Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là tình trạng suy giãn tĩnh mạch thường xuyên gặp phải. Bệnh có gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cùng những biến chứng mà căn bệnh này có thể gây ra để có biện pháp ngăn ngừa sớm các biến chứng.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Suy tĩnh mạch nông 2 chi dưới mạn tính là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nông nằm ở vùng chân. Khiến các tĩnh mạch nông bị giãn, chạy quanh co, nhìn thấy rõ dưới da và có dòng chảy trào ngược khiến máu ứ đọng lại và có thể có những biến dạng tổ chức mô xung quanh.
-
Nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Trong lòng tĩnh mạch có các van một chiều giúp máu chảy từ dưới lên trên, từ nông vào sâu và không cho máu chảy ngược lại, nhờ vậy mà máu từ các cơ quan có thể theo tĩnh mạch trở về tim để hoàn thành 1 vòng tuần hoàn.
Khi các van này bị suy yếu, dòng máu bị trào ngược và ứ đọng lại. Khu vực càng xa tim thì tình trạng ứ đọng này xảy ra càng nặng. Đó là nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
-
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
-
Tuổi tác: tuổi càng cao, nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch nói chung và suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới càng tăng. Có khoảng 50% người trên 50 tuổi mắc bệnh, tỉ lệ này tăng lên 70% ở tuổi 70.
-
Yếu tố di truyền: nguy cơ mắc bệnh tăng lên 2 lần nếu có cha hoặc mẹ mắc bệnh và tăng lên gấp 4 lần nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh.
-
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
-
Thể trạng: thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch
-
Lối sống: có thói quen ăn ít chất xơ, đứng hoặc ngồi lâu, ít đi lại, vận động.
-
Phải nằm bất động lâu ngày: một số bệnh nhân bị liệt 2 chi dưới, liệt nửa người hoặc liệt tứ chi, sau phẫu thuật vùng chậu, khớp…
-
Uống các thuốc ngừa thai dạng uống làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu gây nên giãn tĩnh mạch nông thứ phát.
Những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
-
Đầu tiên bệnh gây ra giãn mao mạch và các tĩnh mạch nông ở chân. Nếu không được xử lý kịp thời và bảo tồn những tĩnh mạch còn nguyên vẹn thì tình trạng suy giãn càng trở nên nặng và lan rộng.
-
Loạn dưỡng da chân do rối loạn biến dưỡng: da phù nề, dày lên, có thể dẫn đến tróc vảy, chảy nước và chàm da, thay đổi màu sắc, sạm da và xơ cứng bì.
-
Viêm, tắc tĩnh mạch do cục máu đông. Nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch nông xảy ra trong một thời gian dài mà không được quan tâm điều trị, dẫn đến hiện tượng máu bị tích tụ lâu trong lòng tĩnh mạch nông, hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông này sẽ gây ra tắc mạch, thiểu dưỡng và viêm các mạch máu mà nó lắng đọng.
-
Tình trạng huyết khối tĩnh mạch, tiến triển từ tĩnh mạch nông sang tĩnh mạch sâu.
+ Khi bị huyết khối tĩnh mạch nông: tĩnh mạch nổi hằn lên, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau, có thể kèm đỏ da.
+ Khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu: gây tắc và ứ trệ, chân nóng, đau, sưng đỏ, có thể bị chảy máu, hình thành những mảng thâm tím dưới da, ngứa, đau nhức và nhiễm trùng thứ phát.
Các cục huyết khối trong tĩnh mạch sâu có thể bong ra và đi lên phổi, gây thuyên tắc động mạch phổi với tỷ lệ tử vong rất cao.
-
Loét cẳng chân ở đoạn thấp: Ban đầu là loét nông, để lâu loét sẽ ăn sâu dần và rộng ra, dễ bội nhiễm, có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây ra những cơn đau đớn và điều trị rất khó khăn.
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới, làm sao để ngăn ngừa biến chứng.
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là căn bệnh tiến triển nặng theo thời gian và tuổi tác. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh. Vì vậy khi phát hiện bệnh cần thực hiện những biện pháp điều trị ngăn ngừa tiến triển và bảo tồn các tĩnh mạch bình thường càng sớm càng tốt.
Một số biện pháp sau có thể hỗ trợ tốt trong việc hạn chế sự tiến triển của các biến chứng do suy giãn tĩnh mạch chi dưới gây ra:
-
Cần tập trung chữa trị tốt, có kế hoạch theo dõi tái khám định kỳ khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
-
Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt:
+ Tránh đứng quá lâu hoặc ngồi bất động kéo dài
+ Duy trì một mức cân nặng hợp lý, giảm cân ngay nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì
+ Tăng cường vận động, đặc biệt các môn thể thao đi bộ, yoga, đạp xe.
+ Nâng chân cao khi nằm nghỉ ngơi và ngủ…
-
Đi vớ y khoa khi bệnh còn đang ở giai đoạn giãn các tĩnh mạch nhỏ dạng mạng nhện hay dạng lưới. Nếu bệnh đã ở giai đoạn giãn thân tĩnh mạch phình to quá mức, thì có thể cần đến phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp nội mạch phối hợp với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ giải quyết tĩnh mạch đã giãn quá mức, không bảo tồn được tĩnh mạch lành.
-
Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch, vừa hạn chế sự tiến triển của bệnh, vừa bảo tồn được các tĩnh mạch lành. Bệnh nhân nên tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để đảm bảo an toàn và yên tâm sử dụng lâu dài. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có sản phẩm BoniVein 100% thảo dược giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bệnh nhân như hiện tượng sưng, đau, nhức, buốt, ngứa, chuột rút, khiến bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhõm và thoải mái hơn.
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là một tình trạng suy giãn tĩnh mạch mạn tính thường xảy ra. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Mặc dù các tổn thương van tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị đúng cách, người bệnh vẫn còn có thể làm việc sinh hoạt bình thường. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến suy giãn tĩnh mạch, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM: