Mục lục [Ẩn]
Không phải do căng thẳng, cũng chẳng phải vì những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày, thủ phạm khiến người già bị khó ngủ về đêm kéo dài từ ngày này sang ngày khác lại là một loại hormon có tên HGH. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này đồng thời có cho mình giải pháp khắc phục hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Nguyên nhân khó ngủ về đêm kéo dài ở người già là gì?
HGH là gì và mối liên hệ của nó với giấc ngủ
HGH là viết tắt của hormon tăng trưởng được tiết ra từ thùy trước tuyến yên. Ngoài vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của con người, giúp xương phát triển dày và dài hơn thì hormon này còn giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện trí nhớ, và đặc biệt là giúp thiết lập giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
Khi nói về HGH và giấc ngủ, bạn có thể hình dung nó như một mối quan hệ cộng sinh. HGH giúp thiết lập và duy trì giấc ngủ sinh lý tự nhiên, nếu thiếu hormon này, người bệnh sẽ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn, giấc ngủ ngắn đi và dễ bị mệt mỏi khi thức dậy. Ngược lại, giấc ngủ là điều kiện quan trọng để tuyến yên tiết HGH. HGH được tiết nhiều vào ban đêm, nhất là trong khoảng thời gian từ 10h đêm đến 2h sáng trong điều kiện ngủ say. Trong khoảng thời gian này, nếu người bệnh bị mất ngủ, ngủ không sâu thì lượng HGH được tiết ra cũng ít đi.
Như vậy, nếu có bất kỳ nguyên nhân nào khiến một trong hai yếu tố trên bị sụt giảm thì cũng khiến yếu tố còn lại bị giảm theo. Ví dụ như, một người vì căng thẳng stress mà mất ngủ thì sau một thời gian, lượng HGH trong cơ thể cũng sẽ bị sụt giảm, khiến bệnh mất ngủ kéo dài dai dẳng và trở thành mạn tính.
Giấc ngủ và hormon tăng trưởng có mối liên hệ mật thiết với nhau
HGH liên quan gì đến tình trạng khó ngủ về đêm kéo dài ở người già?
Lượng hormone tăng trưởng nội sinh trong cơ thể sẽ giảm tiết theo độ tuổi. Nghiên cứu cho thấy, khả năng tự sản xuất hormone tăng trưởng HGH ở người 61 tuổi chỉ còn khoảng 20% so với khi họ ở tuổi 21.
Lúc này, không những xương ngừng phát triển và có dấu hiệu suy thoái, da mất dần khả năng đàn hồi, xuất hiện các vết nhăn… mà giấc ngủ cũng bắt đầu suy giảm.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, người cao tuổi thường ngủ ít hơn so với người trẻ. Họ dù lên giường sớm nhưng sẽ trằn trọc khó vào giấc, giấc ngủ nông, không sâu, biểu hiện bằng việc khi có tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài thì rất dễ bị tỉnh giấc. Và chúng ta cũng phải công nhận rằng, người già thường dậy sớm hơn rất nhiều so với người trẻ.
Thiếu hụt hormone tăng trưởng khiến người già bị khó ngủ về đêm kéo dài
Tuy nhiên, không phải người cao tuổi nào cũng bị khó ngủ về đêm kéo dài. Nếu một người cao tuổi gặp những nguyên nhân mất ngủ khác như căng thẳng, stress, môi trường phòng ngủ không phù hợp, sử dụng rượu bia, thuốc lá vào buổi tối… thì giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với những người không gặp phải các yếu tố trên.
Như đã trình bày về mối liên hệ giữa giấc ngủ và hormon tăng trưởng, khi bị khó ngủ, mất ngủ do bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng khiến cơ thể giảm tiết HGH. Lượng HGH thấp lại làm giấc ngủ ngày càng kém đi, hậu quả là người cao tuổi bị khó ngủ về đêm kéo dài rất khó điều trị. Phương pháp hiệu quả lúc này chính là kết hợp dùng BoniHappy + của Mỹ và áp dụng liệu pháp CBT-I (Thay đổi nhận thức hành vi để cải thiện bệnh mất ngủ).
BoniHappy - Giải pháp hoàn hảo cho người cao tuổi bị khó ngủ về đêm kéo dài
BoniHappy + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.
Sản phẩm BoniHappy +
Điểm nổi bật của BoniHappy + đó là đánh trực tiếp vào nguyên nhân khiến người cao tuổi bị khó ngủ về đêm kéo dài đó là thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH. Tác dụng đó của sản phẩm đến từ các thành phần L-Arginine, Shilajit P.E, GHRP-2. Nhờ cơ chế này, BoniHappy giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên một cách sâu ngon, trọn vẹn và bền vững.
Hiệu quả trên giấc ngủ của BoniHappy + còn được tăng cường bởi các thảo dược có tác dụng giúp an thần, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của não bộ, cụ thể:
- Các thành phần giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe hệ thần kinh: Mg, B6
- Các thành phần giúp dễ ngủ, ngủ ngon, ngủ sâu, tăng thời lượng giấc ngủ: Dây tơ hồng, lạc tiên, ngọc trai, rau diếp khô, trinh nữ…
- Các thành phần giúp giảm căng thẳng, stress: GABA, acid glutamic.
Hiệu quả của BoniHappy + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy BoniHappy + có hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ lên đến 86,7%, đồng thời không gây ra bất kỳ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.
Trong hơn 10 năm được phân phối tại Việt Nam, BoniHappy + đã giúp hàng vạn người cao tuổi lấy lại giấc ngủ ngon sâu. Như câu chuyện của Bác Nguyễn Thị Tâm (72 tuổi), ở ngõ chợ Gốc Đề, Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội sau đây:
Chia sẻ của bác Tâm khi sử dụng BoniHappy +
Chia sẻ thêm với chúng tôi, bác Tâm cho biết: “Bác bị mất ngủ kéo dài khoảng hơn chục năm nay, hôm nào ngủ được thì đến khoảng 2-3 giờ sáng là bác thức giấc, còn không thì bác thức trắng đêm luôn. Bác sĩ kê cho bác dùng seduxen nhưng chỉ được 1-2 hôm đầu, đến hôm thứ 3 thì giấc ngủ lại kém đi, đồng thời sáng dậy người rất mệt mỏi, đầu nặng như mang đá nên bác không dám dùng nữa.”
“Thật may mắn vì bác được biết đến sản phẩm BoniHappy + của Mỹ. Khi dùng hết 2 lọ BoniHappy +, bác đã ngủ liên tục được 5-6 tiếng, giấc ngủ rất sâu và ngon, nếu có tỉnh giấc giữa chừng đi vệ sinh thì bác cũng ngủ lại được ngay. Đặc biệt, buổi sáng thức dậy bác thấy rất thoải mái, không mệt mỏi như khi dùng thuốc tây y. Thời gian đầu, bác dùng 4 viên BoniHappy + một ngày nhưng về sau, bác chỉ cần dùng liều 2 viên/ngày thôi mà vẫn ngủ trọn giấc cả đêm. Bác mừng lắm”.
CBT-I - Liệu pháp cần thiết nếu người cao tuổi có những thói quen không tốt cho giấc ngủ
CBT-I là liệu pháp giúp thay đổi nhận thức, hành vi để cải thiện mất ngủ. Với người cao tuổi bị khó ngủ về đêm kéo dài và trong cuộc sống có những thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ thì nên tham khảo thực hiện theo liệu pháp này.
Trước khi bắt đầu liệu pháp CBT-I, bạn nên ghi lại nhật ký giấc ngủ trong 1-2 tuần gần nhất để xác định xem có những hành động, suy nghĩ căng thẳng nào ảnh hưởng tới giấc ngủ như trong bảng dưới đây:
Bảng nhật ký giấc ngủ hàng tuần
Các kỹ thuật CBT-I bao gồm:
Kiểm soát kích thích
Kỹ thuật này sẽ giúp bạn liên kết chiếc giường với giấc ngủ, nghĩa là khi nhìn thấy giường là bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ.
Nguyên tắc của kỹ thuật này đó là chỉ sử dụng giường để ngủ, không dùng điện thoại, laptop, xem ti vi, làm việc, ăn uống,... trên giường. Đó là bởi những hoạt động trên sẽ vô tình tạo mối liên kết giữa chúng với chiếc giường, khiến bạn khi lên giường thay vì chìm vào giấc ngủ lại có thói quen làm các việc này.
Ngoài ra, nếu đã nằm trên giường 20 phút mà chưa ngủ được, bạn nên đứng dậy đi sang phòng khác, hoặc tối thiểu là ra khỏi giường và làm một việc nhàm chán như đọc sách, nghe nhạc không lời. Đến khi nào thấy buồn ngủ thì bạn mới trở lại giường. Khi làm như vậy, bạn sẽ không phải trằn trọc và cảm thấy bức bối trên giường vì không ngủ được, ngăn chặn được tâm lý kháng cự, sợ hãi phòng ngủ.
Chỉ sử dụng giường để ngủ để tạo mối liên kết giữa chiếc giường và giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ
Mục đích của kỹ thuật này đó là thay đổi các thói quen gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, cụ thể:
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử 1 giờ trước khi ngủ.
- Giữ môi trường phòng ngủ thích hợp: Phòng ngủ đủ tối, không để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh khi ngủ.
- Không ăn quá no trước khi ngủ.
- Hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá trước khi ngủ.
- Nên thư giãn đầu óc trước khi ngủ bằng cách tập yoga, ngồi thiền, tắm nước ấm, đọc sách,...
- Không nên ngủ trưa quá nhiều.
Không nên ngủ trưa quá nhiều
Liệu pháp hạn chế giấc ngủ
Với liệu pháp này, bạn không nên dành thời gian nằm trên giường quá nhiều trong khi trằn trọc không ngủ được. Dựa vào nhật ký giấc ngủ, bạn hãy tính thời gian ngủ trung bình trong 1-2 tuần gần nhất (ký hiệu là T0) và bạn cần mấy tiếng ngủ để sáng hôm sau cơ thể thoải mái.
Thời gian nằm trên giường (ký hiệu T1) sẽ bằng T0 cộng thêm 30 phút; T1 tối thiểu 5 giờ.
Ví dụ: bạn đang ngủ trung bình 6 giờ mỗi tối thì thời gian nằm trên giường sẽ là 6 giờ 30 phút. Khi đã nằm đủ 6 giờ 30 phút bạn cần ra khỏi giường, kể cả còn cảm thấy mệt cũng không nằm tiếp. Việc giới hạn thời gian nằm trên giường sẽ làm tăng động lực đi vào giấc ngủ, dần dần giúp bạn dễ vào giấc hơn, số lần thức giấc ít và ngắn hơn, giấc ngủ “sâu hơn”.
Sau 1 thời gian thực hiện kỹ thuật hạn chế giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ tăng dần lên và bạn có thể căn cứ vào đó để điều chỉnh thời gian nằm trên giường cho tới khi đạt được giấc ngủ mong muốn. Cách thực hiện như sau:
Tính hiệu suất giấc ngủ T0/T1 = thời gian ngủ/thời gian nằm trên giường
Nếu hiệu suất trên 90% thì tăng T1 thêm 15 phút
Nếu hiệu suất 85-90% thì giữ nguyên T1
Nếu hiệu suất <85%: giảm T1 đi 15 phút
Quá trình này có thể kéo dài vài tuần tới vài tháng tùy vào tình trạng mất ngủ của từng người.
Kỹ thuật thư giãn
- Lập danh sách về những thứ bạn đang suy nghĩ, trong khoảng 20-30 phút lên kế hoạch giải quyết vấn đề đó, thời gian còn lại bạn chỉ dành để ngủ, không nghĩ về nó nữa.
- Ngừng suy nghĩ: Mỗi khi thấy tâm trí bắt đầu suy nghĩ, bạn hãy tự nhủ hoặc nói to lên: “Dừng lại! Không phải ở đây! Không phải bây giờ!”. Điều này sẽ cắt những suy nghĩ và lo lắng đang ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
- Tự thôi miên: Bạn chọn 1 đồ vật trong phòng ngủ của bạn, nên chọn đồ vật cách xa bạn và không phát sáng, sau đó tập trung tất cả sự chú ý vào nó. Phương pháp này sẽ khiến tâm trí bạn dần không còn suy nghĩ nữa, đồng thời đôi mắt bạn bị mỏi và tạo ra cảm giác buồn ngủ.
- Đọc sách: Bạn nên chọn 1 cuốn sách nhàm chán để đọc trước khi ngủ, điều đó sẽ giúp bạn cảm thấy buồn ngủ, dễ vào giấc hơn.
Đọc sách sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
- Nghe sách nói: Đây là một hoạt động thụ động cho phép bạn nhắm mắt, nằm trên giường và để tâm trí của bạn được người kể chuyện dần đưa vào giấc ngủ.
- Tái hiện lại trải nghiệm, ký ức đẹp: Bạn hãy hình dung lại một kỷ niệm thú vị mà bạn đã trải qua từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc, điều này sẽ giúp bạn thư giãn và dần chìm vào giấc ngủ.
Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã tìm ra cho mình giải pháp tối ưu từ thiên nhiên giúp khắc phục tình trạng mất ngủ về đêm kéo dài cho người cao tuổi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: