Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những triệu chứng mất ngủ bạn không nên bỏ qua, giải pháp nào là tốt nhất?

Thứ sáu, 27-03-2020 16:31 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Không phải tự nhiên mà người ta luôn dùng câu “ như người thiếu ngủ” để nói về những người đang trong trạng thái mệt mỏi, như mất hồn, uể oải, không tập trung… Bởi chỉ cần trằn trọc không ngủ được dù chỉ một đêm, các triệu chứng mất ngủ đã thể hiện rõ ràng vào ngày hôm sau. Không chỉ vậy, hậu quả còn nặng nề hơn khi bị mất ngủ kéo dài. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các triệu chứng mất ngủ, nguyên nhân và giải pháp nhé!

Triệu chứng mất ngủ là gì?

Triệu chứng mất ngủ là gì?

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một bệnh thuộc nhóm các bệnh liên quan đến thần kinh, được đặc trưng bằng tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu ngon và trạng thái mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Mất ngủ được phân làm mất ngủ thoáng qua (ngắn hạn) và mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng). Trong đó, mất ngủ mạn tính sẽ nặng hơn, cần điều trị mất ngủ sớm với phương pháp phù hợp để tránh những phiền phức, hậu quả sau này.

Các triệu chứng mất ngủ

Rất đơn giản để có thể biết một người có bị mất ngủ hay không bởi triệu chứng mất ngủ sẽ rất rõ ràng:

  • Khó đi vào giấc ngủ: Người bệnh nằm trằn trọc mà không ngủ được, dù đã cố gắng dùng nhiều biện pháp nhưng cũng không có hiệu quả. Chỉ đến khi cơ thể quá mệt mỏi, người bệnh mới bắt đầu ngủ một cách mơ màng.

Người bệnh trằn trọc cả đêm không ngủ được

Người bệnh trằn trọc cả đêm không ngủ được

 

  • Tổng thời gian ngủ ngắn: Thời gian ngủ thấp hơn so với độ tuổi, được gọi đơn giản là ngủ ít đi, thậm chí là bị mất ngủ trắng đêm.
  • Dễ bị tỉnh giấc: Người bệnh dễ bị giật mình, thức giấc chỉ vì một tiếng động rất nhỏ, một cơn gió thoảng qua hay thậm chí bị tỉnh giấc khi không có bất kỳ tác động nào.
  • Khó hoặc không thể ngủ trở lại sau khi bị tỉnh giấc: Người bệnh chỉ cần thức giấc một lần sẽ không thể ngủ trở lại, dù mới chỉ chợp mắt một lúc.
  • Ban ngày uể oải, mệt mỏi, tính khí thất thường, giảm khả năng tập trung và phán đoán, luôn trong trạng thái buồn ngủ quá mức, giảm hứng thú, giảm nhiệt tình và có hiện tượng căng thẳng, lo âu, quan ngại về giấc ngủ.

Ban ngày luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi

Ban ngày luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi

 

Lời khuyên cho những người mới có một đêm thức trắng

  • Không đưa ra các quyết định quan trọng: sau một đêm mất ngủ, con người kém tập trung hơn, làm việc kém năng suất hơn, và dễ đưa ra những quyết định quá vội vàng, có thể dẫn đến sai sót. Vì vậy, hãy để những việc yêu cầu tập trung cao độ, những quyết định quan trọng đến ngày hôm sau khi đã thực sự tỉnh táo và sáng suốt.
  • Ăn uống đúng cách: Theo các nghiên cứu, để hoạt động bình thường sau 1 đêm mất ngủ, bạn cần phải ăn sáng giàu protein và tránh các loại thực phẩm giàu chất béo và đường, tốt hơn hết là bạn nên ăn hoa quả và uống nước ép.
  • Đừng uống cà phê: Tối hôm trước không ngủ được, sáng hôm sau nhiều người sẽ tìm đến cà phê để tránh buồn ngủ cả ngày. Nếu làm như vậy là bạn đang hành hạ bản thân mình. Cà phê chứa cafein gây kích thích thần kinh, tăng nhịp tim, có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nhưng thực chất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thần kinh, tim mạch của bạn sau 1 đêm không ngủ.

Đừng làm dùng cà phê để tỉnh táo sau một đêm mất ngủ

Đừng làm dùng cà phê để tỉnh táo sau một đêm mất ngủ

 

  • Hãy ra nắng và tập thể dục: Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể giữ đúng nhịp sinh học bởi nó ảnh hưởng đến nhịp tiết hormon. Ngoài ra, nó còn mang vitamin D cần thiết cho cơ thể bạn, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, nó làm cho bạn ngủ ngon hơn và buổi đêm. Tập thể dục sẽ kích thích cơ thể bạn, làm tăng sự tập trung hơn, đặc biệt là sau một đêm khó ngủ.
  • Hãy cố gắng ngủ một giấc ngắn: Ngủ một giấc ngắn giúp cơ thể được nghỉ ngơi, giảm bớt mệt mỏi do thiếu ngủ vào tối hôm trước.

Nên cố gắng ngủ một chút khi có thể

Nên cố gắng ngủ một chút khi có thể

 

Mất ngủ là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau

Bệnh tiểu đường

Những biến động về đường huyết ở người tiểu đường làm người bệnh đổ nhiều mồ hôi đêm và đi tiểu thường xuyên, khiến cho giấc ngủ bị rối loạn.
Viêm đau mãn tính.

Các bệnh lý viêm đau mãn tính như viêm khớp, đau cơ... khiến khó ngủ hơn do các cơn đau gây ảnh hưởng, ngoài ra khi bị viêm khớp mỗi khi thay đổi tư thế nằm ngủ sẽ khó ngủ loại hơn.

Các bệnh gây đau khiến mất ngủ

Các bệnh gây đau khiến mất ngủ

 

Mắc bệnh hen suyễn.

Người bệnh bị hen suyễn thường bị rối loạn về giấc ngủ do khó thở, thở khò khè và ho. Hen suyễn thường nặng hơn vào ban đêm do sức đề kháng của đường hô hấp suy giảm về đêm, trong khi điều trị hen suyễn thì một số loại thuốc cũng gây mất ngủ hoặc khó ngủ.

Rối loạn tiểu tiện

Một số bệnh gây rối loạn tiểu tiện như phì đại tiền liệt tuyến, rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu đêm nhiều lần cũng dẫn đến mất ngủ.

Mắc bệnh lý về tim mạch.

Bệnh lý động mạch vành khiến người bệnh đau tức ngực, nhịp tim rối loạn, gây đau tim trong khi ngủ. Trong khi suy tim xung huyết do khả năng bơm máu của tim suy yếu, máu bị chảy ngược và tăng áp lực lên mạch máu, khiến dịch mạch máu tràn ra các bộ phận của cơ thể, tích tụ bên cạnh phổi khiến người bệnh khó thở dẫn tới giấc ngủ đêm bị gián đoạn.

Các bệnh lý tim mạch cũng gây mất ngủ

Các bệnh lý tim mạch cũng gây mất ngủ

Các bệnh về thần kinh

Các chuyên gia y tế cho biết, mất ngủ là triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng của các bệnh lý về thần kinh, trong đó thường gặp nhất là bệnh trầm cảm. Người bị trầm cảm thường có cảm giác lo lắng, khó chịu kéo dài dẫn tới luôn trong tình trạng tỉnh táo, tinh thần căng thẳng không thư giãn, khiến người bệnh khó ngủ hơn.

Các bệnh về tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa khiến gây cảm giác khó chịu, đau bụng và đi ngoài nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.

 

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bạn

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bạn

 

Mất ngủ là hậu quả của những thói quen nào?

Những thói quen sinh hoạt sau là một trong những nguyên nhân mất ngủ bạn không nghĩ tới nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn như:

  • Phòng ngủ thiếu gọn gàng sạch sẽ, khiến cơ thể không thoải mái hoặc để phòng ngủ quá chật chội hoặc nhiều tiếng ồn.
  • Thói quen xem tivi, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
  • Ngủ và thức không đúng giờ, thức khuya ngủ nướng.
  • Để đèn ngủ quá sáng.
  • Ban ngày ngủ quá nhiều.
  • Tập thể dục sát với giờ đi ngủ.
  • Ăn quá no vào bữa tối hoặc để bụng quá đói

 

Dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ gây mất ngủ

Dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ gây mất ngủ

 

Stress và mất ngủ tạo thành vòng xoáy bệnh lý khó điều trị

Stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, làm phóng thích nhiều nội tiết tố (adrenalin, cortisol...) để giúp cơ thể tăng khả năng thích ứng. Khi nồng độ các nội tiết tố này cao sẽ tác động lên tim mạch, chuyển hóa… gây mất ngủ.

 

Stress, rối loạn lo âu gây mất ngủ

Stress, rối loạn lo âu gây mất ngủ

 

Tác động này với cường độ cao hoặc với cường độ nhỏ kéo dài sẽ dẫn đến ức chế quá mức làm cơ thể rơi vào tình trạng suy sụp.

Stress gây nên mất ngủ, mất ngủ làm nặng thêm stress. Khi stress nặng hơn sẽ khiến mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Cứ như vậy stress và mất ngủ tạo thành một vòng xoáy bệnh lý bền chặt. Muốn ngủ được, cần phải tác động lên cả hai: mất ngủ và stress để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó.

Lý do khiến mất ngủ mạn tính khó điều trị

Trước thực tế, trong quá trình điều trị cho người mất ngủ mạn tính, dù đã giải quyết được tất cả các nguyên nhân mất ngủ như stress, thói quen sinh hoạt, môi trường… nhưng vẫn không ngủ được, các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra nguyên nhân gốc dẫn đến mất ngủ mạn tính.

Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sự thiếu hụt hormon HGH là nguyên nhân gốc dẫn đến mất ngủ dai dẳng, nếu không bổ sung hormon này thì bệnh mất ngủ sẽ không được giải quyết triệt để.

Hormone tăng trưởng HGH là một loại hormon peptide do thùy trước tuyến yên tiết ra, là hormone chính kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng não và chức năng enzym, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý.

Người cao tuổi dễ bị mất ngủ do thiếu hụt hormon tăng trưởng

Người cao tuổi dễ bị mất ngủ do thiếu hụt hormon tăng trưởng

 

Hormon này được tiết ra nhiều nhất vào lúc ngủ ngon, ngủ sâu sau 10h tối. Vì thế, ở những bệnh nhân mất ngủ, việc không ngủ được hay chất lượng giấc ngủ kém khiến hormone tăng trưởng không được tiết ra đầy đủ, thiếu hụt hormone tăng trưởng trong cơ thể dẫn tới mất ngủ, mất ngủ lại làm giảm tiết hormone tăng trưởng. Đây là vòng xoáy bệnh lý, khiến mất ngủ mãi đeo bám người bệnh.

Hơn nữa, hormone tăng trưởng giảm tiết theo tuổi. Tỉ lệ sản xuất hormone tăng trưởng HGH ở người sẽ giảm xuống 80% từ tuổi 21 đến 61, do vậy sẽ dẫn đến mất ngủ và các triệu chứng khác của tuổi già. Đây cũng là một trong những lý do khiến người già luôn có thời gian ngủ ngắn hơn so với người trẻ.

Vậy nên, việc bổ sung chất kích thích tiết ra hormone tăng trưởng giúp điều trị bệnh mất ngủ mạn tính.

BoniHappy - giải quyết triệt để nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính

Tìm được nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ mạn tính, mất ngủ ở người cao tuổi là thiếu hụt hormon tăng trưởng (HGH), các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, tìm ra các chất có tác dụng kích thích tăng tiết hormon này.

BoniHappy được nhập khẩu chính hãng từ Canada và Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần giúp tăng tiết hormone tăng trưởng là acid amin thiết yếu: L-Arginine và GHRP-2 (Growth hormone-releasing peptide-2). Hai acid amin này được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng, từ đó bổ sung hormon bị thiếu hụt do tuổi tác hoặc do mất ngủ lâu ngày, giúp tình trạng của người bệnh được cải thiện tốt nhất.

BoniHappy loại bỏ tận gốc nguyên nhân mất ngủ mạn tính

BoniHappy loại bỏ tận gốc nguyên nhân mất ngủ mạn tính

 

Ngoài ra, BoniHappy còn có sự kết hợp của các thành phần là các vị dược liệu (bột ngọc trai, lạc tiên, cây xấu hổ, hạt cây tơ hồng, rau diếp khô, lá đậu phộng)  các nguyên tố vi lượng (Magie và kẽm), GABA và Acid glutamic. Các chất này kết hợp với nhau giúp an dịu thần kinh, duy trì nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, đảm bảo hoạt động bình thường của não bộ, giúp giấc ngủ được trọn vẹn nhất.

Tác dụng của BoniHappy đã được kiểm chứng trên lâm sàng tại tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2016, bởi BS CK II Lại Đoàn Hạnh (Phó giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, BoniHappy có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu và ngon, cải thiện và phục hồi sức khỏe. Hiệu quả sau kiểm chứng lâm sàng đạt 86.7%.

Tác dụng của BoniHappy đã được chứng minh trên lâm sàng

Tác dụng của BoniHappy đã được chứng minh trên lâm sàng

 

Hàng ngàn bệnh nhân đã tìm lại được giấc ngủ nhờ BoniHappy

Chú Huỳnh Xây, ở số 259 đường Nhật Tảo, phường 8, quận 10, Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 0909.501.933

 

Chú Huỳnh Xây đã tìm lại giấc ngủ của mình sau nhiều năm nhờ BoniHappy

Chú Huỳnh Xây đã tìm lại giấc ngủ của mình sau nhiều năm nhờ BoniHappy

 

Chú đã bắt đầu có các triệu chứng mất ngủ từ nhiều năm trước. Đêm nào chú ngủ tốt thì cũng chỉ được 1 đến 2 tiếng là nhiều,  không thì sẽ lơ mơ cả đêm không ngủ được chút nào, lúc nào chú cũng mệt mỏi, đau nhức, uể oải, đau và nặng đầu. Chú được kê thuốc tây Amitriptylin 25mg. Nếu dùng 1 viên thì chú ngủ được tầm 4,5 tiếng/đêm, dùng 2 viên thì được 6 tiếng/đêm nhưng mê mệt, đầu óc nặng nề nhưng nếu không dùng thì cả đêm sẽ không chợp mắt được dù là một phút.

Chú dùng BoniHappy ngày 4 viên kết hợp với  1 viên Amitriptylin, sau 1-2 tuần đầu chú thấy ngủ đã sâu và ngon hơn hẳn so với chỉ dùng thuốc ngủ, sáng ngủ dậy đầu óc nhẹ nhõm hơn nhiều. Về sau, giấc ngủ của chú tăng lên 6 tiếng rồi 7 tiếng, ngủ rất ngon và sâu không khác so với giấc ngủ thời còn là thanh niên.

Về sau chú cũng giảm BoniHappy xuống còn 2 viên/ngày. 1 năm nay chú vẫn ngủ tốt, mỗi đêm 7-8 tiếng. Không chỉ vậy, chú thấy người khỏe hơn rất nhiều, các chỉ số đường huyết,huyết áp, mỡ máu đều ổn định.

Bác Lê Thị Bạch Cúc 60 tuổi ở cửa hàng tạp hóa và mỹ phẩm, chợ Tháp Chàm 1, đường Nguyễn Du, Tp Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, số điện thoại: 0364.229.018

 

Bác Cúc đã chấm dứt cảnh trường kỳ dùng thuốc ngủ tây y nhờ BoniHappy

Bác Cúc đã chấm dứt cảnh trường kỳ dùng thuốc ngủ tây y nhờ BoniHappy

 

Trước đây, bác bị thức trắng đêm, không ngủ được chút nào. Bác uống thuốc tây thì bác bị run chân tay, môi giật, uống đông y thì không có tác dụng. Vì mất ngủ nên bác gặp nhiều bệnh khác như đau bao tử, đại tràng, cao huyết áp…. Bác lúc nào cũng trong trạng thái đờ đẫn, chậm chạp, không muốn làm bất cứ việc gì.

Bác dùng 4 viên BoniHappy 1 ngày, sau 1 tháng bác đã ngủ được 3 tiếng/đêm. Sau 3 tháng, giấc ngủ đã dài hơn lên đến 5 tiếng, ngủ ngon không mộng mị nên bác giảm liều BoniHappy xuống 3 viên/ngày. Cho đến hiện tại, bác chỉ cần dùng 1 viên/ngày mà mỗi đêm bác đã ngủ được 6 tiếng, buổi trưa cũng ngủ được khoảng 30 phút, người khỏe khoắn, tỉnh táo.

 

BoniSleep - chấm dứt căng thẳng, stress, giấc ngủ ngon tự động tìm về

 

BoniSleep- giải quyết stress, giúp ngủ sâu, ngon tinh thần thoải mái

BoniSleep- giải quyết stress, giúp ngủ sâu, ngon tinh thần thoải mái

 

BoniSleep cũng được nhập khẩu từ Canada và Mỹ, là một giải pháp cho bệnh mất ngủ do stress, căng thẳng, lo âu suy nhược thần kinh nhờ công thức toàn diện từ 3 nhóm thành phần:

  • Nhóm nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ: lactium được tinh chế từ đạm sữa. Đây là yếu tố quan trọng nhất, khi hệ thần kinh và não bộ được nuôi dưỡng, các căng thẳng lo âu sẽ được giải tỏa. Như vậy là đã đánh được vào một mắt xích lớn và quan trọng trong vòng xoáy bệnh lý giữa mất ngủ và stress
  • Nhóm giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc: hormon Melatonin (chiết xuất từ thảo dược), nhân sâm Ấn độ, Rodiola rose, cây nữ lang, lạc tiên và hoa bia. Tác dụng giúp an dịu thần kinh, đưa giấc ngủ về giấc ngủ sinh lý của các thành phần này đánh vào mắt xích quan trọng thứ hai là mất ngủ trong vòng xoáy bệnh lý giữa mất ngủ và stress.
  • Nhóm giúp giảm căng thẳng thần kinh, giảm lo âu trầm cảm, giảm stress: Hydroxytryptophan , L- Theanine, GABA, và các thảo dược. Các thành phần này bổ trợ, giúp giấc ngủ quay lại một cách toàn vẹn nhất.

Như vậy, nhờ công thức toàn diện như trên, BoniSleep có tác dụng:

  • An thần, giảm căng thẳng thần kinh, giảm lo âu, stress, giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Hỗ trợ điều trị trầm cảm, mất ngủ
  • Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh

Phá vỡ được vòng xoáy bệnh lý, BoniSleep đã đem lại giấc ngủ ngon cho rất nhiều người:

Anh Tăng Phước Trường, 40 tuổi, ở số 1/68/15/1 Nguyễn Trãi, phường Thới Bình, Ninh Kiều, tp Cần Thơ, số điện thoại: 0904.052.091

 

Anh Trường đã bị mất ngủ đeo bám 5 năm  dài cho đến khi anh dùng BoniSleep

Anh Trường đã bị mất ngủ đeo bám 5 năm  dài cho đến khi anh dùng BoniSleep

 

Anh gặp các triệu chứng mất ngủ suốt 5 năm.Bệnh càng về sau càng nặng, mỗi tuần chỉ có 1-2 ngày là ngủ được, mỗi ngày cũng chỉ ngủ được 1-2 tiếng cho đến khi anh mất ngủ hoàn toàn, không chợp mắt được chút nào. Đầu anh lúc nào cũng đau như búa bổ, mắt lúc nào cũng trắng dã, căng như dây đàn, mệt mỏi vô cùng, người lúc nào cũng rệu rã, không có một chút sức lực nào.

Anh được kê thuốc an thần nhưng anh chỉ ngủ được 1 tiếng, người mệt rã rời.

Anh dùng BoniSleep, chỉ sau 2 tuần anh đã ngủ được 5 tiếng/đêm, sâu ngon, người thoải mái, tỉnh táo, dễ chịu. Được khoảng 2 tháng là giấc ngủ của anh đã được trọn vẹn, giấc ngủ dài 8 tiếng, ngon và sâu. Sau đó anh giảm liều xuống còn uống 2 viên BoniSleep mà giấc ngủ vẫn tốt như vậy.

Chú Trương Quang Tuấn, 58 tuổi, Địa chỉ: 21 Núi Thành, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng , Số điện thoại: 0913441248

 

Nhờ BoniSleep, dù công việc căng thẳng chú Tuấn vẫn có giấc ngủ sâu ngon

Nhờ BoniSleep, dù công việc căng thẳng chú Tuấn vẫn có giấc ngủ sâu ngon

 

Công việc nhiều áp lực, căng thẳng khiến chú bị mất ngủ nặng. Chú được chẩn đoán bị rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm và được kê mỗi ngày nửa viên thuốc ngủ, 2 viên chống lo âu và 1 viên thuốc bổ thần kinh. Tuy nhiên, khi dùng chú thấy có cơn buồn ngủ, ngủ được nhưng luôn trong trạng thái mê man, gặp ác mộng. Sáng ngủ dậy cả người vô cùng mệt mỏi. Chú cũng dùng các cách trị mất ngủ dân gian nhưng không có hiệu quả.

Chú dùng BoniSleep với liều 4 viên/ngày trước khi đi ngủ kết hợp cùng với thuốc ngủ. Khi kết hợp như vậy,  chú ngủ 1 mạch cả đêm, ngủ ngon và sâu, sáng dậy không bị mệt như khi chỉ dùng thuốc tây. Sau nửa tháng thì chú đã bỏ hoàn toàn thuốc tây  mà giấc ngủ vẫn luôn được đảm bảo. Khi thấy giấc ngủ ổn định thì chú giảm liều BoniSleep xuống còn 2 viên/ngày, sau 2 tháng thì chú đã bỏ được hoàn toàn, ngủ ngon mà không cần uống thêm bất kỳ loại nào khác.

Lời khuyên của chuyên gia cho bệnh nhân mất ngủ

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y, bệnh viện Trung ương Quân đội 108  cho biết: “Bệnh mất ngủ rất nguy hiểm, người bệnh không chỉ gặp các triệu chứng mất ngủ như thức trắng đêm, mệt mỏi, mất tập trung… mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về các bệnh tim mạch, nội tiết, chuyển hóa…

Để giải quyết bệnh mất ngủ, người bệnh cần phải tìm được đúng nguyên nhân gây bệnh.

Với mất ngủ mạn tính, nguyên nhân trực tiếp là do sự thiếu hụt hormon HGH - Vì vậy, để có thể cải thiện mất ngủ triệt để và an toàn nhất, cần kích thích cơ thể tăng tiết hormon này. Tôi lựa chọn BoniHappy cho bệnh nhân của mình bởi những tác dụng ưu việt mà sản phẩm này mang lại. Điều khiến tôi tin tưởng hơn đó là BoniHappy đã được kiểm chứng lâm sàng, kết quả rất tốt, đến 86.7% người bệnh đã có giấc ngủ tốt chỉ sau vài tháng thử nghiệm.

Với mất ngủ do căng thẳng, stress, điều quan trọng nhất đó là cần nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm an dịu, trấn tĩnh, từ đó tinh thần sẽ được thoải mái hơn. BoniSleep là một lựa chọn được ưu tiên vì có công thức tác động toàn diện lên hệ thần kinh, giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, não bộ. Từ đó đem lại giảm căng thẳng, stress, đem lại giấc ngủ sâu ngon, không gây giấc ngủ ép, không mộng mị.

Trên thực tế, các bệnh nhân của tôi khi sử dụng Bonisleep đều cho hiệu quả rất tốt, tất cả đều lấy lại được giấc ngủ ngon, sâu và đặc biệt không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào”.

 

Bài viết trên đây đã đưa ra các triệu chứng mất ngủ, nguyên nhân gốc rễ khiến bệnh khó cải thiện. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin mà bạn đang tìm kiếm, giúp bạn tìm ra hướng đi đúng đắn trong công cuộc giải quyết bệnh mất ngủ của mình. chúc bạn sớm tìm lại giấc ngủ ngon, sâu, giải quyết triệt để căn bệnh này.

 

Xem thêm:

BoniHappy- Bí quyết ngủ một mạch cả đêm tuổi xế chiều

Những thực phẩm đánh cắp giấc ngủ

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc