Mục lục [Ẩn]
Được biết đến từ hàng ngàn năm trước, cho đến nay, gút vẫn là một bệnh lý nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh gút đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bên cạnh yếu tố tuổi tác, bệnh gút cũng có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày. Cũng chính vì vậy, để có thể chung sống hòa bình với bệnh lý này, người bệnh sẽ cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Vậy, những nguyên tắc này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Người bệnh gút cần tuân thủ những nguyên tắc gì?
Tăng acid uric máu và bệnh Gút có quan hệ gì?
Chúng ta vẫn thường được nghe về acid uric máu như một tiêu chuẩn để chẩn đoán và đánh giá mức độ tiến triển của bệnh gút.
Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa nhân purin dưới sự xúc tác của enzyme xanthine oxidase. Lượng purin này đến từ hai nguồn chính là:
- Nội sinh: Từ các tế bào chết của cơ thể (chiếm khoảng 30%).
- Ngoại sinh: Từ thực phẩm giàu đạm (chiếm khoảng 70%).
Ở nồng độ thấp, acid uric vốn đóng vai trò như một chất chống oxy hóa cho cơ thể. Ngược lại, khi nồng độ tăng cao, acid uric lại trở thành “kẻ thủ ác” gây ra bệnh gút.
Cụ thể, nồng độ acid uric máu thường được giữ ở mức an toàn là dưới 420 µmol/l (đối với nam) và 360 µmol/l ( đối với nữ). Khi vượt quá mức này, acid uric sẽ kết tinh thành muối urat. Các tinh thể muối này sẽ lắng đọng, gây viêm và tổn thương chủ yếu tại các khớp, mô liên kết.
Điều đặc biệt là, tăng acid máu diễn ra âm thầm, gần như không có triệu chứng gì đặc trưng, cho đến khi cơn đau gút cấp đầu tiên xuất hiện, thì người bệnh mới ngỡ ngàng khi biết mình đã mắc bệnh gút.
Khi acid máu tăng cao mà không được kiểm soát tốt, những tinh thể urat sẽ ngày càng tích tụ nhiều và tạo thành những hạt tophi. Hạt tophi có hình tròn, màu trắng, nổi lộm cộm dưới da và có thể quan sát thấy bằng mắt thường.
Những hạt tophi có thể nhỏ như đầu đũa, nhưng cũng có thể lớn hơn gấp nhiều lần và mọc ở rất nhiều những vị trí khác nhau tùy vào thời gian mắc bệnh. Kích thước càng lớn, hạt tophi sẽ càng gây tổn hại đến cấu trúc khớp, khiến người bệnh đau đớn, vận động khó khăn.
Những nơi có cục tophi đóng dày đặc còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, lở loét, đặc biệt là khi những hạt tophi này vỡ ra.
Bên cạnh đó, acid uric có thể kết tinh thành sỏi urat tại thận, đường tiết niệu, gây ứ nước, ứ mủ dẫn đến suy thận và tăng huyết áp. Lúc này, việc điều trị bệnh gút lại càng trở nên khó khăn hơn, do chức năng đào thải acid uric của thận bị suy giảm đáng kể.
Sỏi urat được lấy từ thận của người bệnh gút.
Để kiểm soát được sự tiến triển khó lường của bệnh gút, người bệnh thường phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt trong dùng thuốc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, những nguyên tắc này là gì?
Những nguyên tắc bất di bất dịch mà người bệnh Gút cần tuân thủ
Với tình trạng tăng acid uric máu mạn tính, việc thay đổi trong lối sống, sinh hoạt và ăn uống, kết hợp với dùng thuốc dường như là điều bắt buộc đối với người bệnh gút. Vậy, những nguyên tắc mà người bệnh cần tuân thủ là gì?
Sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn, tái khám định kỳ
Thông thường, người bệnh gút sẽ phải dùng thuốc hạ acid uric máu (Allopurinol, Febuxostat, Probenecid,…), kết hợp với thuốc giảm đau, chống viêm trong các cơn gút cấp (Colchicine, Nsaid, corticoid).
Liều lượng được điều chỉnh phù hợp cho từng người bệnh, từng giai đoạn bệnh cụ thể. Do đó, người bệnh nên thăm khám định kỳ để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh, để bác sĩ điều chỉnh liều phù hợp. Người bệnh không nên tự ý sử dụng, tăng giảm liều, hay dùng chung đơn thuốc của người khác.
Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu đạm
Như đã phân tích, tiêu thụ thực phẩm giàu đạm là yếu tố chính khiến acid uric máu tăng cao. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.
Thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó, thịt thú rừng,…
- Hải sản, động vật có vỏ (sò, ốc, hàu,…)
- Nội tạng động vật.
Thay vào đó, người bệnh nên dùng các loại thịt trắng (ức gà, cá sông), thịt nạc, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi (trừ nấm, giá đỗ, măng tây,…), uống nhiều nước,…
Người bệnh Gút nên hạn chế ăn thịt đỏ.
Tránh xa rượu, bia
Bia là sản phẩm lên men từ lúa mạch, có chứa nhiều loại nấm men, nên sẽ làm tăng acid uric máu sau khi sử dụng, đặc biệt là bia tươi. Rượu tuy không gây tăng acid uric nhưng lại làm giảm chức năng đào thải acid uric của gan, thận. Vì vậy, người bệnh nên tránh xa những loại đồ uống này.
Thường xuyên tập thể dục
Vận động thường xuyên sẽ giúp duy trì sự linh hoạt của các khớp xương. Người bệnh không nên vì lo ngại bệnh tật mà từ bỏ thói quen có lợi cho sức khỏe này. Bạn nên lựa chọn những hoạt động nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực mạnh lên các khớp. Còn nếu đang trong cơn gút cấp, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động.
Bên cạnh tuân thủ những nguyên tắc trên, để chung sống hòa bình với bệnh gút, bạn cũng nên dùng thêm những sản phẩm thảo dược hỗ trợ kiểm soát acid uric máu hiệu quả hơn. Một trong những sản phẩm như vậy là BoniGut+ của Mỹ.
BoniGut+ - Bí quyết chung sống hòa bình với bệnh Gút
BoniGut+ được tạo thành từ nhiều loại thảo dược khác nhau, giúp hạ acid uric theo 3 cơ chế ưu việt là:
- Ức chế sản xuất acid uric: Chiết xuất hạt nhãn, quả anh đào đen, hạt cần tây có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase – enzyme chuyển hóa chất đạm thành acid uric.
- Trung hòa acid uric máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
- Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu nhờ các loại thảo dược như: Trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.
Ngoài ra, BoniGut+ còn được bổ sung thêm những thảo dược giúp giảm đau, chống viêm như: Tầm ma, kim sa, húng tây, bạc hà. Nhờ đó, sản phẩm giúp bảo vệ các khớp khỏi bị hư hại, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau kinh hoàng của bệnh gút mà không sợ tác dụng phụ.
Thành phần của BoniGut+
BoniGut+ còn được sản xuất trên dây chuyền Microfluidizer hiện đại, giúp đưa các thành phần về kích thước nano (dưới 70 nm). Từ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, loại bỏ được các nguồn ô nhiễm, kéo dài hạn sử dụng và tăng khả năng hấp thu lên tới 100%.
Người bệnh nói gì sau khi sử dụng BoniGut+ ?
Sau gần 10 năm lưu hành, BoniGut+ với tác dụng ưu việt đã chiếm được lòng tin của hàng vạn người bệnh gút trên cả nước. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé!
Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi, công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, số điện thoại: 0395.960.710.
Anh Dương chia sẻ: “Năm 2013, anh có triệu chứng của cơn gút cấp, chỉ số acid uric của anh lên tới 780 µmol/l. Bác sĩ kê cho anh thuốc allopurinol và colchicin, anh uống cả năm trời mà chỉ số acid uric vẫn trên 600 µmol/l, hơn thế cơn đau ngày một kéo dài hơn, liên tục hết 3 – 4 ngày lại đau một lần, có khi 5 – 7 ngày mới hết đau. Bác sĩ còn dặn phải lưu ý chế độ ăn kiêng khem của người bị gút, nhưng do công việc nên anh không tuân thủ được.”
“Mãi đến năm 2015, anh tình cờ nghe được thông tin về sản phẩm BoniGut+ qua báo mạng, với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên rất an toàn. Anh đã mua về dùng thử. Tháng đầu sử dụng, anh vẫn thỉnh thoảng thấy đau. Sau khi dùng hết 3 lọ với liều 4 viên/ngày, anh không còn thấy cơn gút cấp xuất hiện nữa, cũng không cần thuốc giảm đau luôn. Sau đó, anh vẫn kiên trì sử dụng, acid uric bây giờ chỉ còn 355 µmol/l thôi, thỉnh thoảng có uống ít rượu hay ăn nhiều chút cũng không thấy đau như trước nữa.”
Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi.
Chuyên gia tư vấn về cách kiểm soát bệnh Gút và công dụng của BoniGut+
Chúng ta cùng lắng nghe phần tư vấn của PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên cao cấp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh về cách kiểm soát bệnh gút nhé!
Chuyên gia cho biết: “Gout là bệnh lý chuyển hóa do sự tăng acid uric máu mạn tính, gây ra tình trạng viêm tại các khớp do lắng đọng tinh thể urat. Mục tiêu chính trong kiểm soát bệnh Gout là hạ và duy trì acid uric máu ở ngưỡng an toàn, để hạn chế việc hình thành những hạt tophi, hay tái phát các cơn Gout cấp.”
“Hiện nay, BoniGut+ là một sản phẩm mà chúng tôi đánh giá rất cao trong việc hạ và ổn định acid uric trong máu. Sản phẩm giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế ưu việt nhờ các thảo dược như: Quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây,… Đồng thời, sản phẩm còn giúp chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Khi sử dụng sản phẩm kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, những bệnh nhân của chúng tôi đã có những cải thiện tích cực, tần suất tái phát cơn Gout cấp giảm đáng kể, kích thước hạt tophi cùng nhỏ lại và ít dần.”
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam tư vấn về cách kiểm soát bệnh Gout với sản phẩm BoniGut+.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về những nguyên tắc giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình với bệnh Gút. BoniGut+là sản phẩm hàng đầu trong hạ acid uric máu và kiểm soát bệnh gút. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Sử dụng BoniGut như thế nào để thu được hiệu quả tốt nhất?
- Bệnh gút ở phụ nữ - Cách nhận biết và phương pháp cải thiện hiệu quả?