Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phát hiện mới: Đi bộ 2 phút sau ăn giúp giảm lượng đường trong máu

Thứ năm, 20-10-2022 14:19 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta đều biết rằng, tăng cường vận động, tập thể dục thể thao sẽ giúp hạ đường huyết. Gần đây, một phân tích được công bố trên tạp chí Sports Medicine đã đưa ra phát hiện mới, đó là chỉ với khoảng 2 phút đi bộ nhẹ nhàng sau ăn sẽ đặc biệt hiệu quả trong việc giúp làm giảm lượng đường trong máu. Cùng tìm hiểu về phương pháp này để áp dụng ngay từ hôm nay nhé!

 

Đi bộ 2 phút sau ăn giúp giảm lượng đường trong máu

Đi bộ 2 phút sau ăn giúp giảm lượng đường trong máu

 

Đi bộ 2 phút sau ăn giúp giảm lượng đường trong máu

   Đi bộ nhẹ 2 phút sau khi ăn sẽ làm giảm lượng đường trong máu và góp phần giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt hơn. Đây là kết quả của một phân tích tổng hợp mới của 7 nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc đại học Đại học Limerick ở Ireland vào tháng 2 năm 2022.   

   Những người tham gia nghiên cứu được chia thành các nhóm đứng, ngồi và đi bộ, thực hiện liên tục trong 2-5 phút, sau 20-30 phút lặp lại 1 lần trong suốt một ngày.

   Kết quả cho thấy, so với việc ngồi hoặc đứng thì đi bộ 2-5 phút sau khi ăn sẽ giúp giảm lượng đường trong máu tốt hơn.

   Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, khoảng thời gian tốt nhất để đi bộ là từ 60-90 phút sau ăn. Người bệnh nên chú ý tránh đi bộ ngay sau khi ăn no, hãy ngồi nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút rồi mới bắt đầu đứng dậy và vận động cơ thể.

 

Đi bộ 2 phút sau ăn giúp giảm lượng đường trong máu

Đi bộ 2 phút sau ăn giúp giảm lượng đường trong máu

 

Vì sao đi bộ sau khi ăn giúp giảm lượng đường trong máu?

   Sau bữa ăn, cơ thể sẽ phá vỡ các carbohydrate trong thức ăn và chuyển hóa thành đường trong máu, điều đó khiến nồng độ glucose máu tăng nhanh.

   Đi bộ nói riêng và vận động cơ thể nói chung sẽ giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL có hại và chất béo trung tính, tăng cholesterol HDL lành mạnh, tăng cường cơ và xương, giảm lo lắng và cải thiện sức khỏe của con người.

   Với người bệnh tiểu đường, việc đi bộ sẽ giúp tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, giúp tế bào sử dụng insulin tốt hơn và hấp thu đường từ máu hiệu quả hơn để tạo ra năng lượng cho cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, ngăn đường huyết tăng quá nhanh sau khi ăn.

   Việc điều chỉnh được sao cho nồng độ đường trong máu sau ăn không bị tăng nhanh đột ngột là một mục tiêu của người bị tiểu đường, giúp họ kiểm soát bệnh tốt hơn, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

 

Lượng đường trong máu giảm nhờ đi bộ 2 phút sau khi ăn

Lượng đường trong máu giảm nhờ đi bộ 2 phút sau khi ăn

 

Vì sao chỉ nên đi bộ, không nên vận động mạnh sau khi ăn?

   Việc vận động mạnh sau bữa ăn sẽ gây nên những vấn đề về đường tiêu hóa. Bởi khi ăn, cơ quan này sẽ phải làm việc tích cực để tiêu hóa thức ăn, lúc này máu sẽ được dồn nhiều về đây để phục vụ các hoạt động đó.

   Nếu chạy bộ hoặc tập thể dục mạnh, máu sẽ phải tập trung vào nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến cơ bắp, do đó lượng máu cần thiết cho hệ thống tiêu hóa trở nên không đủ. Điều đó khiến cơ quan tiêu hóa không được vận hành trơn tru và gây nên cảm giác buồn nôn, xóc bụng, khó chịu và thậm chí là cả tiêu chảy.

 

Tập thể dục mạnh sau khi ăn có thể gây xóc bụng

Tập thể dục mạnh sau khi ăn có thể gây xóc bụng

 

   Lúc này, việc đi bộ nhẹ nhàng khoảng 2-5 phút và cách bữa ăn ít nhất 15-20 phút là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường.

 

Ngoài đi bộ sau khi ăn, người bệnh tiểu đường nên tập luyện như thế nào?

   Ngoài việc đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn, ở những thời điểm khác trong ngày, người bệnh nên cần kết hợp giữa các môn thể thao nhẹ nhàng (đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,...) và các môn thể thao kháng lực (bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,...) với chế độ như sau:

- Tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần, cường độ hoạt động thể chất vừa phải, chia ra ít nhất ba ngày trong tuần, không để quá hai ngày liên tiếp qua đi mà không tập thể dục.

- Trong trường hợp không có chống chỉ định, người bệnh nên tập động tác kháng lực ít nhất hai lần mỗi tuần, 2 lần tập này không liền kề nhau.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:

- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện: Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tiến triển của bệnh, sự xuất hiện của các biến chứng, thể chất của từng bệnh nhân,... để đưa ra những lời khuyên phù hợp. Ví dụ, nếu người bệnh có biến chứng loét bàn chân, biến chứng mắt như bệnh võng mạc mắt… thì cần tìm cách điều trị ổn định các tình trạng đó trước khi bắt đầu thực hiện một chế độ tập luyện.

- Kiểm tra đường huyết trước và sau khi luyện tập: Việc tập luyện quá sức dễ khiến bạn bị hạ đường huyết quá mức, nhất là ở những bệnh nhân đang dùng thuốc tiểu đường. Do đó, bạn cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập thể dục, nhất là khi bắt đầu một bài tập mới và khi có dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần ngưng luyện tập ngay.

 

Nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi luyện tập

Nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi luyện tập

 

- Mang giày phù hợp khi tập luyện: người bệnh nên mang một đôi giày vừa vặn, thoáng khí; kết hợp đeo vớ để việc vận động thoải mái và bảo vệ đôi chân không bị trầy xước, thường xuyên kiểm tra xem có vết trầy xước nào hay không, điều này sẽ giúp người bệnh tránh biến chứng loét chân do tiểu đường.

   Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao là cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng chưa đủ mà người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp sau đây.

 

Các phương pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

   Ngoài tập luyện, người bệnh tiểu đường cần chú ý:

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

  Với tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm insulin, uống thuốc hoặc kết hợp cả hai. Một số trường hợp nhẹ, chỉ số đường huyết không quá cao, bác sĩ sẽ hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và theo dõi thêm.

  Người bệnh tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc, đổi thuốc hoặc thay đổi liều thuốc. Mọi sự thay đổi cần phải xin ý kiến bác sĩ.

 

Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

 

Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, tập luyện

   Chế độ ăn uống của người bệnh cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Ăn đủ chất đạm, béo, đường, vitamin và các chất khoáng, uống đủ nước.

- Việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày cần dựa trên chỉ số đường huyết GI. Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ví dụ như: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ, cá, thịt nạc, rau xanh, bưởi, ổi… và hạn chế những đồ ăn có chỉ số GI cao như cơm trắng, bánh mì, nước ngọt, mứt, hoa quả ngọt…

- Nên phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài 3 bữa chính sáng-trưa-tối, người bệnh nên ăn thêm những bữa phụ vào giữa các buổi.

- Không tự ý thay đổi đột ngột khẩu phần và khối lượng thức ăn hằng ngày.

- Duy trì được cân nặng lý tưởng.

 

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý

 

Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên đều đặn hàng ngày

   Khi sử dụng BoniDiabet + đều đặn kết hợp với các phương pháp trên, đường huyết sẽ được hạ và ổn định, các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh cũng được phòng ngừa hiệu quả.

   Cụ thể, sau 1-2 tháng sử dụng sản phẩm, bạn sẽ giảm được lượng đường trong máu về mức an toàn hơn. Sau khoảng 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định hơn, giảm chỉ số HbA1c, các biến chứng cũng được cải thiện tốt.

   BoniDiabet + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn cho người dùng, điều này có ý nghĩa đặc biệt to lớn với người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tiểu đường.

 

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

 

BoniDiabet + là gì?

   BoniDiabet + là sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Sản phẩm có sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần:

- Các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Các thành phần giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường:

  • Các nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom: Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường. Các nguyên tố vi lượng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.
  • Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic. Trong đó, vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.
  • Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

 

Thành phần BoniDiabet +

Thành phần BoniDiabet +

 

   Hiệu quả của BoniDiabet  đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện). Nghiên cứu về tác dụng của BoniDiabet + được đánh giá trên các phương diện:

1. Triệu chứng của tiểu đường: cảm giác khát và đi tiểu

2. Chỉ số đường huyết

3. Chỉ số HBA1C

Nghiên cứu lâm sàng cho kết quả 96.67% bệnh nhân có kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet +.

 

BoniDiabet + giá bao nhiêu?

1 lọ BoniDiabet + 60 viên có giá là 405.000đ.

1 lọ BoniDiabet +  30 viên có giá là 230.000đ.

   Đây là giá niêm yết tại công ty Botania. Khi đặt hàng tại công ty Botania, tùy vào địa chỉ mà bạn có thể được miễn phí ship hoặc phải trả cước vận chuyển là 10.000đ hoặc 20.000đ.

   Sản phẩm BoniDiabet + hiện đã được phân phối tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Giá tại các nhà thuốc có thể bằng hoặc chênh lệch nhẹ so với giá niêm yết nhưng thường không đáng kể.

   Những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được đi bộ 2 phút sau ăn rất hiệu quả trong việc giúp giảm lượng đường trong máu, đồng thời mang đến cho bạn giải pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài (miễn cước) 1800.1044 trong giờ hành chính để được giải đáp cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc