Trong những năm gần đây, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến với những biểu hiện thường gặp như nặng tê bì chân, phù chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối khá thường xuyên, cảm giác đau nhức và nhiều gân xanh ở chân.
Nhiều triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch khiến người bệnh nhầm tưởng đây là căn bệnh về xương khớp và tự chữa bằng phương pháp dân gian là ngâm chân vào nước nóng. Vậy phương pháp này có đúng không, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới tổng quan
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và gây ra những biến đổi về huyết động cùng sự biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây nên các triệu chứng nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê bì, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên…
Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân…
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân vào nước nóng
-
Quan niệm thường gặp:
Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Vì bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người, việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách là một điều đáng quan tâm.
Ngâm chân nước nóng là một trong số những phương pháp đơn giản nhưng lại có thể đem lại rất nhiều lợi ích như:
-
Cải thiện trí não và tinh thần
-
Tăng cường thể chất
-
Giảm chứng mất ngủ
-
Khử mùi hôi chân
Ngoài ra việc kết hợp ngâm chân nước ấm với một số thành phần khác như muối, gừng, nước chè xanh, lá tía tô… có thể làm giảm đáng kể các cơn đau khớp hoặc đau do gout.
Chính vì vậy, nhiều người cho rằng ngâm chân bằng nước nóng cũng sẽ làm giảm và dịu bớt các cơn đau tức thì do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Đồng thời, trong suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện tình trạng nổi gân xanh mạng nhện trên bắp chân, tình trạng thâm tím ở 1 vài vị trí… Mà theo quan niệm dân gian, ngâm chân nước ấm có thể làm cho các vết bầm tím tan ra và mất đi. Nên những người bị suy giãn tĩnh mạch càng có xu hướng ngâm chân nước nóng nhiều.
-
Tuy nhiên, quan niệm này trên thực tế là SAI
Với chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, việc ngâm chân nước nóng là một việc làm không những không mang đến hiệu quả trong việc trị bệnh mà thậm chí còn tăng thêm cảm giác khó chịu, đau nhức khi thực hiện.
Ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, tình trạng máu bị ứ đọng lại trong các van tĩnh mạch làm cho các mạch máu nhỏ bị giãn và gây đau. Chính vì vậy nhiệt độ tăng cao là một yếu tố thuận lợi để các tĩnh mạch giãn nở thêm, làm cho các van tĩnh mạch có xu hướng hở nhiều hơn và dòng máu chảy ngược tăng. Đồng thời, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to làm tăng ứ đọng máu, gây cảm giác đau nhức và khó chịu ở chân.
Do đó, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch tuyệt đối KHÔNG ngâm chân nước nóng.
-
Vậy, có nên ngâm chân bằng nước lạnh không?
Câu trả lời là CÓ.
Đa số các bệnh nhân suy tĩnh mạch cho biết họ cảm thấy đỡ đau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Điều này là do các tĩnh mạch co nhỏ lại, làm giảm dòng máu chảy ngược cũng như tình trạng ứ đọng tĩnh mạch, nhờ đó giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.
Vì vậy bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể thực hiện biện pháp ngâm chân bằng nước lạnh.
Một số chú ý thêm cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Ngâm chân nước lạnh chỉ là một biện pháp giúp giảm bớt một chút cảm giác đau nhức và khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra, chứ không thể làm hạn chế sự tiến triển của bệnh và bảo tồn những tĩnh mạch chưa bị suy giãn. Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cần chú ý kết hợp một số thay đổi lối sống và sử dụng thêm một số sản phẩm có tác dụng hỗ trợ và điều trị suy giãn tĩnh mạch.
-
Tăng cường luyện tập thể dục giúp giữ cho trọng lượng của bạn dưới sự kiểm soát và cơ bắp chân săn chắc, do đó máu của bạn sẽ chảy tự do.
-
Nếu công việc của bạn phải đứng, ngồi lâu, hãy thường xuyên đi lại sau ít nhất mỗi 45 phút- 1 tiếng. Đồng thời cố gắng kéo căng cơ chân thường xuyên để tăng lưu thông.
-
Nếu bạn đang mang thai, hãy cố gắng ngủ quay người sang bên trái.
-
Theo dõi cân nặng của bạn, hãy giảm cân ngay nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì.
-
Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ và ít muối.
-
Tránh đi giày cao gót và đi các loại giày chật.
-
Nâng cao chân của bạn khi nằm nghỉ ngơi và ngủ.
-
Khi phải ngồi hoặc phải đứng trong thời gian dài, hãy chú ý thay đổi tư thế.
-
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ:
Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn tăng nặng của bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc tây nhằm làm giảm triệu chứng, những loại thuốc này khi sử dụng trong thời gian dài gây nên những tổn hại nguy hiểm đến cơ thể, đặc biệt là chức năng gan, thận.
Nhiều bác sĩ và chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng bổ sung các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có sản phẩm BoniVein 100% thảo dược an toàn giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bệnh nhân như hiện tượng sưng, đau, nhức, buốt, ngứa, chuột rút, khiến bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhõm và thoải mái hơn. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, an toàn.
Biện pháp ngâm chân vào nước lạnh chỉ là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau tức khắc do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Vì vậy khi bị suy giãn tĩnh mạch hay chú ý đến những những phương pháp được nêu ra trong mục 3 của bài viết. Ngay cả khi bạn mới chỉ có yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch như bạn là phụ nữ, thường xuyên đi giày cao gót, dân văn phòng hay phải làm các công việc phải đứng, ngồi trong thời gian dài… hãy chú ý đến việc phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch và thay đổi các thói quen xấu. Khi có thắc mắc hay có bất kỳ vấn đề khó khăn gì liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM: