Mục lục [Ẩn]
Hiện nay, việc sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị bệnh gút đang là một xu hướng mới ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tại sao lại có xu hướng này, những loại thảo dược đó là gì và sử dụng như thế nào là tốt nhất? Mời bạn đọc tham khảo bài viết này để cùng tìm lời giải đáp.
Những loại thảo dược tốt cho bệnh gút
Tại sao phương pháp thảo dược ngày càng được ưa chuộng để kiểm soát gút?
Gút là căn bệnh rối loạn chuyển hóa protein nhân purin dẫn đến tình trạng nồng độ acid uric máu tăng cao kéo dài từ đó gây ra các cơn gút cấp cực thống khổ cho người bệnh cũng như là những biến chứng nguy hiểm về lâu dài. Khi chung sống với căn bệnh này, ngoài cơn đau thì bệnh nhân phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải khác như: mặt trái của việc sử dụng thuốc tây y, vấn đề thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem và sinh hoạt điều độ.
Các thuốc tây y sử dụng trong điều trị bệnh gút gồm có colchicin, NSAIDs dùng khi lên cơn đau cấp hoặc đặc biệt hơn như allopurinol, febuxostat là những thuốc hạ acid uric máu. Đây đều là những loại thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và không nên sử dụng lâu dài, chính vì vậy bệnh nhân không được lạm dụng chúng để kiểm soát bệnh của mình.
Khi bị gút bệnh nhân nên có một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh:
- Về ăn uống, người bệnh cần kiêng những thực phẩm giàu nhân purin như thịt đỏ, hải sản; kiêng uống rượu bia; hạn chế sử dụng các loại hạt họ đậu cùng các loại thực vật tăng trưởng nhanh như giá đỗ, măng,… bên cạnh đó tăng cường ăn rau xanh, hoa củ quả.
- Về lối sống, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các bài tập nhẹ nhàng phù hợp sở thích; giảm cân tránh béo phì; giữ ấm cơ thể tránh nhiễm lạnh; giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng stress; hạn chế thức khuya.
Bệnh nhân gút cần duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh
Mục đích chính của chế độ ăn uống sinh hoạt như trên là để giảm và giữ nồng độ acid uric máu về mức an toàn hơn, ngăn ngừa tái phát cơn gút cấp, giảm nguy cơ gặp các biến chứng và nâng cao sức khỏe chung. Tuy nhiên, 75% bệnh nhân gút thuộc lứa tuổi lao động và trong đó nam giới chiếm đến 95%. Vì vậy, để bệnh nhân làm chuẩn chỉnh theo như lý thuyết là vô cùng khó. Đó là chưa kể tới khi tình trạng bệnh tiến triển nặng, nhiều người đã thực hiện chế độ ăn uống và kiêng khem cẩn thận nhưng bệnh gút vẫn cứ hoành hành.
Trước những rào cản đó, những điểm mạnh của biện pháp thảo dược càng thêm nổi bật. Trong suốt lịch sử lâu dài của Y học cổ truyền có rất nhiều loại thảo dược đã chứng minh được công dụng cải thiện bệnh gút hiệu quả mà lại hoàn toàn an toàn khi sử dụng lâu dài.
Những loại thảo dược tốt nhất giúp kiểm soát bệnh gút hiệu quả
Quả anh đào đen
Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Boston (Mỹ) trên 634 bệnh nhân gút năm 2008 cho kết quả nhóm sử dụng bột anh đào đen sau 4 tuần đã giảm tỷ lệ tái phát cơn gút cấp tới 60%, về chỉ số acid uric máu thì 100% bệnh nhân đều giảm đi trong đó có đến 57% đưa được về ngưỡng bình thường.
Trong quả anh đào đen có chứa hàm lượng cao chất anthocyanins là chất chống oxy hóa rất mạnh giúp ức chế chuyển hóa protein nhân purin thành acid uric, đồng thời còn có nhiều hợp chất thuộc nhóm flavonoid và quercetin có khả năng chống sưng viêm và chống dị ứng tự nhiên. Vì vậy quả anh đào đen được dùng để hạ acid uric máu và giảm đau giảm viêm khớp trong bệnh gút vô cùng hiệu quả.
Quả anh đào đen
Hạt nhãn
Nhiều người thường coi đây là phần bỏ đi của quả nhãn, coi nó không có lợi ích gì cả, thế nhưng dịch chiết từ hạt nhãn có chứa nhiều polyphenol như corilagin có tác dụng ức chế enzym xanthine oxidase qua đó làm giảm tạo thành acid uric. Bên cạnh đó dịch chiết hạt nhãn còn có khả năng cải thiện sự tăng trưởng của các tế bào sừng, thúc đẩy làm lành các vết thương ngoài da nhanh hơn.
Hạt nhãn
Hạt cần tây
Cũng tương tự như 2 thảo dược trên, hạt cần tây cũng có khả năng ức chế enzym xanthine oxidase thông qua những hợp chất như là 3-n-butylphthalide, vitamin K, folate,... nhờ đó mà giảm sản sinh acid uric. Đồng thời hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu, có thể ức chế COX - 2 (enzym tham gia tổng hợp các chất gây viêm) nên giúp chống viêm giảm đau. Hơn nữa hạt cần tây còn có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra ngoài theo nước tiểu. Với nhiều lợi ích như thế, không sai khi xếp hạt cần tây vào top đầu trong nhóm các thảo dược sử dụng cho bệnh gút.
Hạt cần tây
Nhóm thảo dược giúp tăng đào thải acid uric qua thận
Cần kể đến tiếp theo là một số cái tên có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua thận góp phần hạ nồng độ acid uric máu rất hiệu quả như là bách xù, ngưu bàng tử, trạch tả, hạt mã đề… Ngoài vai trò quan trọng đó, những thảo dược này còn giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang, sức khỏe đường tiết niệu làm giảm nguy cơ gặp các biến chứng trên thận của bệnh gút như sỏi thận, sỏi bàng quang,... Đồng thời khi phối hợp nhiều loại thảo dược khác nhau cùng có chung tác dụng thì chúng sẽ hiệp đồng, làm tăng khả năng đào thải acid uric qua đường niệu mạnh mẽ hơn.
Nhóm thảo dược giúp giảm đau, chống viêm
Để kiểm soát tốt bệnh gút, bên cạnh việc hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn thì việc đề phòng viêm đau, ngăn ngừa khởi phát cơn gút cấp cũng vô cùng cần thiết. Hỗ trợ cho mục tiêu này, trong đông y cũng có nhiều vị thảo dược phù hợp như là gừng, bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây,... Ví dụ như gừng có khả năng ức chế COX - 1, COX - 2; tầm ma có khả năng giảm nồng độ TNF - alpha và các cytokine gây viêm; cứ thế mỗi thảo dược lại chống viêm giảm đau theo một cơ chế khác nhau, khi phối hợp lại thành một nhóm thì hiệu quả đem lại sẽ rất bất ngờ.
Áp dụng phương pháp thảo dược như thế nào là tối ưu nhất?
Qua việc tìm hiểu phần trên đây chắc hẳn bạn đọc cũng đã hình dung được để cải thiện tốt bệnh gút thì có 2 mục tiêu quan trọng đó là giảm nồng độ acid uric máu về ngưỡng an toàn và phòng ngừa viêm đau tái phát. Trong đó, để giảm acid uric máu lại có 3 cơ chế đó là ức chế sản sinh acid uric từ nhân purin, trung hoà acid uric trong máu và tăng đào thải acid uric qua nước tiểu.
Vì vậy dễ dàng nhận thấy rằng nếu muốn dùng phương pháp thảo dược tối ưu nhất cần phải đáp ứng được đầy đủ cơ chế, đầy đủ các mục tiêu trên. Dùng một tổ hợp từ các loại thảo dược đã trình bày chính là một gợi ý hoàn hảo. Tuy nhiên việc này không hề đơn giản vì cách phối hợp các loại thảo dược thế nào, nên dùng từng loại với liều lượng bao nhiêu đều là những vấn đề bệnh nhân cần đối mặt.
Tin mừng là hiện nay trên thị trường đã có một sản phẩm áp dụng thành công theo nguyên lý này đem lại hiệu quả tối ưu mà lại dễ dàng sử dụng cho người bệnh đó là sản phẩm BoniGut+ của Viva group - một tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ và Canada.
Sản phẩm BoniGut+
BoniGut+ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP của FDA Hoa Kỳ và Tổ chức y tế thế giới WHO. Với công thức có mặt đầy đủ các thảo dược nêu trên, BoniGut+ hỗ trợ điều trị bệnh gút vô cùng hiệu quả, giúp hạ acid uric máu của bệnh nhân đồng thời ngăn ngừa tái phát cơn gút cấp cũng như giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đặc biệt BoniGut+ còn được ứng dụng công nghệ nano giúp tối đa hoá được hiệu lực của các thành phần, giúp hấp thu tốt hơn và tác dụng sâu hơn.
Sản phẩm đã được FDA Hoa Kỳ và Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận an toàn, hiệu quả và được cấp phép lưu hành rộng rãi. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, tuyệt đối an toàn khi sử dụng mà BoniGut+ ngày càng được tin dùng, trở thành người trợ tá đắc lực không thể thiếu với nhiều bệnh nhân.
Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được tại sao phương pháp thảo dược ngày càng được ưa chuộng trong hỗ trợ điều trị bệnh gút cũng như biết được những loại thảo dược nào là tốt nhất cho bản thân. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể.
XEM THÊM: