Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì và cách điều trị

Thứ ba, 27-09-2022 15:29 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu bạn mới được chẩn đoán bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn và không biết tình trạng này là gì thì hãy theo dõi bài viết ngay sau đây. Chúng tôi không chỉ đưa ra định nghĩa chính xác, nguyên nhân mà còn giúp bạn có giải pháp hiệu quả, an toàn nhất, đừng bỏ lỡ nhé!

 

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

 

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

    Một giấc ngủ tốt là giấc ngủ đảm bảo đầy đủ về chất lượng và thời gian ngủ, khi ngủ dậy người ta cảm thấy khoan khoái, dễ chịu về thể chất và tâm thần, giấc ngủ làm phục hồi lại chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng thay đổi chất lượng và thời gian giấc ngủ bất thường nhưng không có một nguyên nhân thực thể nào. Những người khi mắc phải bệnh này thường chỉ thấy sự nổi trội của nguyên nhân tâm lý, cảm xúc.

    Trung bình mỗi người trưởng thành sẽ ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm và ở trẻ nhỏ thời gian này có thể kéo dài hơn. Thế nhưng với những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ của họ có thể ngắn hơn hoặc dài hơn những người bình thường và chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Điều đó khiến người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy do ngủ không đủ giấc, khó đi vào giấc ngủ. Đặc biệt tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn với những người hay làm việc vào ca đêm hoặc thường xuyên gặp căng thẳng, stress.

 

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

 

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Có rất nhiều lý do khiến con người bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn, điển hình là một số nguyên nhân sau:

- Căng thẳng, mệt mỏi stress, chấn động tâm lý…

- Lão hóa do tuổi già

- Do một số nguyên nhân khác như làm việc theo ca, thay đổi môi trường sống, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, làm việc,…

 

 Rối loạn giấc ngủ không thực tổn có thể do căng thẳng, stress

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn có thể do căng thẳng, stress

 

Các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Có rất nhiều dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn và ở mỗi dạng sẽ có những đặc điểm và nguyên nhân đặc trưng, cụ thể:

Mất ngủ không thực tổn

    Mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất ở bệnh này. Những bệnh nhân khi bị mất ngủ không thực tổn sẽ khó vào giấc, giấc ngủ không sâu, thời gian ngủ bị rút ngắn (ngủ ít hơn 5h một ngày với tần suất khoảng 3 lần trong 1 tuần, kéo dài hơn 1 tháng).

    Mất ngủ không thực tổn không phải do người bệnh mắc phải những bệnh lý như tim mạch, hô hấp hay thần kinh, nội tiết, cũng không phải do người bệnh dùng thuốc và càng không phải là một triệu chứng trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực của bệnh tâm thần.

 

Mất ngủ là 1 dạng thường gặp của rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Mất ngủ là 1 dạng thường gặp của rối loạn giấc ngủ không thực tổn

 

Ngủ nhiều

    Thời gian ngủ trên 10 giờ/ngày nhưng vẫn có cảm giác buồn ngủ, kéo dài trên 1 tháng cho dù không có các bệnh lý thực thể (bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, nội tiết,…), cũng không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.

Rối loạn nhịp thức - ngủ

    Người bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn dạng này sẽ có chu kỳ thức ngủ bị sai lệch so với với nhịp ngày đêm (thức về đêm, ngủ ban ngày). Người bệnh thường sẽ có thêm các triệu chứng như ngủ không sâu, không thỏa mãn về giấc ngủ. Họ cũng không có các bệnh lý thực thể đi kèm, cũng không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.

    Tình trạng rối loạn giấc ngủ này thường gặp ở những người phải làm việc ca đêm, người bị thay đổi múi giờ như tiếp viên hàng không, phi công.

 

Người bị rối loạn giấc ngủ sẽ thức về đêm và buồn ngủ vào ban ngày

Người bị rối loạn giấc ngủ sẽ thức về đêm và buồn ngủ vào ban ngày

 

Chứng mộng du

    Mộng du là tình trạng người bệnh đi khỏi giường trong lúc ngủ và không hề biết chuyện gì đang xảy ra, sau khi tỉnh dậy cũng không nhớ lại được. Người bệnh thường có biểu hiện:

- Có nét mặt trống rỗng, mắt có thể mở hoặc nhắm, không đáp ứng hoặc không trả lời với các câu hỏi của người khác.

- Họ thường quên những việc xảy ra khi mộng du khi thức dậy vào ngày hôm sau.

    Tình trạng này không phải do bệnh lý thực thể, cũng không phải do bệnh lý tâm thần hoặc do thuốc gây ra.

    Mộng du thường không gây ra biến chứng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quá trình mộng du người bệnh có thể bị vấp ngã, chấn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Mộng du là 1 dạng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Mộng du là 1 dạng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn

 

Hoảng sợ khi ngủ

    Ở dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn này, người bệnh có những cơn hoảng sợ tột độ về ban đêm cùng các biểu hiện:

- Ngồi dậy hoặc đứng dậy rồi kêu thét, gào thét.

- Tăng các cử động của cơ thể.

- Tăng sự hoạt động của thần kinh tự trị (mạch đập nhanh, hơi thở gấp, đồng tử giãn, đổ mồ hôi).

- Đôi khi người bệnh cũng sẽ lao ra ngoài như đang cố gắng trốn chạy.

    Các cơn gào thét thường tái diễn kéo dài từ 1-10 phút. Thường dấu hiệu này sẽ xảy ra trong khoảng thời gian đầu của giấc ngủ. Khi tỉnh giấc, bệnh nhân thường không thể nhớ lại những gì xảy ra.

Gặp ác mộng khi ngủ

    Bệnh nhân có gặp ác mộng khi ngủ đêm hoặc ngủ trưa, thường có khóc, và nói nhảm, người bệnh có thể nhớ các chi tiết của giấc mơ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các rối loạn cảm xúc do giấc mơ gây ra như đau buồn, ám ảnh sợ hãi…

 

Gặp ác mộng cũng là 1 dạng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Gặp ác mộng cũng là 1 dạng của rối loạn giấc ngủ không thực tổn

 

Chứng ủ rũ

    Người bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn dạng này thường có cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ cả ngày, họ không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ ngay cả khi đang ăn, đang nói chuyện, đang làm việc.

 

Làm sao để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

  Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bạn cần:

Vệ sinh giấc ngủ

    Vệ sinh giấc ngủ là việc thực hiện một số biện pháp để cải thiện giấc ngủ và hạn chế những hành vi không tốt ảnh hưởng tới giấc ngủ mà không cần dùng tới thuốc. Người bệnh cần chú ý:

- Điều chỉnh lại nhịp thức và ngủ cho khoa học.

- Hạn chế những căng thẳng tâm lý.

- Hạn chế những yếu tố kích thích như cà phê, thuốc lá,xem phim, đọc truyện có tình tiết gay cấn, hấp dẫn.

- Không ăn quá no vào bữa tối

- Không xem tivi, điện thoại trước khi ngủ,…

- Điều chỉnh lại điều kiện môi trường xung quanh phòng ngủ (ánh sáng, không khí và âm thanh) cho phù hợp. Phòng ngủ lý tưởng nên yên tĩnh, thoáng, không bị bí, ánh sáng đèn ngủ ổn định, cường độ vừa phải để dễ đi vào giấc ngủ.

 

Giữ tinh thần thoải mái để có thể ngủ ngon hơn

Giữ tinh thần thoải mái để có thể ngủ ngon hơn

 

Sử dụng thuốc hoặc sản phẩm thảo dược để cải thiện giấc ngủ hiệu quả

Với chứng mất ngủ không thực tổn

    Để điều trị mất ngủ không thực tổn thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc giải lo âu, thuốc gây ngủ (Alprazolam, Brotizolam, Flunitrazepam, Flurazepam, Triazolam, Benzodiazepine,...) trước khi đi ngủ. Tuy nhiên khi sử dụng thì có một lưu ý mà người bệnh bắt buộc phải nhớ đó là chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ bởi chúng gây rất nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, thần kinh, ngoài ra các thuốc này còn gây lệ thuộc và nhờn thuốc.

   Do đó, người bị mất ngủ nên ưu tiên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để cải thiện giấc ngủ 1 cách hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ. Lựa chọn hàng đầu là sản phẩm BoniSleep + của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniSleep +

Sản phẩm BoniSleep +

 

    BoniSleep + có thành phần từ thảo dược, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ, giải tỏa căng thẳng, stress, giúp người dùng dễ vào giấc, ngủ sâu ngon, đủ giấc và cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái sau khi thức dậy.

    Cách dùng sản phẩm này rất đơn giản, bạn chỉ cần uống với liều 2-4 viên/tối trước khi đi ngủ 30 phút. Sau 1-2 tuần, giấc ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt. Giấc ngủ sẽ ổn định sau khoảng 3 tháng sử dụng.

    Để mua sản phẩm này, bạn có thể đến các hiệu thuốc tây trên cả nước, hoặc gọi lên tổng đài miễn cước 18001004 để đặt mua từ công ty Botania (công ty phân phối chính thức BoniSleep +).

    Bác Tăng Thanh Bình, 67 tuổi, ở số 8, ngõ 187 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, một bệnh nhân mất ngủ 20 năm sau khi dùng BoniSleep + đã lấy lại được những đêm ngon giấc. Bác bị mất ngủ do căng thẳng, lo lắng chứ không phải do bất kỳ nguyên nhân thực thể nào. Sau đây là chia sẻ của bác về khoảng thời gian bị bệnh của mình cũng như về sản phẩm BoniSleep +:

 

Chia sẻ của bác Bình về bệnh mất ngủ của mình

 

Khắc phục rối loạn giấc ngủ không thực tổn dạng ngủ nhiều

    Chứng ngủ nhiều có thể được khắc phục bằng cách tăng cường hoạt động thể lực tại các phòng tập, tích cực giao tiếp nhiều hơn với mọi người.

    Người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc trong nhóm thuốc chống trầm cảm hoạt hóa như Defanyl, Pertofran hay Survector,… vào buổi sáng, kéo dài trong thời gian khoảng 3 – 4 tuần. Việc sử dụng các loại thuốc này cũng phải theo chỉ định của bác sĩ.

 

Tăng cường hoạt động thể lực tại các phòng tập sẽ giúp cải thiện chứng ngủ nhiều

Tăng cường hoạt động thể lực tại các phòng tập sẽ giúp cải thiện chứng ngủ nhiều

 

Khắc phục tình trạng rối loạn nhịp thức ngủ

    Việc rối loạn nhịp giấc ngủ có thể được điều trị bằng các liệu pháp như vệ sinh giấc ngủ, tăng cường hoạt động về thể lực, thư giãn cơ thể trước khi ngủ.

    Đối với điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của các bác sĩ như Rivotril, Lexomil từng đợt ngắn. Còn khi muốn sử dụng giải pháp hiệu quả mà an toàn thì sử dụng BoniSleep + với liều 2-4 viên trước khi ngủ 30 phút là lựa chọn hàng đầu.

    Thành phần của BoniSleep + có melatonin, là một hormon tự nhiên trong cơ thể được tiết ra từ tuyến tùng. Nó có vai trò giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ theo nhịp ngày đêm và điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Ngoài ra, BoniSleep + cũng có nhiều thảo dược giúp an thần, giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu ngon hơn như cây nữ lang, hoa cúc, hoa bia, ngọc trai, lạc tiên, Ashwagandha…

 

BoniSleep + giúp điều chỉnh nhịp thức ngủ ngày đêm

BoniSleep + giúp điều chỉnh nhịp thức ngủ ngày đêm

 

Khắc phục tình trạng mộng du, hoảng sợ, ác mộng

    Những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ không thực tổn như mộng du, hoảng sợ khi ngủ, ác mộng có thể được cải thiện bằng việc vệ sinh giấc ngủ, luyện tập thư giãn hoặc sử dụng thuốc giải âu lo, thuốc gây ngủ, thuốc trầm cảm.

    Những loại thuốc thường được sử dụng đó là Seduxen 5mg, Rivotril 2 mg, Lexomil 6 mg Zolpidem 5 mg, Amitriptylin 25 mg, Mirtazepine 30 mg. Khi sử dụng các loại thuốc này người bệnh cũng cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

 

Một số loại thuốc giải âu lo, thuốc gây ngủ, thuốc trầm cảm sẽ giúp khắc phục tình trạng mộng du, hoảng sợ, ác mộng

Một số loại thuốc giải âu lo, thuốc gây ngủ, thuốc trầm cảm sẽ giúp khắc phục tình trạng mộng du, hoảng sợ, ác mộng

 

Khắc phục rối loạn giấc ngủ không thực tổn dạng ủ rũ

    Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện theo chế độ ngủ ngắn (khoảng 4h 1 lần, mỗi giấc ngủ kéo dài khoảng 15-30 phút).

    Một số thuốc sử dụng để khắc phục tình trạng ủ rũ có thể kể đến như thuốc chống bệnh trầm cảm Fluoxetin, thuốc kích thần Modafinil. Các loại thuốc này chỉ được sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ.

    Trên đây là những thông tin về chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn và cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc