Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những “thủ phạm” khiến bệnh gút tái phát

Thứ hai, 30-01-2023 15:53 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đối với người bị bệnh gút, điều ám ảnh họ không đơn giản chỉ là cơn đau cấp tính vô cùng khủng khiếp mà còn vì những cơn đau ấy có thể tái đi tái lại nhiều lần. Vậy các yếu tố nào khiến bệnh gút tái phát và nên làm gì để kiểm soát bệnh tốt hơn? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

Những “thủ phạm” khiến bệnh gút tái phát là gì?

Những “thủ phạm” khiến bệnh gút tái phát là gì?

 

Hiểu về bệnh gút

   Gút là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng cơ thể tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric, khiến nồng độ acid uric máu tăng cao kéo dài dẫn đến việc kết tinh hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại các mô, khớp, gây ra viêm đau cấp tính tái đi tái lại và có thể diễn tiến thành mãn tính. 

   Acid uric trong cơ thể là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein nhân purin và được đào thải chủ yếu qua thận (90%). Bình thường, chỉ số acid uric trong máu ở mức 210-420 µmol/l đối với nam giới và 150-350 µmol/l đối với nữ giới.

   Tất cả các yếu tố có khả năng làm acid uric máu tăng vượt mức an toàn chính là nguyên nhân hình thành nên bệnh gút và khiến cơn gút cấp tái đi tái lại nhiều lần.

   Cơn gút cấp đầu tiên thường xảy ra ở nam giới (tỉ lệ 95%) trong độ tuổi 40 đến 60 tuổi. Phải có 80-90% cơn gút đầu tiên sẽ xuất hiện tại một khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái, sau đó là các khớp khác như: Mu bàn chân, cổ chân, gót chân, gối, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay,… Cơn gút cấp thường khởi phát một cách đột ngột, có thể tự phát hoặc sau một bữa ăn giàu đạm, uống nhiều rượu bia, cũng có thể là do gắng sức, bị căng thẳng, nhiễm lạnh (ban đêm), chấn thương,…

 

Cơn gút cấp thường khởi phát đột ngột, triệu chứng rầm rộ

Cơn gút cấp thường khởi phát đột ngột, triệu chứng rầm rộ

 

   Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc bệnh gút tái phát, gây ra những cơn đau cấp tính rất khó chịu cho bệnh nhân. Vậy những yếu tố đó là gì, mời bạn tham khảo ngay sau đây.

 

Những yếu tố khiến bệnh gút tái phát thường gặp

   Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, vì thế chế độ ăn uống sinh hoạt có tầm ảnh hưởng rất lớn tới việc kiểm soát bệnh, những “thủ phạm” chính khiến bệnh gút tái phát thường gặp nhất cũng xuất phát từ khía cạnh này, cụ thể như sau:   

Uống nhiều rượu bia

   Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, có tới 75% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm và khoảng 30% bệnh nhân uống nhiều hơn 2 loại rượu bia. Uống nhiều rượu bia sẽ gây tăng tổng hợp và giảm đào thải acid uric, dẫn đến làm acid uric máu tăng, khiến bệnh gút tái phát.

   Uống rượu thậm chí còn làm tăng acid uric máu rõ rệt hơn chế độ ăn nhiều chất đạm, biểu hiện ở nhóm uống rượu nhiều, ăn đạm ít có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm sử dụng rượu ít hơn nhưng ăn đạm nhiều hơn.

Ăn nhiều đạm

   Chế độ ăn giàu đạm cũng là một nguyên nhân quan trọng gây khởi phát hoặc tái phát cơn gút cấp. Thực phẩm bệnh nhân gút nên tránh sử dụng bao gồm các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, bò, thịt dê, thịt chó; phủ tạng động vật như lòng, tim, gan, thận, óc, lưỡi; hay hải sản, trứng gia cầm, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn... Chúng được xếp vào nhóm thức ăn nguy cơ cao làm bệnh gút tái phát vì chứa rất nhiều nhân purin là nguyên liệu tổng hợp nên acid uric.

 

Thịt đỏ là loại thực phẩm có nguy cơ cao khiến bệnh gút tái phát

Thịt đỏ là loại thực phẩm có nguy cơ cao khiến bệnh gút tái phát

 

   Một số loại rau củ như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá… cũng được xếp vào nhóm nguy cơ cao cần tránh dùng cho bệnh nhân gút vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Nhóm thực phẩm giàu đạm xếp vào nhóm nguy cơ vừa mà bạn có thể sử dụng một cách hạn chế bao gồm đạm động vật nói chung như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt; cá và các loại thủy sản như lươn, cua, ốc, ếch; các đạm có nguồn gốc thực vật như đậu hạt nói chung như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…

Sinh hoạt thiếu điều độ

   Ngoài chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố góp phần khiến bệnh gút tái phát. Các yếu tố như thức khuya, dậy muộn; ăn mặc phong phanh không giữ đủ ấm; căng thẳng, stress… đều là yếu tố thuận lợi, phối hợp với chế độ ăn uống như đã nói ở trên dễ làm khởi phát hoặc tái phát cơn gút cấp.

Yếu tố khác

   Người mắc bệnh gút còn có thể mắc nhiều bệnh và các yếu tố nguy cơ kèm theo như béo phì, tăng huyết áp, các rối loạn chuyển hoá khác như tăng đường máu, rối loạn lipid máu hoặc có tiền sử dùng thuốc như thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận... Việc dùng corticoid, aspirin liều thấp kéo dài hay dùng các thuốc điều trị lao như pyrazinamide và ethambutol cũng làm tăng acid uric máu. Vì vậy chúng là những yếu tố góp phần làm trầm trọng thêm triệu chứng và dễ tác động khiến bệnh gút tái phát.

   Như vậy, việc đầu tiên cần làm để kiểm soát tốt bệnh gút là phải tránh được các yếu tố nguy cơ kể trên, thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ. Đồng thời, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kết hợp sử dụng thêm các giải pháp giúp kiểm soát bệnh tình một cách hiệu quả và an toàn. Trong số đó, điển hình phải kể đến là sản phẩm BoniGut + của Mỹ, với thành phần 100% từ thiên nhiên, với công thức toàn diện vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh, vừa giảm nhẹ triệu chứng, giảm thiểu tối đa tần suất tái phát cơn gút cấp và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

 

BoniGut + - Biện pháp toàn diện cho người bệnh gút

   BoniGut + được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Mỹ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đơn vị nghiên cứu và sản xuất thành công BoniGut + là tập đoàn Viva Nutraceuticals – một trong những đơn vị sản xuất dược phẩm uy tín hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ và Canada. Về thành phần, BoniGut + có:

- Nhóm giúp ức chế tổng hợp acid uric máu thông qua ức chế enzyme xanthine oxidase gồm có: Quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây.

- Thảo dược có tính kiềm giúp trung hòa acid uric máu là hạt cần tây.

- Nhóm thảo dược giúp tăng đào thải acid uric qua thận gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử. Ngoài ra, nhóm này còn giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang và sức khỏe đường niệu, ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu.

- Nhóm thảo dược có tác dụng giúp giảm đau chống viêm, giảm mức độ của các cơn đau gút cấp gồm gừng, bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây.

 

   Sản phẩm BoniGut + của Mỹ

Sản phẩm BoniGut + của Mỹ

 

   Như vậy, BoniGut + vừa có công dụng giúp hạ acid uric máu, vừa giúp giảm đau chống viêm, giúp người bệnh vượt qua cơn gút cấp nhẹ nhàng. Đồng thời, khi acid uric máu được hạ về ngưỡng an toàn thì sẽ giúp giảm thiểu tối đa tần suất tái phát cơn gút cấp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh như hạt tophi, sỏi thận, suy thận,...

   Với công thức 100% từ các thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính, BoniGut + rất an toàn và phù hợp cho việc sử dụng lâu dài.

   BoniGut + đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Sau gần 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã nhận được sự công nhận của các tổ chức uy tín hàng đầu. Minh chứng cho việc đó là BoniGut + đã nhiều lần vinh dự được trao tặng giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” bởi Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam.

 

BoniGut + nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2021

BoniGut + nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2021

 

   Không những thế, BoniGut + còn nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của những bệnh nhân sử dụng trực tiếp:

    Là một bệnh nhân gút sử dụng sản phẩm BoniGut +, chú Nguyễn Văn Hải (59 tuổi – sống tại ấp Tân Tràm, xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) đã vui mừng chia sẻ khi kiểm soát thành công căn bệnh của mình:

 

Chú Nguyễn Văn Hải

Chú Nguyễn Văn Hải (59 tuổi)

 

    “Trong hơn 10 năm qua, chú đã phải vô cùng chật vật với căn bệnh gút này. Cơn gút cấp thường xuyên kéo đến khiến khớp ngón chân của chú bị sưng đỏ như quả cà chua, căng bóng, đau khủng khiếp, cứ như có ai cầm kìm bẻ rời ngón chân ra vậy. Thế là chú lại phải uống ngay 3-4 ngày thuốc giảm đau vào mới đỡ được. Cứ ròng rã như vậy nên nhiều lúc chú cảm thấy bi quan nhiều lắm. Uống thuốc có đỡ đã đành nhưng chú lại bị tác dụng phụ, đau bụng đi ngoài mệt mỏi vô cùng. Nhiều lúc nghĩ rằng giá như trước kia mình ít uống rượu bia đi một chút thì đã đỡ khổ phần nào. Từ hồi bị gút là chú bóp mồm, bóp miệng chả dám ăn uống gì nữa rồi, mặc dù vậy bệnh của chú vẫn ngày một nặng thêm.”

   “May mắn thay, một lần chú vô tình biết được sản phẩm BoniGut + từ thảo dược tự nhiên của Mỹ, chú tin tưởng mua về dùng với liều 4 viên một ngày, chia 2 lần sáng, tối. Sau một tháng, chú thấy chuyển biến rõ rệt, cơn đau thưa hẳn ra, trước cứ mỗi tuần lại đau 1 lần, nhưng bất ngờ là cả tháng đó chú chỉ đau có 1 lần thôi, mà rất nhẹ, uống thuốc giảm đau 1 ngày là đỡ rồi. Sau 3 tháng sử dụng BoniGut +, gần như chú không còn bị đau gút cấp lần nào nữa, thi thoảng làm lụng tay chân thì về khớp chân hơi nhức một chút thôi. Acid uric của chú cũng giảm xuống chỉ còn 230 micromol/L, chú yên tâm lắm. Giờ chú cứ dùng đều đặn BoniGut + 2 viên mỗi ngày, ăn uống cũng bớt phải kiêng khem, thi thoảng uống chút rượu bia với bạn bè người thân cũng không hề gì.”

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh gút cũng như những yếu tố khiến bệnh gút tái phát thường gặp để có các biện pháp điều chỉnh, kiểm soát bệnh hiệu quả. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết nhé!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc