Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Tổng quan từ A-Z (2020)

Thứ bảy, 15-08-2020 09:58 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Suy giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến hiện nay. Thế nhưng, có không ít người cho đến khi được chẩn đoán mắc bệnh cũng là lần đầu nghe đến tên bệnh này. Việc hiểu được rõ hơn về bệnh sẽ giúp bạn có hướng đi đúng đắn trong quá trình điều trị, giúp bệnh được cải thiện tốt nhất. Vậy suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Triệu chứng, cách điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt ra sao? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn đọc bài viết ngay sau đây.

 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

   Tĩnh mạch là những mạch máu của cơ thể, đóng vai trò đưa máu về tim. Tĩnh mạch phân bố khắp cơ thể, bao gồm hai phần chính là thành tĩnh mạch và van tĩnh mạch. Bình thường, van tĩnh mạch đóng mở nhịp nhàng cùng với hoạt động của tim giúp máu được vận chuyển theo một chiều về tim.

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh mà tĩnh mạch bị suy yếu, van tĩnh mạch bị hở khiến một phần máu bị chảy ngược lại, tạo thành hiện tượng dòng chảy ngược. Điều đó khiến máu bị ứ lại trong tĩnh mạch gây ra các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, máu ứ lại khiến tĩnh mạch càng ngày càng bị suy yếu và giãn ra.

 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

 

   Suy giãn tĩnh mạch có thể gặp ở bất kỳ cơ quan, bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu gặp ở chi dưới nên bài viết này sẽ tập trung nói về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân (triệu chứng, biến chứng, nguyên nhân, cách điều trị và giải pháp tối ưu).

 

Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

   Người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể gặp một hoặc nhiều hoặc tất cả các triệu chứng dưới đây:

- Đau, nặng chân, mỏi chân: Người bệnh chỉ cần đi bộ, đứng hay ngồi lâu sẽ thấy có cảm giác đau, nặng và mỏi chân. Cảm giác đau, nhức, buồn buồn rất khó chịu khiến người bệnh phải dừng lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi. Khi bị nặng, người bệnh thậm chí phải nằm một chỗ vì bị đau và nặng chân.

 

Người bệnh dễ bị đau, nhức, nặng mỏi chân

Người bệnh dễ bị đau, nhức, nặng mỏi chân

 

- Buồn chân, cảm giác như có dịch chạy hay kiến bò dưới da.

- Chuột rút: Người bệnh thường bị chuột rút vào ban đêm khi ngủ, tần suất tăng dần theo độ nặng của bệnh. Có những người 1 tháng, 1 tuần mới bị một lần nhưng có những người một đêm có thể bị chuột rút lên tới 6-7 lần, khiến người bệnh đau đớn và mất ngủ.

- Tê chân: Khi đứng hoặc ngồi ở một tư thế, người bệnh sẽ bị tê chân. Triệu chứng này sẽ giảm bớt khi người bệnh đung đưa chân liên tục.

- Phù chân: Bàn chân và cổ chân bị sưng phù, ấn lõm, thường xuất hiện vào buổi chiều tối.

 

Phù chân là biểu hiện thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Phù chân là biểu hiện thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

- Nặng chân, mỏi chân: Xuất hiện khi đi lại nhiều, thường vào buổi chiều tối, nằm nghỉ ngơi và kê cao chân các triệu chứng sẽ thuyên giảm.

- Có hoặc không có tĩnh mạch nổi dưới da. Trong trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch nông sẽ có các tĩnh mạch mạng nhện hoặc tĩnh mạch to như đầu đũa nổi lên dưới da gây mất thẩm mỹ. Còn suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ không có các tĩnh mạch nổi lên như vậy.

 

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

- Các nốt xuất huyết dưới da và bị bầm tím: Các mao mạch dễ bị vỡ và gây xuất dưới da, khiến người bệnh thường có những mảng da tối màu, thâm tím, đặc biệt là khi va đập nhẹ.

 

Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

   Nhiều người nghĩ, bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ gây các triệu chứng đau nặng mỏi và làm mất thẩm mỹ nên cố chịu đựng mà không chịu điều trị. Thế nhưng, bệnh không đơn giản như vậy, nếu chúng ta không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như:

- Loét chân: Các vết thương rất lâu lành, dễ bị nhiễm trùng và gây ra các vết loét, dùng kháng sinh ít có hiệu quả. Chúng nặng dần và khiến người bệnh có nguy cơ phải cắt cụt chi.

- Huyết khối tĩnh mạch: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Khi máu bị ứ trong tĩnh mạch sẽ hình thành cục máu đông. Chúng theo tĩnh mạch về tim, từ tim lên phổi gây thuyên tắc mạch phổi, lên não gây tắc mạch máu não rất nguy hiểm.

 

 Thuyên tắc mạch phổi do huyết khối tĩnh mạch rất nguy hiểm

Thuyên tắc mạch phổi do huyết khối tĩnh mạch rất nguy hiểm

 

   Vì vậy, bạn không thể chủ quan mà cần có phương pháp điều trị ngay từ bây giờ.

 

Chữa suy giãn tĩnh mạch như thế nào?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính, hiện chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh này. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh tốt để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Để cải thiện bệnh hiệu quả, bạn cần kết hợp giữa việc  xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và sử dụng phương pháp phù hợp.

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần sinh hoạt như thế nào?

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện và ngày càng nặng hơn ở những người có chân thường xuyên bị tỳ đè, chèn ép (ngồi nhiều, mặc đồ chật, có thai...) chịu nhiều áp lực từ trên xuống (mang vác vật nặng, đi giày cao gót…). Vì vậy, người bệnh cần:

- Giảm cân, giữ chỉ số BMI<15, tránh tăng cân quá nhanh khi mang thai.

- Hạn chế mang vác vật nặng, không đứng quá lâu, không ngồi quá nhiều mà nên thay đổi tư thế thường xuyên.

- Không đi giày cao gót, mặc quần chật, không phơi nắng quá lâu, không dùng dầu nóng xoa chân, hạn chế ngâm chân nước nóng.

- Kê cao chân khi ngủ, nên tập đạp xe đạp trên không thường xuyên.

 

 Người bệnh nên kê cao chân khi ngủ

Người bệnh nên kê cao chân khi ngủ

 

- Tăng cường tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe đạp, đi bộ, bơi lội. Nhưng bạn không nên tập quá nhiều, khi thấy mỏi chân cần dừng lại nghỉ ngơi và thư giãn chân.

- Không dùng nước nóng để ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch.

- Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin C trong bữa ăn hàng ngày. Chú ý nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như việt quất, nho, táo hoặc uống trà hoa hòe để góp phần bảo vệ và làm tăng độ bền tĩnh mạch.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

   Để bệnh được cải thiện tốt, việc thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt là chưa đủ mà người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp phù hợp. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch là:

- Can thiệp nhiệt tại nội tĩnh mạch bằng tia laser hoặc sóng radio cao tần: Phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ,  tuyệt đối không được dùng cho  những bệnh nhân không có khả năng đi lại, những trường hợp đã có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và dị dạng động tĩnh mạch. Đồng thời, chúng chỉ có tác dụng trên những đoạn tĩnh mạch được tác động.

- Phương pháp chích xơ: Nguy cơ lớn nhất của phương pháp này đó là người bệnh bị dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da do thoát nước ra xung quanh, tiêm nhầm vào động mạch (có thể dẫn đến cắt cụt chi).

- Phẫu thuật: Không áp dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu, dễ gây biến chứng, dễ tái phát.

- Dùng vớ ép y khoa: Nếu dùng vớ có lực ép không phù hợp, thậm chí bệnh có thể tiến triển nặng hơn.

 

Dùng vớ có lực ép không phù hợp có thể khiến bệnh nặng hơn

Dùng vớ có lực ép không phù hợp có thể khiến bệnh nặng hơn

 

- Dùng thuốc: Các thuốc tây điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay chỉ có tác dụng lên một mặt của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Muốn bệnh được cải thiện tốt cần kết hợp nhiều thuốc với nhau. Trong khi, tất cả các thuốc tây đều có các tác dụng không mong muốn. Khi phải kết hợp các thuốc tây với nhau, nguy cơ gặp tác dụng phụ của người bệnh tăng lên rất nhiều.

   Trước những nhược điểm lớn của các phương pháp trên gây ra, các nhà khoa học thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals đã nghiên cứu, kết hợp nhiều thành phần thảo dược  tự nhiên an toàn, hiệu quả với nhau trong sản phẩm BoniVein - Sản phẩm toàn diện cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 

BoniVein - Món quà từ tự nhiên dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   BoniVein là sản phẩm từ thảo dược tự nhiên được nhập khẩu từ Canada và Mỹ. Sản phẩm giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách toàn diện nhờ các thành phần:

Các thành phần giúp tăng cường độ bền và độ đàn hồi của thành tĩnh mạch: Aescin (trong hạt dẻ ngựa) rutin (trong hoa hòe), diosmin và hesperidin (trong vỏ cam chanh. Tất cả các chất này đều đã được chứng minh có hiệu quả vượt trội trong việc làm tăng cường độ bền và độ đàn hồi của thành tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch dần co lại từ đó cải thiện bệnh hiệu quả.

Các thành phần giúp chống oxy hóa: Lý chua đen, hạt nho và vỏ thông: Các thành phần này có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp bảo vệ thành tĩnh mạch trước sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó giúp thành mạch bền chắc hơn.

Các thành phần giúp hoạt huyết: Bạch quả, cây chổi đậu. Hai thảo dược này giúp tăng cường lưu thông máu, làm giảm tình trạng ứ máu tại tĩnh mạch. Từ đó vừa giúp giảm triệu chứng đau, nhức, nặng, mỏi… vừa ngăn tĩnh mạch bị giãn nặng hơn vừa phòng ngừa biến chứng huyết khối hiệu quả.

 

 Công thức toàn diện của sản phẩm BoniVein

Công thức toàn diện của sản phẩm BoniVein

 

   Với sự kết hợp các thành phần như trên, BoniVein là sản phẩm có tác dụng toàn diện nhất hiện nay, tác động lên tất cả các tĩnh mạch bị suy giãn. Với liều 4-6 viên/ngày, sau khoảng 2-3 tuần là các triệu chứng đau nhức nặng mỏi sẽ giảm rõ rệt. Sau 3 tháng, các tĩnh mạch nổi lên sẽ mờ dần, bệnh được cải thiện tối ưu.

 

BoniVein là giải pháp tối ưu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

BoniVein là giải pháp tối ưu cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

BoniVein - Sản phẩm của công nghệ bào chế hiện đại

  Các thành phần thảo dược kinh điển kết hợp với nhau tạo thành viên nang BoniVein nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer - Công nghệ sản xuất tiên tiến nhất tại hai  nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP của tập đoàn Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới.

  Công nghệ microfluidizer giúp tạo ra những phân tử hạt có kích thước nano. Nhờ vậy, cơ thể có thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được cao nhất.

 

BoniVein - Bí quyết chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch của hàng vạn người

  Trong khi rất nhiều người đang khổ sở vì bệnh suy giãn tĩnh mạch, cho dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không cải thiện thì đã có hàng vạn người chiến thắng căn bệnh này nhờ sản phẩm BoniVein.

 

Chị Phạm Thị Hiền, 48 tuổi, địa chỉ tại 17/1/9 Lương Thế Vinh, phường 9, thành phố Vũng Tàu.

 

Chị Phạm Thị Hiền, 48 tuổi

Chị Phạm Thị Hiền, 48 tuổi

 

Chị Hiền chia sẻ:  “Chị bị suy giãn tĩnh mạch sâu, chân lúc nào cũng có cảm giác đau nhức mỏi. Đặc biệt là khi đi lại nhiều một chút, chân chị sẽ nặng như chì, đau đến mức không thể đi tiếp. Chị cũng đã dùng nhiều loại thuốc tây rồi nhưng không hiệu quả. Sau đó, chị đọc thông tin trên mạng và biết tới BoniVein, chị uống ngày 4 viên rất đều đặn. Sau 3 tuần thì các triệu chứng đau nhức đã giảm rõ rệt, còn sau 2 tháng thì chị đi đứng gần như bình thường. Đặc biệt là chị dùng đến 18 lọ rồi mà không gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào. Chị hài lòng lắm!”.

 

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương, 63 tuổi, 709  tòa nhà 179 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

 

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương

 

  “Bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến chân cô lúc nào cũng có cảm giác nặng nề, hai mắt cá chân sưng phù lên. Cô cũng đã đi khám và dùng daflon theo đơn nhưng không đỡ chút nào. Cô cũng dùng thử các loại thuốc nam trị suy giãn tĩnh mạch chân nhưng bệnh cũng không có biến chuyển”.

“Tình cờ đọc báo cô biết đến và sử dụng BoniVein với liều 4 viên/ngày. Sau 1 lọ thì những triệu chứng như nặng chân, tê bì và chuột rút đã giảm rõ ràng. Tình trạng cứ tốt lên từng ngày cho đến khi gần hết lọ thứ 4 thì bệnh đã giảm được đến 80% rồi. Hiện nay, nhờ BoniVein mà cô đã đi lại bình thường và không còn bất kỳ triệu chứng nào nữa, cô mừng lắm!”.

   Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Để bệnh được cải thiện tốt nhất, bạn cần có chế độ sinh hoạt phù hợp kết hợp với các biện pháp tác động toàn diện lên tĩnh mạch bị suy giãn. BoniVein chính là giải pháp tối ưu, vừa an toàn vừa hiệu quả dành cho bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin đầy đủ, giúp bạn có hướng đi đúng đắn nhất. Chúc bạn sớm lấy lại được đôi chân khỏe mạnh.

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc