Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những lầm tưởng về bệnh suy giãn tĩnh mạch

Thứ năm, 19-05-2022 15:48 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Theo các thống kê trên toàn thế giới, suy giãn tĩnh mạch là bệnh có thể gặp ở 40% dân số trưởng thành, trong đó tỷ lệ nữ giới cao gấp 2 – 3 lần nam giới. Ở Việt Nam, cứ khoảng 4 người trưởng thành sẽ có 1 người bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, hơn nữa xu hướng vẫn đang tiếp tục gia tăng. Dù thực trạng như vậy nhưng rất nhiều người vẫn chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, thậm chí nhiều bệnh nhân còn đang gặp phải những sai lầm trong điều trị khiến bệnh tình khó cải thiện. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra một số lầm tưởng phổ biến, mời bạn đọc cùng tham khảo.

 

 

Tổng quan về bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Cấu tạo – chức năng của tĩnh mạch

   Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu có chức năng đưa máu sau khi đã trao đổi O2 và các chất dinh dưỡng với các mô, tế bào trở lại về tim. Tĩnh mạch gồm có thành mạch và các van một chiều dọc theo suốt lòng mạch, van này có dạng túi với mặt lõm hướng lên trên đảm bảo máu chảy theo một hướng về tim, ngăn cản máu chảy ngược lại do tác dụng của trọng lực.

 

Van tĩnh mạch

Van tĩnh mạch

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, van tĩnh mạch bị hở dẫn đến máu bị ứ trệ khó trở về tim.

   Bệnh thường hay gặp nhất là ở tĩnh mạch chi dưới (lên tới 80%) do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp hơn, xa tim nhất đồng thời chịu nhiều ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh đi đứng, sinh hoạt. Ngoài ra bệnh còn có thể gặp ở tĩnh mạch khác như vùng hậu môn trực tràng (bệnh trĩ), tay, cổ, ngực,...

Yếu tố tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

  • Yếu tố di truyền: theo thống kê có tới 80% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ cũng mắc bệnh.
  • Tuổi tác: tuổi càng cao nguy cơ bị bệnh càng cao do sự lão hóa khiến tĩnh mạch yếu dần đi.
  • Nghề nghiệp: nghề phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động.
  • Giới tính: nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ estrogen, quá trình mang thai và một số sở thích làm đẹp như đi giày cao gót, mặc quần bó,...
  • Sử dụng một số loại thuốc hoặc mắc bệnh lý khác như: thuốc tránh thai, bệnh lý nhiễm trùng, bó bột khi gãy xương, di chứng tắc mạch hậu phẫu,...

 

Những lầm tưởng thường gặp về bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Lầm tưởng đầu tiên: lầm tưởng về mức độ nguy hiểm của bệnh.

   Có nhiều người đặc biệt là chưa trực tiếp bị bệnh hoặc bị bệnh ở giai đoạn nhẹ, do chủ quan không tìm hiểu đầy đủ mà có một quan niệm sai lầm cho rằng bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cùng lắm là chỉ có một vài triệu chứng nhẹ chứ không hề nguy hiểm nên không chú trọng điều trị khiến bệnh diễn tiến nặng.

Trên thực tế, bệnh suy giãn tĩnh mạch được chia làm 7 độ dựa trên biểu hiện lâm sàng và cũng khá tương đồng với mức độ nặng của bệnh:

  • Độ 1: chân thường xuyên tê, mỏi, nặng chân,... biểu hiện chưa rõ ràng, dễ bị bỏ qua.
  • Độ 2: Giãn các tĩnh mạch mạng nhện ở dưới mắt cá trong, giãn nhỏ hơn 1 mm
  • Độ 3: Tĩnh mạch nông dưới da giãn to, ngoằn ngoèo, giãn trên 3 mm
  • Độ 4: Phù bàn chân và cổ chân, không phù ở các vùng khác của cơ thể, phù nặng hơn về chiều tối.
  • Độ 5: Cẳng chân da sậm màu, phù, sau khi ấn ngón tay vào mu bàn chân thấy cả vết lõm. Bên ngoài có thể không quan sát thấy tĩnh mạch giãn nhưng siêu âm thì thấy trào ngược ở cả tĩnh mạch nông và sâu.
  • Độ 6: Chân bắt đầu thấy lở loét đặc biệt vùng mắt cá chân.
  • Độ 7: Chân lở loét nặng, vết loét rất khó lành.

   Đồng thời suy giãn tĩnh mạch còn tiềm ẩn nguy cơ gặp những biến chứng rất nguy hiểm có thể khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi, thậm chí là tử vong: viêm da do ứ trệ, loét không liền, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi,...

Lầm tưởng thứ hai: một số sai lầm trong thói quen sinh hoạt

  • Thoa dầu nóng, ngâm chân nước nóng: Biện pháp này giúp máu lưu thông tốt hơn để giảm các triệu chứng khó chịu tạm thời, tuy nhiên thoa dầu nóng hay ngâm chân nước nóng đều khiến các tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn, về lâu dài thúc đẩy bệnh trở nặng nhanh hơn.

 

Ngâm chân nước nóng lâu ngày làm nặng thêm suy giãn tĩnh mạch

Ngâm chân nước nóng lâu ngày làm nặng thêm suy giãn tĩnh mạch

 

  • Thói quen đi bộ là không tốt cho bệnh: bởi suy nghĩ rằng đi bộ khiến máu dồn xuống hai chân nhiều hơn làm nặng bệnh tình. Thực tế lại ngược lại, việc đi bộ đúng cách sẽ giúp co thắt các cơ chân, ép vào các tĩnh mạch làm cho máu ở tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng, giảm đau nhức khó chịu.

Lầm tưởng thứ ba: phẫu thuật xong có thể khỏi bệnh.

   Những phương pháp phẫu thuật thường hay được sử dụng như là phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Muller. Mục tiêu chung của chúng là loại bỏ những tĩnh mạch bị suy giãn nặng, nhanh chóng làm giảm triệu chứng của bệnh. Nhưng nhược điểm là không giải quyết gốc rễ của bệnh nên bệnh hoàn toàn có thể tái phát lại chỉ sau một thời gian ngắn. Hơn nữa các phương pháp phẫu thuật còn có tỷ lệ biến chứng cao nên thường được chỉ định khi phương pháp dùng thuốc không còn hiệu quả.

 

Làm thế nào để kiểm soát tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch?

   Trong khi các phương pháp điều trị của y học hiện đại vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn những rủi ro, nguy cơ biến chứng cao thì trong biện pháp thảo dược lại có những loại giúp bệnh nhân cải thiện từ căn cơ của bệnh. Một số thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch đồng thời còn giúp giảm các triệu chứng đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút hiệu quả như là: hạt dẻ ngựa, hòe hoa, cây chổi đậu, diosmin, hesperidin,…

  • Hạt dẻ ngựa: chứa hoạt chất aescin giúp cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch và giảm tính thấm của mao mạch nhờ đó cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lãnh vết thương, giảm phù nề.
  • Cây chổi đậu: có khả năng kích thích tăng tiết chất gây co mạch, giúp cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng như căng tức, ngứa, sưng chân, chuột rút và giảm phồng tĩnh mạch, làm cho tĩnh mạch chắc khỏe hơn.
  • Hòe hoa: đây là loại dược liệu không còn xa lạ gì với người Việt Nam, có chứa hàm lượng lớn rutin – là một loại vitamin P có tác dụng bảo vệ và tăng sức chịu đựng của tĩnh mạch.
  • Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ của các loại quả họ cam: có nhiều tác dụng trong kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch: làm giảm viêm và tình trạng sưng phù, bảo vệ hệ vi tuần hoàn và tăng cường tính bền của thành mạch.

Trên thị trường hiện nay, có một sản phẩm chứa đầy đủ tất cả các thành phần nêu trên có tên là BoniVein+

 

BoniVein+ - giải pháp toàn diện hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.

   Ngoài các thành phần giúp giảm nhẹ triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh như đã nêu ở trên, BoniVein+ còn có:

  • Nhóm thảo dược chống oxy hóa mạnh giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa, bảo vệ thành mạch: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
  • Nhóm thảo dược hoạt huyết, giúp tăng lưu thông máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch: bạch quả, cây chổi đậu.

 

Sản phẩm BoniVein+ của Mỹ

Sản phẩm BoniVein+ của Mỹ

 

   Nhờ tập hợp được đủ các yếu tố tốt nhất trong cùng một công thức mà BoniVeinvừa giúp cải thiện gốc rễ vấn đề gây suy giãn tĩnh mạch, vừa giảm nhẹ các triệu chứng hơn nữa còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

   BoniVein+ là sản phẩm của tập đoàn Viva group (tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới, trụ sở tại Mỹ và Canada) được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của FDA (Mỹ), Health Canada và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Khi nhập khẩu về Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm tra, chứng nhận an toàn và cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc.

   Với thành phần nguồn gốc 100% tự nhiên nên BoniVein+ hoàn toàn không có tác dụng phụ. Hơn nữa sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ nano trong bào chế khiến cho các hoạt chất được tăng độ hấp thu, loại bỏ được tạp chất, tối ưu hiệu quả cho người dùng.

   Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể tránh được những sai lầm trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như có thêm thông tin về giải pháp đông y thảo dược. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 18001044 (miễn cước) để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc