Mục lục [Ẩn]
Suy giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh lý có xu hướng tăng lên theo tuổi tác và thường được ghi nhận ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh thường xuất hiện ở chân nên còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Với những triệu chứng vô cùng khó chịu như: Tê bì chân, chuột rút, đau nhức, mất cảm giác,… bệnh lý này gây không ít phiền toái và mệt mỏi cho người bệnh cả đêm lẫn ngày. Đáng sợ hơn, những triệu chứng trên còn có thể nặng dần lên theo thời gian khiến cho những sinh hoạt dù là đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn. Vậy, suy giãn tĩnh mạch tiến triển qua những giai đoạn nào? Và làm cách nào để đối phó với bệnh lý khó chịu này? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Suy giãn tĩnh mạch tiến triển như thế nào?
Các triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch là gì?
Tĩnh mạch (hay còn gọi là ven) là mạch máu giữ nhiệm vụ mang mang máu có ít oxy từ các mao mạch trở về tim. Suy giãn tĩnh mạch chính là tình trạng suy giãn thành và van tĩnh mạch khiến máu bị ứ đọng lại và gây nhiều vấn đề khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe ngưởi bệnh. Có 3 loại tĩnh mạch ở chân là:
- Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới lớp da và dễ quan sát nhất.
- Tĩnh mạch sâu nằm giữa các nhóm cơ
- Tĩnh mạch xuyên nối tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Nặng chân, mỏi và hay bị tê bì.
- Chuột rút vào ban đêm.
- Nhìn thấy búi tĩnh mạch nổi trên chân hoặc những nút thắt tĩnh mạch giãn mềm.
- Da chân bị đổi màu, đỏ da, dễ kích ứng, phát ban hoặc thậm chí là loét da.
- Sưng phồng tĩnh mạch.
Những triệu chứng này không đến cùng lúc mà xuất hiện từ từ, nặng dần lên theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh.
Những giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch
Để tiện cho việc theo dõi, đánh giá cũng như điều trị bệnh, người ta đã chia suy giãn tĩnh mạch thành nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng. Phân loại CEAP (2004) đã chia suy giãn tĩnh mạch thành 7 cấp độ từ C0 – C6 như sau:
- Cấp độ C0: Các tĩnh mạch bắt đầu suy yếu nhưng không có biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra mắc suy giãn tĩnh mạch nếu dùng các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
- Cấp độ C1: Các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra (kích thước nhỏ khoảng 1mm), có thể xuất hiện ở các vùng dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân,… Người bệnh có biểu hiện là ngứa chân, mỏi chân, đau chân (tăng lên khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều), nhưng dấu hiệu vẫn còn chưa rõ ràng.
Các tĩnh mạch bắt đầu bị suy giãn.
- Cấp độ C2: Các tĩnh mạch đã giãn trên 3mm. Từ giai đoạn này trở đi, các dấu hiệu của bệnh sẽ rõ ràng hơn. Những triệu chứng cụ thể gồm: Đau nhức, tê bì chân, nặng chân và tĩnh mạch xanh tím nổi rõ trên da.
- Cấp độ C3: Xuất hiện tình trạng bàn chân hoặc bắp chân bị sưng to, phù chân vào buổi chiều tối hoặc khi đứng nhiều.
- Cấp độ C4: Do nguyên nhân ứ đọng máu nhiều ở ngoại vi nên da chân của bệnh nhân sẽ sậm màu hơn, đi kèm triệu chứng phù chân, xơ bì và sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào vùng phù do suy giãn tĩnh mạch thì sẽ tạo ra vết lõm.
- Cấp độ C5: Suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện là các tĩnh mạch nổi chằng chịt trên da, bắt đầu có vết loét ở chân.
- Cấp độ C6: Xuất hiện nhiều vết loét ở chân, các vết loét to, nhỏ xen kẽ lẫn nhau, vết loét khá sâu và khó lành hơn.
Có thể thấy, khi suy giãn tĩnh mạch ngày càng nặng, thì người bệnh sẽ càng phải chịu nhiều ảnh hưởng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Vậy, người bệnh cần làm gì để cải thiện những vấn đề này?
Biện pháp giúp cải thiện triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch
Với mỗi cấp độ tiến triển của bệnh, chúng ta sẽ cần có thêm những biện pháp khác nhau để giúp cải thiện hiệu quả nhất các triệu chứng của từng giai đoạn. Những biện pháp mà người bệnh có thể thực hiện gồm:
Đối với giai đoạn nhẹ C0 – C1
Nếu người bệnh may mắn phát hiện được bệnh lý từ giai đoạn sớm này, những biện pháp khắc phục sẽ khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần thay đổi và thực hiện một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như:
- Sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và E, uống nhiều nước.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và bia, rượu,…
- Hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều, tránh mang vác đồ nặng hay ngâm chân nước nóng.
- Kê cao chân khi nằm từ 10 – 20 cm.
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Yoga, bơi lội, đạp xe, chạy bộ,… để tăng cường lưu thông máu.
- Xoa bóp chân hàng ngày, nhưng không được sử dụng cao, dầu nóng.
Kê cao chân sẽ giúp giảm triệu chứng tê bì, đau nhức chân.
Đối với giai đoạn tiến triển C2 – C4
Ở giai đoạn này, các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch đã bắt đầu biểu hiện rõ ràng và có ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Do đó, bên cạnh việc thực hiện những thói quen kể trên, người bệnh có thể sẽ cần sử dụng thêm thuốc để điều trị.
Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại thuốc phù hợp, liều lượng và cách dùng chính xác, không nên tự ý sử dụng bừa bãi.
Đối với giai đoạn nặng C5 – C6
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: Huyết khối tĩnh mạch, vỡ tĩnh mạch, lở loét hoại tử da,… Do đó, người bệnh cần thật thận trọng và thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu thấy có những thay đổi bất thường.
Nếu những phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng, người bệnh sẽ có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ những tĩnh mạch bị suy giãn. Sau đó, người bệnh vẫn cần thực hiện những lối sống lành mạnh, hay sử dụng thuốc (nếu được chỉ định) để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát hiện sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch để có thể xử trí kịp thời và hiệu quả nhất, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh những phương pháp trên, sử dụng thảo dược cũng là một hướng đi mới đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của chuyên gia và người bệnh. Phương pháp này không những giúp kiểm soát bệnh hiệu quả mà còn rất an toàn với người bệnh. Và một sản phẩm nổi bật nhất có thể kể đến là BoniVein+ của Mỹ.
BoniVein+ - Bí quyết kiểm soát hiệu quả suy giãn tĩnh mạch đến từ thiên nhiên
BoniVein+ là sản phẩm hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch. Những thành phần của BoniVein+ gồm có:
- Diosmin và Hesperidin - chiết xuất từ vỏ cam chanh: Đây là hai hợp chất flavonoid được sử dụng nhiều nhất trong đối phó với bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hai hoạt chất này giúp chống viêm, làm bền vững thành tĩnh mạch, nhờ đó giúp giảm tình trạng căng phồng tĩnh mạch.
- Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa) làm tăng cường sức chịu đựng, độ đàn hồi và dẻo dai của hệ thống mao mạch, tĩnh mạch ở chân, nhờ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
- Quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa anthocyanin và proanthocyanidin, giúp bảo vệ tĩnh mạch trước sự tác động tiêu cực của tác nhân oxy hóa và các gốc tự do.
- Chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu giúp tăng cường lưu thông máu, giảm ứ máu và hạn chế nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc tĩnh mạch.
Thành phần và công dụng của BoniVein+.
Chia sẻ của khách hàng về sản phẩm BoniVein+
Qua nhiều năm lưu hành, BoniVein+ đã giúp cho hàng vạn người bệnh suy giãn tĩnh mạch gần như không còn phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!
Chị Vũ Thị Sớm, 44 tuổi ở thôn Quý Đức, xóm 6, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, điện thoại: 0327.525.485.
Chị Sớm cho biết: “Do tính chất công việc nên chị phải đứng nhiều, một ngày có khi phải đứng tới 17, 18 tiếng. Lúc đầu, chị chỉ thấy chân chỉ hơi mỏi và nhức thôi. Lâu dần, chân chị bị phù nặng từ mắt cá chân lên tới tận đầu gối, đêm ngủ thì bị chuột rút tới 2 – 3 lần. Sau khi đi khám, chị được chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch, các mạch máu đã nổi như mạng nhện, nặng nhất là ở bàn chân. Chị phải dùng đến thuốc tây và vớ ép, nhưng chỉ được một thời gian, sau đó lại chẳng thấy tiến triển gì thêm, mặc dù chị vẫn dùng đều.”
“Sau đó, chị được đứa em gái mách cho dùng sản phẩm BoniVein+ của Mỹ. Lúc đầu, chị uống được 1 – 2 lọ thì chưa thấy chuyển biến gì, đang tính bỏ thì cô em gái cứ khuyên dùng tiếp, phải kiên trì mới có hiệu quả. Đúng như thế thật, sau khi uống hết lọ thứ 7, chị mới thấy hiệu quả rõ rệt. Chị cảm thấy chân nhẹ nhàng, đỡ đau nhức, tình trạng chuột rút cũng giảm đi nhiều, tuần chỉ có 1 – 2 lần thôi. Sau hơn 1 năm dùng BoniVein+, chị không thấy tê buốt ở đầu gối và mắt cá, các tĩnh mạch ở chân cũng mờ dần đi. Bây giờ, chị vẫn duy trì 2 viên/ngày để bệnh không bị tái phát.”
Chị Vũ Thị Sớm chia sẻ về quá trình sử dụng sản phẩm BoniVein+.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích về sự tiến triển cũng như cách đối phó với bệnh suy giãn tĩnh mạch. BoniVein+ là sản phẩm sẽ giúp giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý khách!
XEM THÊM: