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần sử dụng đúng liều và liệu trình 2-6 viên mỗi ngày, nên dùng liên tục.

Nhà phân phối: Công ty Botania

Địa chỉ: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 18001044 – 08464844 - 02437662222

 

Xem thêm:

Chiến thắng biến chứng tiểu đường nhờ BoniDiabet

Kiểm tra đường huyết thường xuyên ở người tiểu đường tuýp 2

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc