Mục lục [Ẩn]
Sử dụng vớ y khoa là một biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu nhanh chóng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên vớ y khoa không hoàn toàn có lợi mà ngược lại nếu như không sử dụng đúng cách, nó thậm chí còn khiến bệnh trầm trọng hơn. Bài viết sau đây sẽ trình bày về tác hại của việc mang vớ y khoa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, cùng với một số lưu ý cho bệnh nhân khi sử dụng nó. Đừng bỏ lỡ nhé!
Tác hại của việc mang vớ y khoa là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Tác dụng của vớ y khoa
Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu có chức năng đưa máu sau khi đã trao đổi O2 và các chất dinh dưỡng với các mô, tế bào trở lại về tim. Tĩnh mạch gồm có thành mạch và các van một chiều dọc theo suốt lòng mạch, van này có dạng túi với mặt lõm hướng lên trên đảm bảo máu chảy theo một hướng về tim, ngăn cản máu chảy ngược lại do tác dụng của trọng lực.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, van tĩnh mạch bị hở dẫn đến máu bị ứ trệ khó trở về tim.
Do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài, phức tạp, xa tim nhất đồng thời chịu nhiều ảnh hưởng của trọng lực khi chúng ta đi đứng, sinh hoạt nên bệnh thường xảy ra ở chân (80%) gọi là suy giãn tĩnh mạch chân. Ngoài ra bệnh còn có thể gặp ở tĩnh mạch khác như vùng hậu môn trực tràng (bệnh trĩ), tay, cổ, ngực,...
Vớ y khoa là loại vớ được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt tạo ra áp lực lớn hơn ở khu vực bàn chân và cổ chân, càng lên cao áp lực càng giảm dần. Khi bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân đeo vớ với áp lực thích hợp, chúng sẽ giúp các van tĩnh mạch được khép kín hơn, hạn chế sự ứ trệ và chảy ngược của máu, cải thiện dòng máu về tim, qua đó giảm các triệu chứng của bệnh như đau tức, tê bì, nặng mỏi, chuột rút ở chân...
Tác dụng của vớ y khoa
Vì lẽ đó mà vớ y khoa được sử dụng khá phổ biến. Thế nhưng, bên cạnh tác dụng đã nêu, sử dụng vớ y khoa còn có những mặt trái cũng như một số vấn đề cần bệnh nhân lưu tâm.
Tác hại của việc mang vớ y khoa trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Làm bệnh trầm trọng hơn nếu không dùng loại phù hợp
Vớ y khoa có rất nhiều loại khác nhau về vị trí dùng, độ dài ngắn (đến đầu gối hoặc đến đùi) và đặc biệt là lực ép (mạnh hay nhẹ). Lực ép của vớ y khoa được tính bằng mmHg. Vì thế lựa chọn vớ y khoa phải phù hợp với tình trạng bệnh, mức độ suy giãn tĩnh mạch, kích cỡ của chân, đã có huyết khối hay chưa,…
Nếu bệnh nhân đeo vớ có lực ép quá nhỏ, không đủ áp lực cần thiết thì sẽ không mang lại hiệu quả. Nhưng nguy hiểm hơn phải là trường hợp bệnh nhân đeo loại vớ có lực ép quá lớn. Chúng sẽ không giúp giảm được máu ứ trệ ở chân mà ngược lại do áp lực quá lớn, chúng sẽ “bóp nghẹt” lấy hệ thống mạch máu, khiến tĩnh mạch hoạt động khó khăn hơn, làm cho bệnh tiến triển nặng nề.
Theo một báo cáo y khoa năm 2014 từ Khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Đại học James Cook, Anh, một bệnh nhân 76 tuổi nhập viện với vết loét lớn ở mặt trước của ống chân, phần gân và phần bên cạnh vết loét ban đầu. Nguyên nhân chính được chỉ ra đó là dùng vớ áp lực trong thời gian dài và không đúng cách. Sau 10 tháng điều trị liên tục, tình trạng đã tiếp tục xấu đi và được cân nhắc cắt chi.
Dùng vớ y khoa không phù hợp sẽ gây ra nhiều tác hại
Ngoài ra còn có những báo cáo về tổn thương dây thần kinh ngoại biên liên quan đến việc sử dụng sai vớ y khoa.
Vớ y khoa gây ra cảm giác khó chịu, bí bách và một số tác hại khác
Cho dù là dùng loại vớ y khoa với lực ép phù hợp hay chưa thì chúng vẫn có thể gây ra một vài vấn đề bất cập khác cho bệnh nhân như:
- Khó chịu, bí bách ở chân, đặc biệt là vào khi thời tiết nóng bức.
- Ngứa, kích ứng, nổi mẩn, hôi chân.
- Dị ứng với chất liệu của vớ y khoa.
Theo thống kê, có tới 65% bệnh nhân không tuân thủ dùng vớ y khoa do đau, khó chịu, khó dùng, cảm thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả không như mong đợi,...
Vì vậy, trước khi dùng bất kỳ loại vớ y khoa nào, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, đánh giá, từ đó lựa chọn được loại vớ ép với lực nén phù hợp. Và nếu gặp bất kỳ vấn đề nào như đau nhức hơn, ngứa, có vết loét ở chân…, người bệnh cần ngưng dùng và báo với bác sĩ sớm nhất.
Lưu ý khi sử dụng vớ y khoa
Bên cạnh việc được bác sĩ chỉ định loại vớ ép phù hợp, bệnh nhân cũng cần phải lưu ý một số điểm khi sử dụng vớ y khoa như sau:
- Nên đeo vớ khi đứng lâu ngồi nhiều hoặc phải đi lại liên tục.
- Không để nếp gấp mà cần phải làm phẳng toàn bộ bề mặt vớ khi đeo. Bởi nếu có nếp gấp, áp lực tại đó sẽ cao hơn, khiến đoạn tĩnh mạch tại vị trí tương ứng bị hẹp quá mức, để lâu thậm chí còn có thể xảy ra tắc mạch do sự thít chặt giống như khi dùng garo.
- Tần suất và thời lượng sử dụng nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý đeo quá lâu.
- Không dùng 2 loại vớ chồng lên nhau. Nhiều người thường nghĩ dùng hai chiếc vớ chồng lên nhau sẽ cho tác dụng tốt hơn, thế nhưng điều này không khác nào với việc dùng một loại vớ có lực ép quá lớn. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm mà bệnh nhân cần tránh.
- Không nên đeo vớ y khoa khi đi ngủ. Khi ở tư thế nằm, cơ thể chịu tác động của trọng lực như nhau dù là ở phần chân hay ở bên trên. Vì vậy việc sử dụng vớ ép là không cần thiết, ngược lại nếu như cố tình sử dụng còn có thể khiến chân bị tê nhức, tím tái.
- Một số trường hợp không được dùng vớ y khoa: người mắc bệnh lý động mạch ngoại vi, bệnh thần kinh ngoại biên; người bị mất cảm giác chân; người bị dị ứng với chất liệu của vớ y khoa; người bị phù chân nặng, phù phổi do suy tim sung huyết; người có vấn đề tại da hoặc mô mềm ở vị trí đeo vớ; người có chân bị biến dạng hoặc kích thước chân khác thường;…
Không dùng 2 loại vớ chồng lên nhau
Ngoài ra, bệnh nhân cần xác định rõ ràng rằng vớ y khoa chỉ có thể giúp giảm những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, không tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Vớ y khoa chỉ tạo lực ép khiến các thành tĩnh mạch sát lại gần nhau, van tĩnh mạch đóng kín hơn khi dùng, nhưng khi không đeo thì tĩnh mạch lại trở về trạng thái suy giãn như trước.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch bắt nguồn từ sự suy yếu, giảm đàn hồi và sức bền của thành van tĩnh mạch. Muốn cải thiện bệnh tốt, bạn cần phải có biện pháp giúp bảo vệ van và thành mạch, tăng độ bền, cải thiện độ đàn hồi giúp tĩnh mạch co nhỏ lại, đồng thời hoạt huyết để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Thấu hiểu điều đó, các nhà khoa học hàng đầu tại Mỹ đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời một giải pháp toàn diện dành cho bệnh suy giãn tĩnh mạch đó là sản phẩm BoniVein +.
BoniVein + - Bí quyết giúp kiểm soát suy giãn tĩnh mạch hiệu quả từ thảo dược tự nhiên
BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, sản xuất bởi nhà máy J&E Internationals trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP của FDA (Hoa Kỳ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Công thức của BoniVein + hoàn toàn từ thảo dược. Bao gồm:
Sản phẩm BoniVein + của Mỹ
- Hạt dẻ ngựa: chứa hoạt chất aescin giúp cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch và giảm tính thấm của mao mạch nhờ đó cải thiện độ bền của tĩnh mạch, giảm phù nề.
- Cây chổi đậu: có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, giúp cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng như căng tức, ngứa, sưng chân, chuột rút và giảm phồng tĩnh mạch, làm cho tĩnh mạch chắc khỏe hơn.
- Hòe hoa: có chứa hàm lượng lớn rutin – là một loại vitamin P có tác dụng giúp bảo vệ và tăng sức chịu đựng của tĩnh mạch.
- Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ của các loại quả họ cam: có nhiều tác dụng trong kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch: giúp làm giảm viêm và tình trạng sưng phù, bảo vệ hệ vi tuần hoàn và tăng cường tính bền của thành mạch.
Không chỉ thế, trong công thức sản phẩm còn bổ sung thêm:
- Nhóm thảo dược chống oxy hóa mạnh giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa, bảo vệ thành mạch: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
- Nhóm thảo dược hoạt huyết, giúp tăng lưu thông máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch: bạch quả, cây chổi đậu.
Hơn nữa, hiệu quả sử dụng của BoniVein + còn được nâng tầm thêm nhờ áp dụng công nghệ siêu nano – Microfluidizer trong quá trình bào chế. Công nghệ này giúp loại bỏ tạp chất, tinh lọc hoạt chất, tạo ra những tiểu phân với kích thước vô cùng nhỏ (<70 micromet) qua đó tối đa hóa được độ hấp thu và tác dụng cho người dùng.
Sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.Với thành phần 100% tự nhiên, sản phẩm hoàn toàn không gây tác dụng phụ như khi sử dụng vớ y khoa.
Tập hợp tất cả các yếu tố đó, BoniVein + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác hại của việc mang vớ y khoa cùng những lưu ý quan trọng khi sử dụng biện pháp này, đồng thời nắm bắt được biện pháp tối ưu và an toàn hơn mang tên BoniVein +. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800 1044 để được tư vấn cụ thể.
XEM THÊM: