Thế nào là chu kỳ giấc ngủ ?
Chu kỳ đầy đủ của giấc ngủ bao gồm có giai đoạn không động mắt nhanh (non - REM) và giai đoạn động mắt nhanh (REM), luân phiên nhau từ 90 - 110 phút và nhắc lại 4 - 6 lần trong đêm. Theo quy ước, giấc ngủ non - REM được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn 1 và 2 tương đương với giấc ngủ chậm nông và giai đoạn 3, 4 là giấc ngủ chậm và sâu.
Thông thường, ở người lớn, trung bình 75% thời gian ngủ là ở giấc ngủ không động mắt nhanh trong giai đoạn 1 là 5%, giai đoạn 2 là 45%, giai đoạn 3 là 12%, và giai đoạn 4 là 13%. 25% là giai đoạn REM và 30% là của giai đoạn còn lại.
Ở những chu kỳ ngủ đầu, giai đoạn REM thường ngắn, giai đoạn 3, 4 thường dài hơn. Ngược lại lại càng về đêm, giai đoạn REM càng dài dần, giai đoạn 3, 4 càng ngắn dần. Về sáng, giai đoạn 1, 2 và REM là chủ yếu.
Giai đoạn ngủ không động mắt: được đặc trưng bởi giảm các hoạt động sinh lý. Khi ngủ sâu dần, các sóng điện não trở nên chậm dần, huyết áp giảm xuống.
Xem thêm: Sử dụng thiết bị điện tử ảnh hưởng tới giấc ngủ
Các giai đoạn của giấc ngủ ?
Giai đoạn 1: Là thời gian chuyển từ buồn ngủ sang ngủ. Hoạt động điện não và điện cơ giảm dần.
Giai đoạn 2: là giai đoạn ngủ nông khi mà các vận động của mắt dừng lại. Sóng điện não chậm, thỉnh thoảng có những đợt bùng phát nhanh, trương lực cơ xen kẽ giữa giai đoạn co cơ với giãn cơ. Nhịp tim chậm và nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
Giai đoạn 3 và giai đoạn 4: còn gọi là giai đoạn ngủ sóng chậm, đặc trưng bởi sóng chậm delta. Huyết áp cơ thể hạ thấp và cả cơ thể dường như bất động. Giấc ngủ sâu, không có động mắt và giảm hoạt động của cơ. Trong giai đoạn này rất khó đánh thức bệnh nhân dậy.
Giai đoạn ngủ động mắt nhanh (REM): Là giai đoạn hoạt động của giấc ngủ đặc trưng bằng hoạt động mạnh của não. Sóng điện não nhanh và không đồng bộ, tương tự như ở giai đoạn thức. Nhịp thở trở nên nhanh, nông và không đều. Mắt vận động nhanh theo nhiều hướng và cơ gần như bị liệt. Nhịp tim và huyết áp tăng. Giấc mơ hay xuất hiện nhất vào giai đoạn này.
Cách nhận biết các giai đoạn của giấc ngủ ?
Để nhận biết được các giai đoạn của giấc ngủ, người ta dựa vào bản ghi phối hợp ít nhất 3 thông số: điện não đồ, điện nhãn cầu đồ và điện cơ đồ. Hoạt động điện não là thông số chủ yếu và cần cần thiết để đánh giá giấc ngủ.
Theo đề xuất của Rechtschaffen và Kales (1968), để nghiên cứu giấc ngủ thông thường, người ta chỉ sử dụng 1 số điện cực để ghi điện đồ, trong đó chủ yếu là các điện cực đặt ở vùng chẩm. Các điện cực đặt ở thùy chẩm rất có giá trị giúp khu trú được nhịp alpha, đánh giá được hiện tượng giảm độ tỉnh táo (thông qua hình ảnh nhịp alpha lan tỏa ra phía trước) và giúp xác định thời điểm bắt đầu đi vào giấc ngủ.
Ghi điện nhãn cầu đồ: rất cần thiết để phân tích chi tiết giấc ngủ. Phương pháp này cho phép đánh giá những cử động chậm của nhãn cầu trong khi bắt đầu vào giấc ngủ và những cử động nhanh của nhãn cầu đặc trưng cho giấc ngủ đảo ngược.
Đối với ghi điện cơ đồ: sử dụng cơ càm để đánh giá các hoạt động co cơ trong quá trình giấc ngủ. Đối với 1 số quá trình bệnh lý đặc hiệu, ví dụ như những vận động có chu kỳ trong giấc ngủ, những cử động kịch phát hoặc những bệnh lý vận động khác, người ta hay ghi điện cơ đồ trong khi ngủ tại các cơ chày trước, cơ cắn, cơ delta.
Làm thế nào để có giấc ngủ ngon?
Hiểu được các giai đoạn và chu kỳ của giấc ngủ sẽ cho phép bạn điều chỉnh lối sống sinh hoạt để luôn duy trì được giấc ngủ ngon sâu cả đêm. Bởi một giấc ngủ ngon rất quan trọng. Theo TS. Maiken Nedergaard, thuộc Trung tâm y tế Đại học Rochester (URMC): " Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp "thải độc" cho não bộ. Và giấc ngủ càng sâu sẽ càng tốt. Nghiên cứu đã thêm một bằng chứng cho thấy chất lượng giấc ngủ thấp hoặc thiếu ngủ có thể là sự khởi phát của bệnh Alzheimer và chứng mất trí."
Vậy làm thế nào để có được giấc ngủ ngon?
Thứ nhất là áp dụng một số biện pháp:
- Đi ngủ và thức dậy vào những khoảng thời gian cố định.
- Nếu không bắt buộc thì không cần ngủ trưa, tập trung giấc ngủ vào buổi tối.
- Hạn chế dùng các thiết bị điện tử như iPad hay điện thoại, xem tivi trên giường trước giờ đi ngủ hoặc lúc đang trằn trọc chưa ngủ được ngay.
- Không ăn quá no, hay những đồ ăn khó tiêu trước khi đi ngủ
- Tránh nicotin và rượu vào buổi tối. Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ ban đầu, nhưng nó lại kích thích thần kinh có thể sẽ làm bạn thức dậy vào giữa đêm.
Thứ hai là kết hợp sử dụng cùng sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ tốt nhất hiện nay là BoniSleep.
BoniSleep - Giải pháp hoàn hảo cho giấc ngủ trọn vẹn cả đêm
BoniSleep có công thức toàn diện, với 100% thảo dược quý hiếm như cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia, ngọc trai, cùng với nhóm các chất dẫn truyền thần kinh và tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh là melatonin, 5-HTP, GABA, L- Theanine, Lactium, Vitamine B6,.... giúp thư giãn tế bào thần kinh, tái tạo sức sống não bộ, giúp trị rối loạn giấc ngủ, giúp giảm stress, giảm lo âu, căng thẳng thần kinh tạo giấc ngủ sâu và êm ái cho người bệnh.
Đặc biệt trong đó phải kể đến thành phần Melatonin. Melatonin là hormone do tuyến tùng sản xuất, giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ theo nhịp ngày đêm, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Bổ sung Melatonin cho cơ thể sẽ giúp không chỉ tăng thời gian ngủ mà còn nâng cao chất lượng giấc ngủ. Theo nghiên cứu lâm sàng, bổ sung Melatonin đường uống hàng ngày có thể cải thiện giấc ngủ như: kéo dài thời gian ngủ, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không bị giật mình, ngủ sâu, ngủ ngon, đầu óc tỉnh táo, cơ thể dễ chịu sau khi thức dậy.
BoniSleep được nhập khẩu từ Mỹ và Canada với dây chuyền sản xuất hiện đại tiên tiến, nguồn nguyên liệu đảm bảo, hệ thống nhà máy sản xuất đạt chuẩn FDA, Bộ Y tế Canada, và WHO.
BoniSleep được phân phối bởi Công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay), địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 1800.1044 – 0984.464.844 - 18001044.
Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng.
BoniSleep - Sản phẩm cho người mất ngủ số 1 của Mỹ và Canada
Xem thêm: Nỗi khổ khi bị mất ngủ kinh niên