Mục lục [Ẩn]
Người ta thường ví bàn chân là trái tim thứ hai của con người. Trong y học cổ truyền, ngâm chân là một liệu pháp trị bệnh thông dụng được rất nhiều người áp dụng. Vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời, mời các bạn cùng đọc nhé!
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?
Suy giãn tĩnh mạch là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng dẫn máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?
Tĩnh mạch ở chân thường bị suy giãn nhiều hơn cả gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh gặp phải các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê bì, cảm giác như kiến bò, chuột rút về ban đêm, tĩnh mạch có thể nổi rõ dưới da... Nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như loét chân không lành (nhất là ở người già), huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi,...
Suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không?
Ngâm chân không chỉ thúc đẩy lưu thông máu mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Việc ngâm và tác động vật lý lên chân (bóp, massage chân) sẽ có tác dụng giảm tức thời các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch như: Nặng chân, căng tức, tê mỏi. Việc tăng lưu thông khí huyết từ việc ngâm chân sẽ làm cho người bệnh có cảm giác thoải mái, giảm đau, giảm căng tức, và có giấc ngủ ngon.
Ngâm chân giúp thúc đẩy lưu thông máu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Ngâm chân có thể đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu ngâm chân không đúng cách, phương pháp này không những không có tác dụng gì mà còn phản tác dụng, làm bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển nặng thêm.
Thông thường, ngâm chân bằng nước ấm, nhiệt độ khoảng 35 - 40⁰C, có thể giảm đáng kể triệu chứng đau nhức do một số bệnh gây ra như bệnh khớp hoặc bệnh gout,... Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch là một ngoại lệ. Bởi vì khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn bình thường (như nước ấm), theo phản xạ tự nhiên, các tĩnh mạch sẽ giãn nở, làm cho các van tĩnh mạch vốn bám vào thành mạch hở ra nhiều hơn, dòng máu chảy ngược tăng lên nhiều hơn. Đồng thời, các tĩnh mạch ở chân giãn to hơn làm tăng ứ đọng máu khiến bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng đau nhức và khó chịu ở chân ngày càng trở nên trầm trọng.
Chính vì vậy, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tuyệt đối không ngâm chân vào nước ấm, để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Vậy ngâm chân như thế nào mới đúng cách, mời các bạn cùng đọc phần tiếp theo nhé.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch ngâm chân như thế nào mới đúng cách?
Theo các chuyên gia tại Viện y khoa Hoa Kỳ, người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ngâm chân bằng nước lạnh (dưới 20⁰C). Bởi nước lạnh giúp các tĩnh mạch co lại, các van tĩnh mạch 1 chiều sẽ trở nên se khít hơn, giúp hồi lưu dòng máu về tim tốt hơn cũng như hạn chế dòng máu chảy ngược về tim. Do đó, ngâm chân bằng nước lạnh, kết hợp xoa bóp, massage chân giúp giảm bớt những cơn đau nhức và hạn chế tình trạng sưng phù chân.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ngâm chân bằng nước lạnh
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày để tránh bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, ngâm chân chỉ là biện pháp có khả năng giảm triệu chứng tức thời, trong thời gian ngắn. Những trường hợp bệnh tiến triển nặng thì biện pháp ngâm chân sẽ không có tác dụng nhiều.
Để khắc phục bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách toàn diện nhất, bạn nên kết hợp ngâm chân với các biện pháp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, sử dụng thảo dược thiên nhiên để kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng bởi tính an toàn và hiệu quả đã được kiểm chứng.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên để khắc phục suy giãn tĩnh mạch
Có rất nhiều loại thảo dược tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch, có tác dụng rất tốt để cải thiện bệnh như:
Vỏ quả cam, chanh
Hoạt chất trong vỏ cam, chanh giúp cải thiện hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch
Hai hoạt chất Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam, chanh có tác dụng rất tốt với người bệnh suy giãn tĩnh mạch, cụ thể là:
- Giúp kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành tĩnh mạch, tăng bền vững và trương lực thành tĩnh mạch, do đó thúc đẩy lưu thông máu.
- Giúp bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch.
- Giúp chống oxy hóa, làm giảm viêm, sưng.
Hạt dẻ ngựa
Cây dẻ ngựa có xuất xứ từ các vùng rừng núi từ Balkan qua Tây Á đến dãy Himalaya. Từ xa xưa, hạt dẻ ngựa đã được sử dụng trong các bệnh liên quan đến mạch máu và bệnh trĩ.
Ngày nay, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của chất Aescin – hoạt chất chiết xuất trong hạt dẻ ngựa để cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức trên 5429 bệnh nhân cho kết quả: Với liều 75mg Aescin dạng uống trong thời gian nghiên cứu từ 4 – 10 tuần, tất cả các triệu chứng được cải thiện lên tới 70 – 80%.
Các nhà khoa học giải thích rằng, chất Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng giúp:
- Trợ tĩnh mạch: Aescin làm tăng sản xuất Prostaglandin F2. Prostaglandin F2 giúp cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch.
- Giảm phù và sưng: Aescin làm tăng tính nhạy cảm đối với ion canxi, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp của tĩnh mạch, nhờ đó giúp cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương, giảm phù nề.
Hoa hòe
Cây hoa hòe có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cây hoa hòe được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng,..
Nụ hoa hòe chứa hàm lượng rutin rất cao
Nụ hoa hòe chưa nở có hàm lượng rutin rất cao. Rutin có tác dụng giúp tăng cường sức chịu đựng của tĩnh mạch, thiếu chất này sức chịu đựng của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ. Chính vì vậy, nụ hoa hòe được coi là một loại thảo dược vô cùng quý giá đối với người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Các loại thảo dược quý vừa nêu ở trên, hiện nay đã được các nhà khoa học Mỹ thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals nghiên cứu kỹ lưỡng và kết hợp thành công thức toàn diện BoniVein + - Giải pháp tối ưu dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.
BoniVein + - Sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bên cạnh Diosmin, Hesperidin, cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất rutin từ hoa hòe giúp tăng sức bền và cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch, thành phần của BoniVein + còn chứa các thảo dược giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khỏi tác động của các gốc oxy tự do như lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, và các thảo dược giúp hoạt huyết, tăng lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối như bạch quả, cây chổi đậu. Do đó, BoniVein + là sản phẩm dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch có công thức toàn diện nhất trên thị trường hiện nay.
BoniVein + có công thức toàn diện nhất trên thị trường hiện nay
Sử dụng đều đặn 4-6 viên BoniVein + mỗi ngày giúp:
- Giảm các triệu chứng đau chân, nhức chân, tê bì, sưng phù, chuột rút,... sau 2 - 3 tuần sử dụng.
- Co nhỏ và làm mờ những tĩnh mạch xanh tím nổi trên da sau 3 tháng sử dụng.
- Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh như tắc mạch do hình thành huyết khối, loét không liền sẹo, thuyên tắc phổi..., đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Không chỉ có công thức toàn diện, BoniVein + còn được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer, một trong những công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới. Công nghệ này giúp tối ưu hóa hiệu quả của sản phẩm bằng cách tạo ra những hạt phân tử nano có:
- Kích thước đồng nhất và ổn định, từ đó giúp duy trì chất lượng sản phẩm, hạn sử dụng kéo dài.
- Loại bỏ được những nguồn ô nhiễm có hại cho sức khỏe, giúp tạo ra sản phẩm an toàn với người sử dụng.
- Khả năng hấp thu có thể lên đến 100%, giúp phát huy tối đa tác dụng của các loại thảo dược.
Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniVein + đã giúp hàng vạn người bệnh đẩy lui bệnh suy giãn tĩnh mạch, lấy lại cuộc sống vui khỏe.
Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi, số 3/2A ấp Mỹ Hòa 4, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh, Đt 0945.805.815.
Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi
Chú Hiệp trầm tư kể lại: “Chú bị suy giãn tĩnh mạch từ năm 2015, cứ 2-3 ngày chú bị sưng phù chân một lần, nhưng qua một đêm là hết. Đến cuối năm 2019, chú vẫn bị sưng phù hai bắp chuối nhưng nó không xẹp mà sưng to, căng bóng, cứng đơ. Đồng thời, chân chú xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân. Không những thế, hầu như đêm nào chú cũng bị chuột rút, đau đến phát khóc. Gót chân chú thì đau như giẫm phải đinh, không thể đi lại bình thường được. Chú đi khám nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc, tìm tòi nhiều biện pháp khắc phục, cả ngâm chân mà không đỡ chút nào.”
“May thay chú biết tới BoniVein + nhờ một lần tình cờ lên mạng internet tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chú ra nhà thuốc mua BoniVein + về uống ngay liều 6 viên mỗi ngày chia hai lần. Chú dùng tới hộp thứ 3, thứ 4 là chân chú đỡ hẳn, hết đau, sáng ngủ dậy chỉ cảm giác hơi thốn thốn chút thôi nhưng vẫn đi lại bình thường được. Hai bắp chuối thì đã bớt sưng, mềm ra. Dùng tiếp 6 lọ BoniVein + nữa thì chân chú xẹp lại bình thường, hết đau, hết cả chuột rút. Chú mừng lắm!”
Bác Trần Thị Lý (tên ở nhà là Tư), 72 tuổi, số 726 đường Hùng Vương, khu vực 5, thị xã Ngã Bảy, phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, điện thoại 0356.070.362.
Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi
Bác Lý kể: “Chân bác bị đau lâu rồi nhưng đầu năm 2018 thì mới trở nặng, khi đó bác đi khám mới biết mình bị suy giãn tĩnh mạch. Cả hai chân bác tê bì, nặng nề, đau nhức, da chân căng bóng, chân phù to giống như chỉ cần rạch một đường chỉ là sẽ nứt toác ra. Bác muốn đứng lên đi lại thì phải có người dìu mới đứng dậy được. Bác đi khám khắp nơi, ai mách gì bác cũng làm theo, nào ngâm chân, uống thuốc tây rồi đắp thuốc đông y cũng có nhưng bệnh không được cải thiện chút nào. Dần dần, bác phải nằm liệt giường luôn, không đi lại được. Đã thế chân bác còn nổi những tĩnh mạch xanh lè, to đùng, xệ cả xuống. Bác lo lắng lắm.”
“May sao bác được một bác ở cùng phường giới thiệu dùng BoniVein +. Bác dùng liều 6 viên mỗi ngày chia 2 lần. Sau 1 tháng, chân bác đã đỡ tê bì, đau nhức, buốt. Hết 2 tháng thì bệnh chuyển biến rõ ràng, chân bác nhẹ nhàng hơn, triệu chứng đau nhức, tê bì chân giảm 70%, bác đã nhúc nhích chân ra khỏi giường, đứng lên ngồi xuống được. Và sau gần 5 tháng dùng BoniVein + liên tục, bác đã đi lại nhẹ nhàng như người bình thường, các tĩnh mạch nổi to xanh lè trước đây cũng đã co nhỏ lại và mờ dần đi. Cả nhà bác đều mừng vui như hội. Bác nhất định sẽ tiếp tục sử dụng BoniVein + lâu dài để ngăn ngừa bệnh tái phát và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.”
Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: “Suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không?” cũng như biết làm thế nào để ngâm chân đúng cách. Đồng thời nắm được giải pháp BoniVein + giúp kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hay cần tìm hiểu thêm về sản phẩm BoniVein+, mời bạn gọi vào số hotline miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Chân nổi gân xanh là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
- Thuốc chữa giãn tĩnh mạch chân là gì? Giải pháp tối ưu không cần dùng thuốc