Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy giãn tĩnh mạch là gì? 5 điều bạn cần biết để có đôi chân khỏe mạnh

Thứ tư, 11-03-2020 13:41 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Khi nhắc đến bệnh, nhiều người còn thấy lạ lẫm, không biết suy giãn tĩnh mạch là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị bệnh như thế nào? Chính vì vậy mà mặc dù tỉ lệ bị suy giãn tĩnh mạch thực tế ở nước ta rất cao nhưng rất ít trường hợp được chẩn đoán và điều trị, cho đến khi bệnh trở nặng và đe dọa đến tính mạng. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về bệnh, giúp bạn có hướng đi chính xác nhất để bệnh được cải thiện tốt nhất nhé!

 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

  1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh chỉ sự suy giảm về chức năng đưa máu về tim của tĩnh mạch, làm máu bị ứ lại ở vị trí bị suy giãn. Từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh như đau, nặng, mỏi, xuất huyết dưới da,... có thể dẫn đến biến chứng của suy giãn tĩnh mạch như huyết khối gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thời gian đầu, các triệu chứng thường không rõ rệt, dễ bị bỏ qua. Bệnh cũng dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác dẫn đến hướng điều trị sai, bệnh không được cải thiện mà ngày càng nặng thêm.

Dựa vào vị trí tĩnh mạch bị suy giãn mà có các tên gọi khác nhau như suy giãn tĩnh mạch tay,suy giãn tĩnh mạch chân ( suy giãn tĩnh mạch chi dưới), suy giãn tĩnh mạch cổ, trĩ (suy giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng)… Trong đó đa số trường hợp là bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bởi hệ thống tĩnh mạch ở chân dài, xa tim và phức tạp. Vì vậy trong bài viết sau sẽ tập trung trình bày các vấn đề liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

  1. Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Thời gian đầu sẽ có những dấu hiệu không rõ ràng. Không phải người nào cũng sẽ có những dấu hiệu giống nhau, các dấu hiệu cũng không xuất hiện đồng thời. Vì vậy nếu bạn thấy có một hoặc nhiều những dấu hiệu sau đây, hãy nghĩ ngay đến triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch:

Các triệu chứng đau nặng mỏi:

  • Nặng chân và mỏi chân, đặc biệt nặng hơn về chiều tối hoặc khi đi nhiều ngồi nhiều, đỡ hơn vào buổi sáng và khi được nằm nghỉ ngơi thoải mái.
  • Buồn chân, cảm giác rất khó chịu: thấy như có dịch chạy hay kiến bò trong bắp chân, gãi hay đi lại cũng không giảm.
  • Chuột rút: Thường xuất hiện vào ban đêm khi ngủ, các cơ căng cứng và đau. Thời gian đầu người bệnh đôi khi chỉ bị chuột rút một vài lần/tháng nên dễ bị bỏ qua. Bệnh càng nặng số lần bị ngày càng tăng. Có những người tối không ngủ được vì chuột rút liên tục.
  • Tê chân: xuất hiện khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, tì đè lên chân. Triệu chứng tê sẽ bớt khi người bệnh xoay cổ chân, đung đưa chân hoặc đi lại liên tục.
  • Phù ở bàn và cổ chân: Xuất hiện khi đứng nhiều, thường vào chiều tối. Nếu nhẹ, người bệnh chỉ thấy đeo giày chật, nhưng khi nặng, chân sẽ căng phồng, ấn có vết lõm ít đàn hồi.
  • Loét chân, vết thương khó lành: Nếu có biểu hiện này, bệnh của bạn đã trở nặng, cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

 

Người bệnh thường bị nặng, mỏi chân khi đứng hoặc ngồi lâu

Người bệnh thường bị nặng, mỏi chân khi đứng hoặc ngồi lâu

Các triệu chứng về thẩm mỹ

  • Tĩnh mạch nổi: Nếu bị suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ không thấy có các tĩnh mạch nổi lên. Nhưng với bệnh suy giãn tĩnh mạch nông, ở dưới da sẽ xuất hiện những tĩnh mạch ngoằn ngoèo, có thể mảnh và nhỏ như sợ chỉ hoặc nổi to như con giun.
  • Thay đổi màu da: Có thể xuất hiện những vết bầm tím hoặc nốt xuất huyết dưới da, đôi khi có những vùng da bị sậm màu.

Vì các dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của các bệnh khác nên nếu trước đó thấy bản thân có một triệu chứng, hãy chú ý hơn xem mình còn triệu chứng nào khác không, đồng thời xem bản thân có thuốc một trong những đối tượng nguy cơ dễ bị bệnh dưới đây.

  1. Những ai dễ bị suy giãn tĩnh mạch?

Bất kỳ ai cũng có thể bị suy giãn tĩnh mạch, nhưng những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Người lớn tuổi: nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch tỉ lệ thuận với tuổi, khi về già, tĩnh mạch bị “lão hóa” và suy yếu, mất dần sự đàn hồi dẫn đến tình trạng bị suy giãn.
  • Người thường xuyên đứng lâu, đi lại nhiều liên tục: Giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên chạy bàn, công nhân chế biến hải sản...

Công nhân chế biến hải sản có tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch cao

Công nhân chế biến hải sản có tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch cao

  • Người hay ngồi nhiều: Nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ may…
  • Người thường xuyên mang vác vật nặng: phụ xây, bốc vác, vận động viên cử tạ...
  • Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, mặc quần chật, ngồi vắt chéo chân, phơi nắng nhiều, chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột.
  • Người béo phì, phụ nữ có thai.
  • Người có người thân (bố, mẹ, anh chị em) bị suy giãn tĩnh mạch.
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia và các đồ kích thích khác, ăn mặn và các đồ dầu mỡ.
  1. Tại sao bị suy giãn tĩnh mạch?

Vậy vì sao những đối tượng trên lại có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn? Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch là gì?

Bình thường, máu ở tĩnh mạch di chuyển theo một chiều về tim nhờ cấu tạo đặc biệt của tĩnh mạch, gồm thành tĩnh mạch và van ở trong lòng mạch. Các van phân bố dọc theo chiều dài tĩnh mạch, đóng vai trò như cánh cửa giúp máu di chuyển theo một chiều, không chảy ngược trở lại. Nhưng vì một tác động nào đó khiến các van này bị tổn thương hoặc thành tĩnh mạch bị giãn hoặc cả 2, gây hiện tượng dòng chảy ngược, máu ứ đọng làm tĩnh mạch ngày càng phình to và suy giãn.

Van tĩnh mạch bị hư hại dẫn đến tình trạng dòng chảy ngược gây ứ máu

Van tĩnh mạch bị hư hại dẫn đến tình trạng dòng chảy ngược gây ứ máu

Các thói quen sinh hoạt ăn uống gây hư hại van tĩnh mạch, gây chèn ép hoặc sức nặng từ trên xuống tạo áp lực lên tĩnh mạch, cản trở máu về tim lâu dần khiến tĩnh mạch cũng bị suy giãn.

  1. Chế độ ăn và tập luyện cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Vì nguyên nhân kể trên người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp giảm tác động xấu lên tĩnh mạch, đồng thời hỗ trợ làm tăng độ bền, độ đàn hồi thành tĩnh mạch, giúp bệnh được cải thiện.

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên sinh hoạt như thế nào?

  • Không đứng quá lâu, không ngồi quá nhiều, thay vào đó nên đan xen giữa đứng và ngồi, đi lại. Nếu công việc của bạn phải ngồi nhiều, khoảng 30 phút nên đứng lên đi lại  khoảng 5 phút một lần. Nếu công việc của bạn phải đứng lâu hay đi lại nhiều, nên cố gắng ngồi nghỉ ngơi khi có thể.
  • Kê cao chân khi ngủ, nghỉ. Tập động tác đạp xe đạp trên không trước khi ngủ. Khi ngồi nên tập động tác xoay cổ chân hoặc kê cao chân.
  • Đi giày thấp, đế mềm, mặc quần ống rộng, không đi giày, không mặc quần chật.
  • Tập thể những môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, tập yoga…
  • Giảm cân, tránh béo phì.

Người bệnh nên kê cao chân khi ngủ

Người bệnh nên kê cao chân khi ngủ

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì?

Trong chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm chứa:

  • Chất xơ: Các loại rau đều chứa một lượng chất xơ nhất định. Trong đó, rau súp lơ xanh, rau diếp cá, cải xoong, măng tây đặc biệt tốt cho tĩnh mạch, bạn nên bổ sung thêm trong bữa ăn.
  • Vitamin C và E: Một số thực phẩm giàu vitamin E: lúa mì, óc chó, hạt dẻ, bên phương tây có cây lý chua đen có hàm lượng vitamin E rất cao. Vitamin C có nhiều trong các loại quả họ cam, ổi, trong rau xanh.  Trong đó, qua việt quất và bơ có hàm lượng vitamin E và C rất lớn, bạn nên chú ý bổ sung thêm trong bữa ăn hàng ngày.
  • Flavonoid: một số loại bạn nên thường xuyên dùng như: trà hoa hòe, trà xanh, việt quất, actiso, rau diếp cá, râu mèo…
  • Nước khoáng: Người bệnh nên cung cấp cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
  1. Suy giãn tĩnh mạch có cần điều trị không?

Nhiều người cho rằng bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ gây nhức mỏi bình thường mà không nguy hiểm, chỉ cần thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt là được. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Càng về sau, các triệu chứng càng nặng nề, người bệnh có thể đau đến mức không đi được, chuột rút ngày một nhiều và đau hơn, chân bầm tím, có thể loét, nhiễm trùng rất khó hồi phục. Đặc biệt là nếu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng huyết khối, nguy hiểm đến tính mạng.

Ứ máu lâu ngày sẽ hình thành nên những cục huyết khối. Huyết khối di chuyển theo máu về tim, từ tim lên phổi gây thuyên tắc mạch phổi có thể dẫn đến tử vong chỉ sau vài phút.

 

Thuyên tắc mạch phổi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Thuyên tắc mạch phổi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Vì vậy người bệnh không được chủ quan, nếu có các triệu chứng kể trên, hãy đi khám và điều trị sớm.

  1. Bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu?

Để có kết quả chính xác nhất, được thực hiện đầy đủ các bước chẩn đoán, bạn nên đến các bệnh viện có đầy đủ các thiết bị máy móc. Bệnh nhân thường được chỉ định siêu âm doppler để chẩn đoán chính xác khi có nghi ngờ bị bệnh hoặc để phát hiện huyết khối. Hiện trên cả nước có một số bệnh viện sau bạn có thể đến khám như:

Địa chỉ khám suy giãn tĩnh mạch ở miền bắc:

  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh Viện E: 89 Trần Cung – Phường  Nghĩa Tân – Hà Nội
  • Bệnh viện Lão khoa Trung ương: Số 1A Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội
  • Bệnh Viện tim Hà Nội (có 2 cơ sở)

Địa chỉ khám suy giãn tĩnh mạch ở miền trung

  • Bệnh viện Đà Nẵng: 124 Hải Phòng – Thạch Thang – TP Đà Nẵng
  • Bệnh viện Đa khoa Nghệ An: Km5 Đại lộ Lenin – Xóm 14 – TP Vinh – Nghệ An.

Địa chỉ khám suy giãn tĩnh mạch ở miền nam

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: 315 Quốc lộ 91B – Phường An Bình – Quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ
  • Bệnh Viện Tim Tâm Đức: Số 4 Nguyễn Lương Bằng – Phường Tân Phú – Quận 7 – TP Hồ Chí Minh
  • Bệnh Viện Trưng Vương: 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh

Siêu âm Doppler giúp đánh giá mức độ suy giãn và phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu

Siêu âm Doppler giúp đánh giá mức độ suy giãn và phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu

  1. Cách chữa suy giãn tĩnh mạch là gì?

Phương pháp phẫu thuật

  • Phẫu thuật stripping
  • Phẫu thuật Muller

Phương pháp phẫu thuật có rất nhiều nhược điểm như: có tỷ lệ thành công thấp và tỉ lệ biến chứng cao, tất cả mới chỉ là thử nghiệm, chỉ có tác dụng trên các tĩnh mạch mà nó tác động, không cải thiện được tình trạng suy giãn ở các tĩnh mạch khác.

Phương pháp không phẫu thuật

  • Phương pháp laser nội tĩnh mạch
  • Phương pháp sóng radio
  • Phương pháp chích xơ tạo bọt
  • Tất và băng ép y khoa
  • Dùng thuốc: đường uống hoặc bôi ngoài da

Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch thường có hiệu quả không cao, nhiều tác dụng phụ

Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch thường có hiệu quả không cao, nhiều tác dụng phụ

Các phương pháp gây xơ có thể gây dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da do thoát nước ra xung quanh, tiêm nhầm vào động mạch.

Phương pháp dùng thuốc và vớ ép có ưu điểm: là cách trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà, không cần điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, chúng có rất nhiều nhược điểm:

- Dùng thuốc uống tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ, khi dùng riêng lẻ sẽ có hiệu quả khá thấp. Thuốc bôi ngoài da nếu có tác dụng thì hiệu quả cũng rất thấp, không điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu.

- Vớ ép y khoa thường gây khó chịu, bí bách, chỉ cho tác dụng lúc đeo, chỉ cần dừng không dùng, các triệu chứng sẽ quay trở lại. Vớ ép chỉ có tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, không có tác dụng trên tĩnh mạch bị suy giãn ở vị trí khác. Không chỉ vậy, nếu không lựa chọn loại vớ ép phù hợp thì không có hiệu quả thậm chí còn làm bệnh nặng hơn.

Vớ ép y khoa  chỉ cho tác dụng lúc đeo, chỉ cần dừng không dùng, các triệu chứng sẽ quay trở lại.

Vớ ép y khoa  chỉ cho tác dụng lúc đeo, chỉ cần dừng không dùng, các triệu chứng sẽ quay trở lại.

  1. Suy giãn tĩnh mạch có khỏi không?

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mãn tính, chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì thế, khi đã bị suy giãn tĩnh mạch, chúng ta phải xác định sống chung với bệnh trong thời gian rất dài.

Có thể thấy, tất cả các phương pháp trên đều dẫn có những nhược điểm lớn nhất định. Có phương pháp chỉ có tác dụng tại những nơi nó tác động như phẫu thuật, chích xơ, dùng vớ ép. Dùng thuốc thì hiệu quả không cao, gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi cần điều trị kéo dài như bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Vì thế xu hướng hiện nay là chuyển sang dùng thảo dược và sản phẩm từ thảo dược, hiệu quả đem lại rất cao mà không hề gây bất kỳ tác dụng bất lợi nào cho người bệnh.

  1. Giải pháp an toàn hiệu quả đến từ thảo dược tự nhiên

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về các loại thảo dược tự nhiên - những loại đã được dùng từ lâu đời để chứng minh tác dụng, tìm ra hoạt chất tạo nên tác dụng đó, từ đó tối ưu tác dụng của chúng. Sau nhiều công trình nghiên cứu, người ta đã tìm ra những thảo dược có tác dụng tốt nhất cho những tĩnh mạch bị suy giãn như:

Các thảo dược làm bền và tăng độ đàn hồi của thành tĩnh mạch:

  • Hạt dẻ ngựa: Chứa Aescin giúp trợ tĩnh mạch, giảm phù và sưng, tăng cường độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương.

Hạt dẻ ngựa có hiệu quả tốt trong cải thiện suy giãn tĩnh mạch

Hạt dẻ ngựa có hiệu quả tốt trong cải thiện suy giãn tĩnh mạch

  • Hoa hòe: chứa rutin giúp tăng cường sức chịu đựng của thành mao mạch, ngăn tình trạng mạch máu dễ bị đứt vỡ, giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
  • Vỏ cam chanh: Chứa Diosmin và Hesperidin, giúp bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch, chống viêm, kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine.
  • Cây chổi đậu: kích thích tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng chân, đau chân, giảm phồng tĩnh mạch, làm tĩnh mạch khỏe hơn.

Người ta cũng nhận thấy vai trò rất quan trọng của những thảo dược có tác dụng hoạt huyết để ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Khi nghiên cứu người ta nhận thấy cây chổi đậu không chỉ làm tăng sức bền thành mạch mà còn có tác dụng hoạt huyết rất tốt. Một thảo dược kinh điển được dùng để tăng lưu thông máu khác là lá bạch quả, được dùng trong rất nhiều phương thuốc, là một vị dược liệu mà người suy giãn tĩnh mạch cần được bổ sung.

Vai trò của thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cũng rất quan trọng, chúng giúp bảo vệ thành tĩnh mạch trước các tác nhân oxy hóa, ngăn chặn tình trạng hư hại van và thành tĩnh mạch, kết hợp với 2 nhóm thảo dược trên giúp phòng và cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.

BoniVein - Bí quyết để có đôi chân khỏe mạnh

BoniVein là sản phẩm nhập khẩu từ Canada và Mỹ, là hướng đi mới hiệu quả, an toàn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ:

Công thức toàn diện

BoniVein có công thức toàn diện, là sự kết hợp của cả ba nhóm thành phần:

  • Tăng sức bền thành tĩnh mạch: Hạt dẻ ngựa, hoa hòe, vỏ cam chanh, cây chổi đậu.
  • Chống oxy hóa, bảo vệ thành tĩnh mạch: hạt nho, lý chua đen, vỏ thông.
  • Tăng cường tuần hoàn, ngăn chặn cục máu đông: lá bạch quả, cây chổi đậu.

Đây là công thức toàn diện nhất trên thị trường hiện nay, giúp cải thiện tất cả các mặt của tĩnh mạch bị suy giãn. Từ đó bệnh được cải thiện tốt nhất.

BoniVein có công thức toàn diện nhất hiện nay

BoniVein có công thức toàn diện nhất hiện nay

Công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới

BoniVein được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn GMP của: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, Bộ y tế Canada và Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO.

Tại các nhà máy trên, BoniVein được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ, giúp cơ thể hấp thụ nhanh và tốt nhất.

Phân phối bởi công ty uy tín hàng đầu Việt Nam

BoniVein được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania -  top 5 công ty phân phối thực phẩm chức năng hàng đầu Việt Nam.

Nhờ nguồn gốc rõ ràng, hiệu quả vượt trội, BoniVein đã được phân phối ra nhiều  nhà thuốc trên toàn quốc, được nhà thuốc tin tưởng tư vấn cho bệnh nhân sử dụng.

Nhờ những đóng góp tích cực cùng của mình, năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng.

Công ty Botania - TOP 10 Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng

Công ty Botania - TOP 10 Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng

Năm 2019, công ty đã vinh dự được nhận “Cúp vàng vì sức khỏe cộng đồng” lần thứ 4 do Hiệp Hội thực phẩm Chức năng Việt Nam (VAFF) trao tặng.

Công ty Botania - vinh dự nhận giải thưởng “Cúp vàng vì sức khỏe cộng đồng”

Công ty Botania - vinh dự nhận giải thưởng “Cúp vàng vì sức khỏe cộng đồng”

Với BoniVein hàng triệu bệnh nhân đã chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Được phân phối nhiều năm trên thị trường Việt Nam, BoniVein đã đem đến niềm vui cho hàng ngàn bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch vì đôi chân khỏe mạnh đã trở lại.

Bác Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi, ở phòng 34, số nhà 33 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Từ ngày bị bệnh, bác hay bị nhức mỏi, nặng, tê và đau chân, chỉ cần đi lại khoảng 30 phút là bác đã có cảm giác không đi được nữa.  Hai chân nổi chằng chịt gân xanh tím, nổi lên như con giun. Theo thói quen bác dùng dầu nóng xoa bóp, lúc đầu có đỡ đau nhưng sau đó đau nặng hơn. Đặc biệt là bác bị chuột rút khi ngủ, cơn đau bóp chặt cẳng chân, co rút cả người, căng cứng, xoa bóp hay giơ chân lên cao cũng không đỡ. Vì bị chuột rút nên bác bị mất ngủ thường xuyên, từ đó sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không ít. Bác có dùng vớ y khoa và dùng daflon liên tục theo chỉ định của bác sĩ nhưng 2 tháng liền mà bệnh tình không hề thuyên giảm.

Bác Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi, ở phòng 34, số nhà 33 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Sau khi tìm hiểu về BoniVein trên mạng đồng thời đến tận nhà hỏi thăm một người đã từng bị như bác, tin tưởng nên bác mới  bắt đầu dùng. Với liều 4 viên/ngày, chỉ sau nửa tháng chân bác đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều, đặc biệt là chuột rút cũng được giảm bớt. Sau 2 tháng, các tĩnh mạch đã mờ dần, bác bỏ luôn cả vớ y khoa vì không còn đau nhức như trước nữa. Sau 5 tháng, tĩnh mạch gần như đã lặn hoàn toàn, bác đạp xe 2 vòng công viên thống nhất mà không nhức mỏi gì, mấy tháng rồi cũng không bị chuột rút. Ăn được, ngủ được, tập thể dục được khiến sức khỏe của bác ngày càng được nâng cao, giờ bác thấy khỏe mạnh như chưa từng bị bệnh suy giãn tĩnh mạch hành hạ.

Bác Trần Thị Nghiêm (70 tuổi, ở số 58, ngõ 275 đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng, điện thoại: 0332.914.239)

Bác Trần Thị Nghiêm (70 tuổi, ở số 58, ngõ 275 đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng, điện thoại: 0332.914.239)

Trước đây cô rất khổ sở vì bệnh suy giãn tĩnh mạch bởi thường xuyên bị đau nhức, cứ đi một lúc là chân lại tê cứng, nặng như đeo chì, chuột rút căng cứng cả chân. Tĩnh mạch nhỏ và mảnh nổi chằng chịt ở mắt cá và bắp chân. Ngoài ra, chân cô còn bị sạm lại. Cô cũng đã chạy chữa nhiều nơi, uống nhiều thuốc, cả châm cứu, chạy điện nhưng đều không có cải thiện.

Từ ngày tìm hiểu và biết đến sản phẩm BoniVein, thấy được nhiều người phản hồi tốt nên cô bắt đầu dùng. Chỉ sau khoảng 2 tuần chân đã nhẹ nhàng hơn hẳn. Dùng được 3 tháng thì chân hết hẳn các triệu chứng, đi lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều, không còn chuột rút. Không chỉ vậy, cô còn chơi được cả thể thao, tĩnh mạch cũng nhỏ lại và mờ dần đi. Hiện tại cô rất hạnh phúc vì được làm những gì mình thích mà trước đây bị căn bệnh suy giãn tĩnh mạch này ngăn lại.

Chị Tạ Thị Diệu Nguyên (54 tuổi) ở số nhà 16 đường Trường Chinh, khu trung tâm thương mại Tân Châu, thị xã Tân Châu, An Giang, điện thoại: 0983.971.224

Chị Tạ Thị Diệu Nguyên (54 tuổi) ở số nhà 16 đường Trường Chinh, khu trung tâm thương mại Tân Châu, thị xã Tân Châu, An Giang, điện thoại: 0983.971.224

Vì đặc thù công việc phải đứng cả ngày nên khoảng 10 năm trước chị đã bắt đầu có các triệu chứng như đau, nhức, nặng, mỏi, khó chịu ở chân. Lúc đó chị cũng không biết suy giãn tĩnh mạch là gì, nghĩ đứng nhiều thì mỏi thôi. Vì không có biện pháp gì nên bệnh tiến triển ngày càng nặng. Chân ngày càng đau, chị không đứng bán hàng được nữa, chuột rút xuất hiện ngày càng nhiều về đêm, nó khiến chân chị căng cứng và đau đớn vô cùng. Không chỉ vậy, hai chân chị sưng phù nhất là về chiều và tối, đầy những vết bầm dập tím đậm như bị vấp phải đá vậy, còn cả tĩnh mạch nổi cuồn cuộn gồ lên như những con giun.

Về sau, vì bệnh nặng nên chị đi khám và được chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch chân, lúc này bệnh đã nặng, để thêm một thời gian nữa là sẽ bị huyết khối tĩnh mạch có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Chị được chỉ định mang vớ y khoa và kê đơn thuốc tây. Đeo vớ y khoa thì khó chịu vô cùng, còn thuốc tây thì chị bị nổi mề đay, ngứa ngáy.

Tình cờ chị biết đến và dùng thử BoniVein. Chỉ sau khoảng 4 lọ là các triệu chứng nặng mỏi, đau nhức, chuột rút, sưng phù cải thiện hẳn, chân nhẹ bẫng như không, đi lại tự do, thoải mái. Sau khoảng 2 tháng thì các triệu chứng đau nhức mỏi, chuột rút hết hẳn. Chị kiên trì dùng tiếp, các vết thâm tím với tĩnh mạch xanh mờ dần, được khoảng 3 tháng thì các vết thâm tím này biến mất, các tĩnh mạch xanh nổi lên đã lặn đi được hơn 90%. Giờ chị rất hạnh phúc vì có thể tiếp tục công việc của mình như ngày chưa bị bệnh.

BoniVein - sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng

Liên tiếp 2 năm liền 2017 và 2018, BoniVein vinh dự được nhận giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do PGs.Ts Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao:

BoniVein - sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi “suy giãn tĩnh mạch là gì?” đưa ra những dấu hiệu, nguyên nhân, đối tượng nguy cơ, các phương pháp điều trị bệnh và đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin bổ ích, giúp bạn có hướng đi đúng đắn nhất để cải thiện tình trạng của mình.

 

Xem thêm:

BoniVein - Giải pháp đột phá mới cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

BoniVein - Giải pháp vàng giúp đẩy lui biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc