Mục lục [Ẩn]
Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1 tỷ người bị mắc các bệnh lý tim mạch, tức là bất kể độ tuổi thì cứ xấp xỉ 8 người lại có 1 người bệnh. Đồng thời, bệnh lý tim mạch còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia. Vấn đề vốn đã rắc rối sẽ lại càng thêm nan giải khi mà người bệnh tim mạch còn mắc thêm đái tháo đường. Chúng có khả năng gây trầm trọng lẫn nhau khiến cho bệnh nhân càng gần với ranh giới nguy hiểm hơn. Mời bạn đọc bài viết và cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục của bài toán khó này.
Đái tháo đường là gì và mối quan hệ với các bệnh lý tim mạch?
Đái tháo đường (hay tiểu đường) là bệnh lý mãn tính liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa theo cơ chế tuyến tụy thiếu hụt sản xuất insulin hoặc cơ thể tự đề kháng với insulin khiến hoạt động của enzyme này không hiệu quả dẫn đến tình trạng nồng độ glucose trong máu tăng cao kéo dài.
Ở Việt Nam, bệnh lý tim mạch và đái tháo đường là 2 trong top 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Không những thế, có đến 80% bệnh nhân đái tháo đường chết do các biến cố tim mạch và tỉ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 1,5 - 1,7 lần ở những bệnh nhân không mắc đái tháo đường. Đây chính xác đều là những con số biết nói, chúng cho ta thấy 2 vấn đề này có mối quan hệ ảnh hưởng tiêu cực lẫn nhau, vì vậy ta càng cần phải đề cao cảnh giác hơn nữa.
Khi bị đái tháo đường, việc đường máu cao vượt ngưỡng an toàn và kéo dài sẽ gây tổn thương các mạch máu, dây thần kinh nói chung cũng như những dây thần kinh chi phối mạch máu và tuần hoàn nói riêng. Điều đó làm xuất hiện những biến chứng tim mạch nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường, đồng thời làm diễn tiến trầm trọng nhanh hơn với những trường hợp sẵn bị các bệnh lý tim mạch từ trước.
Biến chứng của đái tháo đường tăng thêm gánh nặng cho tim mạch.
Cơ chế đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tăng thêm gánh nặng cho tim mạch của bệnh đái tháo đường đó là do bệnh gây nên những tổn thương sớm và gây rối loạn chức năng các tế bào nội mạc mạch máu. Khi đó các phân tử LDL-cholesterol sẽ dễ chui qua lớp nội mạc vào trong, hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch hoặc nếu có mảng xơ vữa từ trước thì việc này sẽ khiến chúng hình thành tiến triển nhanh hơn gây hẹp dần lòng mạch.
Bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi huyết áp thường xuyên, nếu tình trạng tăng huyết áp diễn ra đồng thời với đái tháo đường thì gánh nặng tim mạch càng thêm lớn đồng thời những tổn thương mạch máu, thần kinh do mức đường huyết cao kéo dài gây ra sẽ ngày càng diễn biến trầm trọng hơn.
Ngoài ra còn có những yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường cũng góp phần không nhỏ trong việc gia tăng áp lực cho các vấn đề tim mạch của bệnh nhân như là: tuổi cao, rối loạn lipid máu (tăng cholesterol xấu khiến tăng khả năng lắng đọng tạo xơ vữa trong lòng mạch), thừa cân béo phì và ít vận động, tiền sử gia đình có người gặp biến cố tim mạch do đái tháo đường,… Trong các yếu tố trên trừ tuổi cao và tiền sử gia đình thì còn lại đều là thứ có thể tác động, thay đổi được. Đây cũng chính là những yếu tố mà biện pháp kiểm soát đái tháo đường cần nhắm đến.
Nguyên tắc xử lý khi mắc kèm đái tháo đường với các bệnh lý tim mạch.
Khi bạn bị mắc kèm đái tháo đường với các bệnh lý tim mạch khác như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hẹp mạch vành,… chắc hẳn bạn cũng đã hiểu đây là một tình trạng nan giải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Sẽ không còn cách nào khác ngoài việc xác định mục tiêu và kiểm soát thật tốt từng vấn đề. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn nghiêm túc tìm hiểu và thực hiện theo những biện pháp dưới đây là bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh tình trong lòng bàn tay mình.
Đầu tiên bạn cần có cái nhìn tổng quát rằng bản thân đang cần kiểm soát những vấn đề gì và mục tiêu của từng vấn đề là như thế nào. Ví dụ:
- Về mức đường huyết: chỉ số đường huyết (nồng độ glucose trong máu) xét nghiệm lúc đói (tối thiểu 8h sau lần ăn gần nhất) sẽ ở mức 4,4 - 6,1 mmol/L đối với những người khoẻ mạnh, khoảng từ 6,1 đến dưới 7 mmol/L với người rối loạn dung nạp glucose và từ trên 7mmol/L đối với người bị bệnh tiểu đường. Mục tiêu kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường là đưa mức đường huyết về càng gần mức an toàn càng tốt, vì mức đường huyết càng cao càng kéo dài thì các triệu chứng bệnh sẽ càng nặng và khả năng bị biến chứng càng cao.
- Về HbA1c: là chỉ số xét nghiệm thể hiện mức đường huyết trung bình trong 3 tháng, mục tiêu lý tưởng cho người bệnh là HbA1c dưới 7.
- Về huyết áp: mục tiêu chung cho chỉ số huyết áp của bệnh nhân là dưới mức 140/90mmHg.
- Về chỉ số cholesterol: mục tiêu kiểm soát cholesterol của mỗi bệnh nhân, mỗi tình trạng khác nhau là khác nhau.
Bạn nên thảo luận với bác sĩ khám bệnh để nắm được cụ thể tất cả những mục tiêu của mình là gì.
Tiếp theo, bạn cần nắm kỹ và thực hiện đúng được các biện pháp nhằm hướng đến các mục tiêu đó, chính yếu nhất là: thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát các chỉ số và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Một lưu ý quan trọng nữa, bạn cần đi khám ngay nếu có những dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ như sau:
- Chóng mặt, mất thăng bằng, khó đi lại
- Đau đầu đột ngột dữ dội
- Lẫn lộn, gặp khó khăn khi nói hoặc suy nghĩ
- Tê ở mặt, tay hoặc chân cùng một bên
- Mắt bị khó nhìn ở một hoặc cả hai bên
Các biện pháp giúp bạn kiểm soát đái tháo đường và phòng ngừa biến cố tim mạch hiệu quả hơn.
Thực hiện lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
Về chế độ ăn:
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ, đường và muối như: cơm, miến, các món chiên rán, bánh kẹo,…
- Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ và khoáng chất như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ, trái cây, sữa ít béo,…
- Uống nhiều nước lọc, hạn chế tối đa nước ngọt, rượu bia, đồ uống có ga.
- Trong khẩu phần một bữa ăn nên chia theo tỉ lệ tối thiểu một phần hai là rau củ, trái cây, tối đa một phần tư là chất đạm ít béo như đậu phụ, thịt gà nạc, cá, … tối đa một phần tư là thức ăn loại hạt chứa tinh bột như cơm, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…
- Lên kế hoạch các bữa ăn theo chế độ dinh dưỡng phù hợp đã nêu trên, ăn đủ ngày ba bữa sáng trưa tối, nếu đói mệt có thể ăn thêm bữa phụ, tuy nhiên trong bữa phụ chỉ nên ăn trái cây hàm lượng đường thấp có vị ngọt thanh như: ổi, dưa chuột, bưởi,…
Tháp dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường
Về lối sống:
- Giảm cân đối với nam giới có chu vi vòng eo lớn hơn 100cm và là 90cm trở lên với nữ giới hoặc với những bệnh nhân có chỉ số khối BMI trên 30. Biện pháp tối ưu là kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
- Tập thể dục thường xuyên ít nhất 5 buổi/ tuần, mỗi buổi tối thiểu 30 phút. Bệnh nhân nên lựa chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng và phù hợp sở thích bản thân như đi bộ, tập yoga, đánh cầu lông và không nên chơi những môn thể thao đối kháng vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ…
- Theo dõi đường huyết và huyết áp thường xuyên và đi khám định kì.
Sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh
Việc sử dụng thuốc tây y nhằm điều chỉnh các chỉ số hướng về mục tiêu, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra thuốc tây y khi sử dụng luôn kèm theo những tác dụng phụ và gây hại trên gan thận. Vì vậy bạn cần trao đổi kĩ với bác sĩ của mình trước khi sử dụng để nắm được: liều lượng, cách dùng, lưu ý về tác dụng không mong muốn, cách xử trí khi quên liều đồng thời hãy theo dõi sát sao trong quá trình điều trị.
Biện pháp thảo dược hỗ trợ kiểm soát bệnh
Trong Y học cổ truyền, có rất nhiều thảo dược giúp giảm đường huyết và lipid máu rất hiệu quả như là: dây thìa canh, mướp đắng, quế,… Nhằm giúp bệnh nhân dễ tiếp cận sử dụng đồng thời có thể kết hợp được những nhân tố tốt nhất mang lại hiệu quả tối ưu trong kiểm soát đái tháo đường và phòng ngừa biến cố tim mạch, tập đoàn Viva group đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm BoniDiabet+.
Viva group (hay Viva Nutraceuticals) là tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Mỹ và Canada. Sản phẩm BoniDiabet+ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bậc nhất có công nghệ microfluidizer giúp các thành phần thẩm thấu sâu, phát huy được tác dụng tối đa.
BoniDiabet+ có công dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng của đái tháo đường đặc biệt là các biến chứng tim mạch. Được như vậy là nhờ có những thành phần sau:
- Nhóm thảo dược thiên nhiên: dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi giúp hạ và ổn định đường huyết; quế giúp hạ mỡ máu; lô hội tăng khả năng chữa lành vết thương.
- Nhóm các nguyên tố vi lượng: magie, kẽm, crom, selen có khả năng tham gia cấu tạo các enzym chuyển hoá đường, tăng độ nhạy cảm với insulin giúp ổn định đường huyết tốt hơn qua đó giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng cho bệnh nhân.
- Nhóm vitamin và dưỡng chất: vitamin C, acid alpha lipoic và acid folic giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức bền thành mạch máu cũng như mao mạch ở đáy mắt và thận, rất hữu ích trong việc phòng ngừa biến cố tim mạch, mắt, thận.
Sản phẩm BoniDiabet+
BoniDiabet+ được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Mỹ) và Tổ chức Y tế thế giới WHO, với nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng, không lo vấn đề gặp tác dụng phụ. Sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Đặc biệt sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền Hà Đông - Hà Nội cho kết quả bệnh nhân đạt hiệu quả khá và tốt lên đến 96,67%.
Thực tiễn với gần 15 năm có mặt tại Việt Nam, BoniDiabet+ đã giúp cho rất nhiều người dễ dàng hơn, an tâm hơn khi chung sống với bệnh đái tháo đường.
Mong rằng bài viết này giúp bạn đánh giá được chính xác mối liên hệ tai ương giữa đái tháo đường và bệnh lý tim mạch đồng thời tìm được phương hướng an toàn, hiệu quả để điều trị bệnh cho bản thân. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số tổng đài miễn cước 18001044 để biết thêm chi tiết.
XEM THÊM: