Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phương pháp mới dùng huyết tương tự thân để điều trị thoái hóa khớp

Thứ bảy, 29-02-2020 16:27 PM

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp là hay gặp nhất. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ của Tổ chức Y tế thế giới công bố vào năm 2017, khoảng 23,3% dân số nước ta trên 40% tuổi mắc các bệnh liên quan đến cơ xương khớp.

Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí y tế.

Hiện nay, tại Việt Nam, một số bệnh viện đã áp dụng phương pháp điều trị mới - phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP - Platelet Rich Plasma), giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý.

 

Thoái hóa khớp là gì?

 

Thoái hóa khớp là gì?

 

Thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm kèm theo là phản ứng viêm và giảm dịch nhày giúp bôi trơn giữa các khớp. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức và cứng khớp.

Đây là bệnh mãn tính, xảy ra chủ yếu ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa tự nhiên và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp gây ra.

 

Triệu chứng thoái hóa khớp

Những triệu chứng thoái hóa khớp diễn biến thất thường và đa dạng, điển hình như:

Đau nhức

Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của thoái hóa khớp. Những cơn đau âm ỉ, có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế tác động nhiều đến khớp.

Bạn đầu, tình trạng đau nhức chỉ xuất hiện khi vận động, hết sau khi nghỉ ngơi. Sau đó, đau nhức xương khớp có thể đau liên tục, đau nhiều khi vận động.

Thời tiết thay đổi, đặc biệt chuyển lạnh, áp suất giảm, độ ẩm cao, các cơn đau nhức do thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn. Chỉ cần cử động nhỏ người bệnh cũng sẽ bị đau nhức cả ngày hoặc kéo dài nhiều ngày sau đó.

 

Cứng khớp

Đây là triệu chứng thoái hóa khớp đi kèm theo các cơn đau. Tình trạng cứng khớp xảu ra nhiều nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh khi đó sẽ không thể cử động được các khớp bị đau phải nghỉ ngơi khoảng 10 – 30 phút mới giảm dần.

Nếu thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nặng thì triệu chứng cứng khớp sẽ kéo dài dai dẳng hơn.

 

Có tiếng kêu lạo xạo khi cử động

Khi bị thoái hóa khớp, phần sụn, đệm giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn giảm và có phản ứng viêm. Vì thế, khi người bệnh di chuyển, đầu xương sẽ ngày càng sát vào nhau, chạm với phần sụn bị bào mòn gây ra tiếng kêu lạo xạo.

Biểu hiện triệu chứng viêm khớp này sẽ nghe rõ khi vận động mạnh. Kèm theo là cơn đau nhức dữ dội.

 

Khó vận động các khớp

Người bị thoái hóa khớp sẽ khó hoặc có thể không thực hiện được một số động tác như cúi sát đất, quay cổ…

 

Teo cơ, sưng tấy và biến dạng

Các khớp bị sưng tấy, đau hoặc biến dạng, các cơ xung quanh bị yếu, mỏng đi dần teo đi. Chẳng hạn như đầu gối bị lệch khỏi trục, ngón tay bị u cục gồ ghề, ngón chân cong vẹo…

 

Thoái hóa khớp thường gặp ở khớp nào?

Gần như khớp nào cũng có thể bị thoái hóa nhưng phổ biến hơn cả là những khớp sau:

Thoái hóa khớp gối

 

Thoái hóa khớp gối

 

Thoái hóa khớp gối thường xảy ra nhiều, do khớp này phải gánh chịu lực lớn để có thể giữ cho cơ thể cân bằng, đứng vững, di chuyển được.

Triệu chứng thoái hóa ở khớp gối: Đau ở phía trước, bên cạnh đầu gối. Đầu gối khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Đứng dậy hoặc ngồi xổm đều khó khăn. Bệnh ở giai đoạn nặng kèm theo cả tê bì chân và biến dạng nhẹ ở khớp gối.

 

Thoái hóa khớp háng

Thóa hóa khớp háng dễ nhận biết qua triệu chứng như:

Đau sâu bên trong phía trước háng

Đau ở bên cạnh, phía trước đùi, ở mông và lan xuống đầu gối

 

Thoái hóa bàn tay, ngón tay

Bị ảnh hưởng nhiều là vùng gốc ngón cái và những khớp ngón tay. Khớp bị sưng đau, nhất là khi mới xuất hiện bệnh. Sau bệnh tiến triển nặng, khớp ngón tay hình thành nốt cứng, biến dạng trở nên gồ ghề, cong nhẹ.

Tổn thương ở vị trí này cũng rất dễ gặp, có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Người bệnh cảm thấy đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong chân và đùi.

Khi bệnh nhẹ, người bệnh sẽ đau nhiều khi mới thức dậy. Cơn đau thường kéo dài trong khoảng 30 phút. Sau cơn đau giảm dần nhưng lại kéo dài âm ỉ và đau tăng lên khi làm việc nhiều.

 

Thoái hóa cột sống cổ

Triệu chứng dấu hiệu của bệnh là đau mỏi phía sau gáy, lan dần đến cánh tay phía có dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng.

 

Thoái hóa bàn chân

Bệnh thường ảnh hưởng vào gốc của ngón chân cái, có thể bị cứng hoặc cong veo. Do đó, việc đi đứng bị khó khăn và đau đớn.

 

Thoái hóa gót chân

 

Thoái hóa gót chân

 

Người bệnh sẽ có cảm giác bị đau vào buổi sáng khi bước chân xuống giường, đi vài bước đầu tiên.

 

Điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp, sau đây là một số biện pháp phổ biến:

Vật lý trị liệu

Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp sau: Chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện… để giảm đau.

Khi xuất hiện những cơn đau nhức thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh để khớp phải hoạt động.

 

Thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau

Bổ sung chondroitin, glucosamine

Tiêm thuốc acid hyaluronic

Kết hợp tập phục hồi chức năng

Bên cạnh thuốc uống, người bệnh có thể được tiêm thuốc trực tiếp vào khớp bị thoái hóa để mang lại kết quả nhanh hơn.

 

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cẩu- hướng đi mới trong điều trị thoái hóa khớp

Tuy không quá nguy hiểm nhưng cơn đau do thoái hóa khớp gây ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng nhưng không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh thậm chí có nguy cơ tàn tật.

Chị Võ Thị Minh N. (52 tuổi, Đà Nẵng) mắc bệnh thoái hóa khớp gối đã nhiều năm nay. “Mỗi đợt chuyển mùa, đầu gối mình nhức mỏi, nhiều khi không nhấc nổi chân lên cầu thang”, chị N. chia sẻ. Cứ mỗi lần như vậy, chị lại đến phòng khám cơ xương khớp gần nhà, bốc thuốc đông y về uống và kết hợp thêm vật lý trị liệu. “Mặc dù có thuyên giảm, nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Mình vẫn phải thường xuyên đi khám và lấy thuốc khi tái phát”, chị N. nói thêm.

Cuối năm ngoái, chị biết đến phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP - Platelet Rich Plasma). Chị đã tìm đến Bệnh viện Gia Đình để khám và tư vấn. Được biết phương pháp PRP có tác dụng điều trị lâu dài, có thể dứt điểm tình trạng thoái hóa khớp gối “kinh niên” mà không cần phẫu thuật, chị quyết định thực hiện liệu trình điều trị.

Liệu trình của chị gồm 3 lần tiêm, mỗi lần tiêm cách nhau 3-4 tuần, theo chỉ định của bác sĩ. Sau 2 lần tiêm đầu tiên, chị đã thấy có sự chuyển biến đáng kể “Đầu gối mình giảm nhức mỏi hẳn!”.

Khoảng 1 tháng sau khi hoàn tất lần tiêm thứ 3, chị N. cho hay: “Chị không còn cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt, hoặc vận động mỗi khi trái gió trở trời nữa. Bác sĩ bảo với chị chỉ cần tái khám sau 1 năm để đánh giá lại là ổn”.

 

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cẩu- hướng đi mới trong điều trị thoái hóa khớp

 

So với các phương pháp điều trị truyền thống như sử dụng thuốc, phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP - Platelet Rich Plasma) đã mở ra một hướng mới để điều trị thoái khớp: điều trị bảo tồn.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy khoảng 20-50ml máu từ chính người bệnh, sau đó tiến hành ly tâm để loại bỏ hồng cầu, bạch cầu, thu về lượng huyết tương có nồng độ tiểu cầu gấp 4-8 lần so với huyết tương bình thường. Tiểu cầu sau khi đã được hoạt hóa sẽ được sử dụng để tiêm trực tiếp vào vùng cần điều trị của khách hàng.

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ tiêm PRP tự thân vào khớp gối thoái hóa - với đích tác động là cải thiện, tăng sinh tế bào sụn khớp, giảm đau, cải thiện chức năng khớp gối, trong khi hầu như không có biến chứng đáng kể. 

 

Ứng dụng của phương pháp PRP

Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được chỉ định điều trị cho những trường hợp, khi mà việc uống thuốc hay tiêm thuốc không thể giúp cải thiện bệnh.

So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%, quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý, tác dụng rõ rệt trong việc giảm đau, cải thiện đau hiệu quả. 

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm và có thể không phù hợp với một số bệnh nhân. 

Do vậy, bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, đánh giá và tư vấn trước khi quyết định điều trị. 

 

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc