Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phân biệt viêm loét đại tràng và bệnh Crohn

Thứ tư, 12-04-2023 17:01 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh viêm ruột (IBD) có hai dạng chính là viêm loét đại tràng (UC) và bệnh Crohn (CD). 2 bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn do có những triệu chứng tương đồng như đau bụng, chảy máu trực tràng, tiêu chảy và cần đi đại tiện khẩn cấp. Nhưng chúng cũng có những đặc điểm riêng dẫn tới những khác biệt trong việc điều trị. Sau đây là những đặc điểm giống và khác nhau giữa viêm loét đại tràng và bệnh Crohn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cả hai bệnh này.

 

Phân biệt bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Phân biệt bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

 

Những điểm giống nhau giữa viêm loét đại tràng và bệnh Crohn

   Bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều là bệnh viêm ruột mãn tính, gây viêm nhiễm lâu dài trên đường tiêu hóa. 2 bệnh này có những triệu chứng giống nhau, cụ thể:

  • Sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm.
  • Đau bụng, tiêu chảy, táo bón
  • Chảy máu trực tràng
  • Ít thèm ăn hơn, giảm cân

Mặc dù bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng thường được chẩn đoán ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên và có xu hướng di truyền trong gia đình.

 

Những điểm khác nhau giữa viêm loét đại tràng và bệnh Crohn

Triệu chứng

Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn có nhiều triệu chứng tương tự nhau nhưng cũng có những khác biệt nhỏ như sau:

  • Bệnh nhân viêm loét đại tràng có xu hướng bị đau ở phần dưới bên trái của bụng, trong khi bệnh nhân mắc bệnh Crohn thường (nhưng không phải luôn luôn) bị đau ở vùng bụng dưới bên phải.
  • Bệnh nhân viêm loét đại tràng thường bị chảy máu trực tràng khi đi vệ sinh, trong khi bệnh nhân Crohn ít bị chảy máu trực tràng hơn.
  • Ngoài ra, bệnh nhân Crohn còn có những triệu khác nhau bao gồm lở miệng và viêm ở mắt, khớp và da.

Vị trí viêm

   Ở bệnh viêm loét đại tràng, viêm chỉ xuất hiện trên đại tràng. Bệnh nhân bị các tổn thương liên tục trong các vùng bị viêm và không có vùng lành ở giữa.

   Ở bệnh Crohn, bệnh nhân có thể bị viêm ở bất cứ đâu trên đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Triệu chứng viêm xảy ra thành từng mảng ở một hoặc nhiều cơ quan trong hệ tiêu hóa và các tổn thương xuất hiện không liên tục. Ví dụ: giữa hai vùng bị viêm của đại tràng có một vùng lành lặn không bị viêm.

 

Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng có những tổn thương liên tục, còn bệnh Crohn có những tổn thương cách quãng.

 

Đặc điểm viêm trong thành ruột

 

 

Viêm loét đại tràng

Bệnh Crohn

Mức độ xâm lấn

Chủ yếu chỉ gây viêm và loét ở niêm mạc ruột, không lan ra các các lớp khác của thành ruột.

Gây viêm loét toàn bộ bề dày của ruột, làm tổn thương tất cả các lớp của thành ruột

Bề dày thành ruột

Thành đại tràng mỏng hơn, không có hình đá cuội.

Thành đại tràng dày lên. Do có sự xen kẽ giữa mô khỏe mạnh và mô bệnh không liên tục nên xuất hiện hình ảnh đá cuội trong thành ruột.

U hạt

Không xuất hiện u hạt trong thành ruột.

Xuất hiện các u hạt, do những tế bào viêm kết hợp với nhau tạo thành. Đây là một dấu hiệu để phân biệt bệnh Crohn.

 

Nội soi viêm loét đại tràng

Nội soi viêm loét đại tràng. (A) Nhẹ: sinh huyết niêm mạc, hạt mịn, mạch máu giảm. (B) Viêm mức độ trung bình: sung huyết rõ rệt, mất mạch máu, ăn mòn niêm mạc. (C) Mức độ nặng: loét. (D) Nặng: chảy máu tự phát. (E) Hẹp ống tiêu hoá kèm giả mạc. (Nguồn: Vinmec)

Đặc điểm nội soi điển hình của bệnh Crohn. (A) Loét dọc, (B) xuất hiện hình ảnh đá cuội, (C) loét áp-tơ theo mảng dọc. ( Nguồn: Vinmec)

 

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm loét đại tràng và bệnh Crohn

   Để chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, các bác sĩ có thể đưa ra các xét nghiệm sau:

   Chụp X-quang: để thấy những nơi ruột của bạn bị tắc hoặc hẹp bất thường.

   Chụp CT và MRI để loại trừ các bệnh khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh viêm ruột (gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn).

   Nội soi, trong đó bác sĩ sử dụng một camera nhỏ trên một ống mỏng để nhìn vào bên trong đường tiêu hóa của bạn. Nếu trong quá trình nội soi, các bác sĩ nhận thấy triệu chứng viêm liên tục bắt đầu từ trực tràng, bạn có nhiều khả năng bị viêm loét đại tràng. Mặt khác, nếu bạn bị viêm ở các bộ phận khác trong đường tiêu hóa, thì nhiều khả năng bạn bị Crohn.

   Ngoài ra, hiện nay các chuyên gia đang nghiên cứu về một phương pháp xét nghiệm khác để chẩn đoán phân biệt 2 bệnh này, đó là xét nghiệm máu. Trong đó, họ kiểm tra mức độ của một số kháng thể được tìm thấy trong máu của bệnh nhân, trong đó có:

  • “pANCA” (kháng thể kháng bạch cầu trung tính quanh nhân)
  • “ASCA” (kháng thể kháng Saccharomyces Cerevisiae)

   Thông thường, những người bị viêm loét đại tràng có kháng thể pANCA trong máu và những người mắc bệnh Crohn thì có ASCA trong. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được nghiên cứu kỹ càng và mới được áp dụng trên các thử nghiệm.

 

Phương pháp điều trị

Sử dụng thuốc

   Trong nhiều trường hợp, các loại thuốc dùng để điều trị bệnh Crohn và viêm loét đại tràng là tương tự nhau. Tuy nhiên, có một số loại thuốc hiệu quả hơn đối với một dạng viêm ruột so với dạng kia.

   Trong quá khứ, các bác sĩ thường dùng 5-aminosalicylates ( 5-ASA) và corticosteroid khi điều trị viêm loét đại tràng, còn bệnh Crohn không được sử dụng 5 – ASA khi nó gây viêm trên cả ruột non.

   Tuy nhiên, hiện tại 5 – ASA không còn được khuyến nghị vì loại thuốc này được đánh giá có lợi ích rất hạn chế.

   Một số loại thuốc chỉ được sử dụng để điều trị một dạng IBD. Ví dụ: Cimzia (certolizumab pegol) chỉ được sử dụng để điều trị bệnh Crohn và Colazal (balsalazide disodium) chỉ được dùng để điều trị viêm loét đại tràng.

Các loại thuốc mới hơn ví dụ Humira (adalimumab) và Entyvio (vedolizumab), được sử dụng cho cả bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Phẫu thuật

   Phương pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện khi các liệu pháp khác không làm giảm các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên nghiêm trọng hơn. Theo CCFA, khoảng 75% các ca mắc hội chứng Crohn phải thực hiện phẫu thuật ít nhất một lần. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh Crohn, phẫu thuật cắt bỏ các đoạn ruột bị bệnh có thể giúp giảm bớt các triệu chứng, nhưng bệnh có xu hướng tái phát.

   Việc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng thường không được áp dụng ở bệnh nhân viêm loét đại tràng, vì bệnh thường tái phát ở phần đại tràng còn lại. Chỉ có tầm 25% - 35% bệnh nhân viêm loét đại tràng cần phẫu thuật do không kiểm soát được các triệu chứng bệnh hoặc xuất hiện các biến chứng.

   Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa 2 dạng của bệnh viêm ruột: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Khi bạn có những dấu hiệu bị bệnh viêm ruột, bạn nên đến bác sĩ để được khám và có những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc