Mục lục [Ẩn]
Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mạn tính khá phổ biến hiện nay. Tương tự nhiều bệnh lý hô hấp khác, người mắc hen suyễn cũng thường bị ho, khó thở hay thở khò khè,… Và những triệu chứng này có xu hướng nặng lên khi người bệnh gặp phải cơn hen cấp tính. Những cơn hen suyễn cấp có thể diễn ra quanh năm, bất kỳ thời điểm nào, nhưng tần suất tái phát của chúng lại dường như nhiều hơn mỗi khi mùa đông đến. Vì sao lại có tình trạng này? Và làm cách nào để ngăn những cơn hen cấp tái phát khi vào mùa đông? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Làm sao để ngăn cơn hen tái phát khi mùa đông đến.
Điều gì khiến cơn hen cấp tái phát thường xuyên khi mùa đông đến?
Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính ở đường hô hấp kết hợp với tăng đáp ứng đường thở, gây phù nề, xuất tiết đặc trưng bởi những triệu chứng như: Ho đờm, khó thở, thở khò khè, hơi thở ngắn,…
Những triệu chứng này sẽ nặng lên rõ rệt mỗi khi người bệnh gặp phải một cơn hen cấp tính. Chúng ta đều biết rằng, cơn hen cấp sẽ thường đến sau khi đường hô hấp nhận phải sự kích thích từ một dị nguyên như: Phấn hoa, bụi, lông động vật, thực phẩm,…
Bởi vậy, những cơn hen cấp có thể xuất hiện quanh năm, vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, dường như sự hiện diện của những cơn hen cấp có xu hướng nhiều lên mỗi khi mùa đông tới. Điều này có thể được lý giải bằng những lý do sau đây:
- Nhiệt độ giảm dễ làm cho người bệnh bị nghẹt mũi, chính vì vậy mà họ sẽ có xu hướng thở bằng miệng. Việc làm này vô tình khiến cho phế quản bị nhiễm lạnh, từ đó ống phế quản lại thu hẹp hơn (do không khí không được làm ấm trước khi đi vào phổi).
- Bên trong niêm mạc mũi được lót một lớp chất lỏng rất mỏng, đủ để kết hợp với mạch máu, thực hiện nhiệm vụ làm nóng không khí mà chúng ta hít vào. Không khí khô lạnh sẽ khiến cho lượng chất lỏng này bay hơi nhanh hơn, dẫn đến việc niêm mạc mũi, ống phế quản bị kích thích, sưng to hơn.
- Không khí lạnh khi đi vào đường hô hấp sẽ làm kích thích sản sinh Histamine – chất chống dị ứng. Sự xuất hiện của Histamine sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên rõ ràng hơn.
- Khi nhiệt độ xuống thấp, chất nhầy trong đường hô hấp sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, làm tăng độ đặc và quánh của lớp chất nhầy này, từ đó cản trở hoạt động hô hấp của cơ thể.
- Thời tiết khô lạnh cũng là điều kiện cho những virus gây bệnh cảm lạnh, cảm cúm,… xuất hiện nhiều hơn. Chúng chính là những tác nhân gây khởi phát cơn hen khi chẳng may lọt vào đường hô hấp của người bệnh hen suyễn.
Virus và vi khuẩn là tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp tính.
Người bệnh cần làm gì để ngăn các cơn hen cấp tái phát vào mùa lạnh?
Trước hết, người bệnh cần phải luôn nhớ sử dụng những loại thuốc dự phòng hen đúng thời điểm và liều lượng được chỉ định. Nếu bạn đã làm đúng mà cơn hen vẫn tái phát nhiều lần, thì bạn cần trao đổi lại với bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, để tự bảo vệ bản thân trước sự tấn công của các cơn hen cấp, người bệnh cũng nên thực hiện những biện pháp dưới đây:
- Hạn chế ra đường vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối vì đây là 2 thời điểm mà cả nhiệt độ và độ ẩm không khí đều xuống thấp. Đặc biệt, nếu nhiệt độ dưới 12 độ C thì người bệnh nên ở trong phòng. Nếu bắt buộc phải ra đường, bạn cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là mũi.
- Hãy uống nhiều nước hơn để cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cơ thể và đường hô hấp. Điều đó sẽ giúp cho mũi của người bệnh không bị khô cứng, đau rát mà ngược lại, còn dễ dàng loại bỏ những bụi bẩn, giúp người bệnh dễ thở hơn.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người mà bạn nghi ngờ đang bị cảm cúm, hay tới những nơi đông người. Đồng thời, bạn hãy chủ động tiêm vacxin cảm cúm định kỳ hàng năm.
- Giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ, tránh để nấm mốc và bụi bẩn hiện diện vì chúng sẽ khiến cho những cơn hen tái phát thường xuyên hơn. Hãy duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng phù hợp để nấm mốc không thể sinh sôi và sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi bẩn.
- Giặt ga trải giường và chăn màn mỗi tuần với nước ấm và phơi nắng để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn, hay các loại bọ nhỏ sống ký sinh ở đây.
- Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với những bài tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức.
Hãy giữ ấm và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe trong mùa lạnh.
Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thêm một số sản phẩm giúp cho việc kiểm soát các cơn hen cấp hiệu quả hơn. Và một sản phẩm tiêu biểu trong số đó là BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox – Bí kíp hiệu quả và an toàn giúp ngăn ngừa cơn hen cấp tái phát
BoniDetox là sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ kiểm soát các bệnh lý mạn tính ở đường hô hấp như: Hen phế quản, viêm phế quản mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
BoniDetox có thành phần gồm những thảo dược như:
Thảo dược giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản
- Chiết xuất bạch đàn và bồ công anh giúp sát trùng đường hô hấp, ức chế vi khuẩn gây bệnh, long đờm, giảm tắc nghẽn đường thở, giảm ho.
- Tỳ bà diệp giúp giãn phế quản, kiểm soát tế bào viêm và ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, giảm tiết chất nhầy và tống đờm ra ngoài.
Thảo dược giúp loại bỏ các chất độc tích tụ trong phổi
- Xuyên tâm liên, Cam thảo Italia, Chiết xuất lá Oliu có tác dụng giúp thanh lọc những chất có hại lắng đọng trong phổi, làm sạch phổi, giảm xơ hóa, giảm tích lũy chất độc trong phổi.
- Cúc tây và Xuyên bối mẫu giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
Thảo dược giúp phục hồi chức năng phổi
- Baicalin (chiết xuất lá Hoàng cầm) giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do ô nhiễm, khói thuốc, vi khuẩn và virus,… Những tác dụng của Baicalin đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, tại Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc.
Thảo dược giúp ngăn ngừa biến chứng ung thư phổi
Fucoidan được chiết xuất từ Tảo nâu được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi nhờ:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch và bất hoạt tế bào ung thư.
- Điều hòa chu kỳ tế bào, ức chế sự tăng sinh tế bào ở khối u.
- Thúc đẩy tế bào ung thư tự chết theo chu trình.
- Ức chế hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng tế bào ung thư, giảm di căn.
Thành phần và công dụng của sản phẩm BoniDetox.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox
Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniDetox đã giúp đã giúp hàng vạn khách hàng khắc phục được tình trạng ho, khó thở, đờm nhầy và ngăn ngừa những cơn hen phế quản tái phát. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé!
Cô Đặng Thị Bích Dư, 58 tuổi, đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Cô Dư chia sẻ: “Cách đây 5 năm, cô có những cơn hen đầu tiên. Cô cũng không rõ mình bị hen suyễn nguyên nhân do đâu, chỉ biết bác sĩ kê đơn gồm nhiều loại thuốc, hết uống rồi lại xịt, rồi dặn dò tránh xa bụi bẩn, khói thuốc, lông động vật. Tuy nhiên, dù đã tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt theo những lời dặn đó, nhưng những cơn hen vẫn tái phát liên tục, đặc biệt là vào mùa đông. Có những đêm, cô có cảm giác không thể thở nổi, may mà vớ được cái ống thuốc xịt kịp thời, không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.”
“Ấy vậy mà, từ khi cô dùng BoniDetox của Mỹ, cô không còn bị cơn hen nặng như thế thêm lần nào nữa. Sau khoảng 1 tháng dùng BoniDetox, các tình trạng ho, đờm, khó thở của cô đã cải thiện rõ rệt rồi. Cô kiên trì thêm một thời gian nữa thì thấy thở dễ dàng hơn hẳn, đờm ít hơn rất nhiều, thoải mái lắm, các cơn hen cũng không thấy xuất hiện nữa kể cả khi vào mùa lạnh hay thời tiết trở trời. Từ đó đến giờ, cô ăn ngon, ngủ ngon nên sức khỏe tốt lên rất nhiều.”
Cô Đặng Thị Bích Dư, 58 tuổi.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp người bệnh hen suyễn có thêm nhiều cách để ngăn ngừa cơn hen cấp tái phát thường xuyên mỗi khi mùa đông đến. BoniDetox là sản phẩm vô cùng ưu việt được hàng vạn khách hàng tin tưởng sử dụng để chung sống hòa bình với bệnh lý hen phế quản. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: