Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nguyên nhân bệnh tiểu đường dễ dẫn đến bị ngất xỉu

Thứ ba, 08-10-2019 16:06 PM

Mục lục [Ẩn]

Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Một trong những biến chứng cấp tính thường gặp ở người bệnh đái tháo đường cả type 1 và type 2 là ngất xỉu. Khi người bệnh bị ngất xỉu nếu không phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân người bệnh tiểu đường dễ bị ngất xỉu là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Ngất xỉu ở người bệnh tiểu đường.

Ngất xỉu ở người bệnh tiểu đường.

 

  1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Hiện nay có 2 khái niệm chính xác nhất về căn bệnh này. Đó là:

  • Theo WHO (2002) đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin hoặc tác dụng insulin không hiệu quả.
  • Theo ADA 2004 (Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ), bệnh tiểu đường là một nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động của insulin hoặc cả 2 cơ chế này xảy ra cùng lúc.

 

  1. Phân loại bệnh tiểu đường

Theo cách phân loại của WHO và ADA thì bệnh tiểu đường bao gồm 3 dạng chính là: bệnh tiểu đường tuýp 1 (type 1), bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) và đái tháo đường thai kỳ.

Trong đó:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 (thường xảy ra ở người trẻ tuổi): là bệnh bắt buộc phải điều trị bằng insulin vì các tế bào beta tuyến tụy đã bị phá hủy tới hơn 75% nên không còn khả năng tiết ra insulin để cung cấp cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2 (thường xảy ra ở người có độ tuổi từ 40 trở lên): là đái tháo đường đa cơ chế do cơ chế kháng insulin ở mô ngoại vi, rối loạn điều hóa glucose ở gan hoặc suy giảm chức năng tiết insulin của tuyến tụy.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Đái tháo đường thai kỳ là các trường hợp được chẩn đoán đái tháo đường vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ ở các sản phụ chưa phát hiện đái tháo đường trước đó. Đây là tình trạng bệnh lý chỉ xảy ra vào giai đoạn mang thai của phụ nữ và có thể tự khỏi sau khi sinh con.

 

  1. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Mỗi loại bệnh đái tháo đường từ type 1, type 2 đến tiểu đường thai kỳ sẽ có những nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khác nhau.

  • Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 gây ra do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.

Đối với hầu hết người bệnh tiểu đường, nguyên nhân của tình trạng thiếu insulin thường là do hệ miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, nhưng lý do của hiện tượng này hiện vẫn chưa rõ. Những nguyên nhân khác bao gồm các bệnh khác như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, và chứng viêm (sưng, kích thích) tuyến tụy nặng cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường bằng cách gây tổn thương tụy.

  • Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2 lại đa phần đến từ lối sống sinh hoạt, vận động, ăn uống và một phần di truyền. Những đối tượng có nguy cơ cao bị loại đái tháo đường này là những người ít vận động thể chất, người có cơ địa béo phì, chế độ ăn uống thiếu khoa học (thừa chất, nhiều đường)…

  • Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai, bào thai và nhau thai sản xuất ra các hormon làm cơ thể mẹ có sự kháng lại insulin của cơ thể. Ở hầu hết các phụ nữ mang thai sẽ tăng cường sản xuất insulin để giữ mức đường máu bình thường. Tuy nhiên ở một số trường hợp không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết và như vậy lượng đường trong máu sẽ tăng, gọi là tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ, tình trạng này thường hết sau khi sinh.

 

  1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt
  • Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm candida
  • Khô miệng
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

 

Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường

Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường

 

 

  1. Biến chứng của bệnh đái tháo đường

    Một số biến chứng thường gặp khi mắc bệnh đái tháo đường:

 

Biến chứng mạn tính

   Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số biến chứng mạn tính:

  • Biến chứng trên mắt: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…
  • Biến chứng tim mạch: tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi...
  • Biến chứng trên thần kinh: cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...
  • Biến chứng trên thận: suy giảm chức năng lọc của thận, suy thận...
  • Biến chứng nhiễm trùng: Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

 

Biến chứng cấp tính

Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

 

  • Hạ đường huyết: Người bệnh tiểu đường có thể bị sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin), hoặc do ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn… dẫn đến đường huyết hạ đột ngột và ngất xỉu.
  • Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây ra ngất xỉu, hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

 

Như vậy người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt bệnh của mình sẽ rất dễ tiến triển thành biến chứng, đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng cấp tính, dẫn đến ngất xỉu và hôn mê.

Mời các bạn cùng tìm hiểu về biến chứng ngất xỉu ở bệnh nhân tiểu đường ở phần tiếp theo của bài viết:

 

  1. Nguyên nhân người bệnh đái tháo đường dễ ngất xỉu

Người bệnh tiểu đường bị ngất xỉu khi lượng đường trong máu giảm sâu

 

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân tiểu đường có thể bị ngất xỉu do hàm lượng đường trong máu tụt xuống mức thấp. Đó là một trong những biến chứng cấp tính thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường. 

Với người bệnh tiểu đường tuýp 1 thì hàm lượng đường trong máu luôn lên xuống một cách bất định. Nếu chỉ cần sử dụng insulin nhiều hơn một chút là đã làm cho đường huyết của người bệnh hạ ngay xuống làm người bệnh dễ bị ngất xỉu. Người tiểu đường tuýp 1 đa phần là vì quá nôn nóng chữa bệnh thật nhanh mà uống thuốc giảm đường huyết quá liều dẫn đến đường huyết tụt gây ngất xỉu. Hoặc có trường hợp người bệnh không muốn ăn cơm hay vì tức giận mà bỏ cơm nhưng lại nghĩ rằng: bỏ cơm nhưng thuốc chữa bệnh thì không thể bỏ. Thế là sau khi uống thuốc vào trong trạng thái bụng rỗng thì hàm lượng đường trong máu giảm xuống rất nhanh và dẫn đến ngất xỉu.

Một số bệnh nhân tiểu đường sau những giờ hoạt động chân tay mệt mỏi, nhưng không tăng cường bồi dưỡng ăn uống thêm hoặc không giảm lượng insulin hằng ngày cũng sẽ dễ gây tụt đường huyết.  Có những trường hợp do chức năng làm việc của thận bệnh nhân vốn đã yếu, insulin bài tiết ra rất chậm, nếu không biết để cắt giảm lượng insulin hằng ngày thì cũng có thể bị giảm đường huyết xuống mức quá thấp và bị ngất xỉu.

 

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường dẫn tới ngất xỉu

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường dẫn tới ngất xỉu

 

Người bệnh tiểu đường dễ bị ngất xỉu khi mất nước 

   Chúng ta hãy hình dung khi quả dưa chuột bị ngâm nước muối, lượng nước trong quả dưa chuột bị hút ra bên ngoài nên khiến cho quả dưa mất nước, bị teo tóp, vỏ nhăn nheo… Nguyên nhân của hiện tượng mất nước ở người bệnh tiểu đường cũng như vậy.

   Người bệnh tiểu đường bị mất nước làm cho trao đổi chất bị rối loạn mà kết quả là hàm lượng đường trong máu lên rất cao, áp lực thẩm thấu của huyết tương tăng lên, không có triệu chứng ngộ độc acid ceton. Triệu chứng lâm sàng của tình trạng này là hôn mê, ngất xỉu, hệ thống thần kinh hoạt động không bình thường.

   Tình trạng này thường xuất hiện cấp tính ở những người lớn tuổi. Ngất xỉu do mất nước thường diễn biến chậm hơn là bị ngộ độc do acid ceton. Thoạt đầu thấy hàm lượng nước tiểu tăng nhanh, qua vài ngày đầu hoặc vài tuần đầu thấy lượng nước tiểu bài tiết ra nhiều trong khi đó uống vào không nhiều. Đồng thời bệnh nhân luôn thấy trong người mệt mỏi thiếu sức sống, chóng mặt, không buồn ăn uống gì…

Nếu để tình trạng này kéo dài một thời gian thì hiện tượng mất nước sẽ tăng dần, người bệnh bứt rứt, khó chịu, tinh thần hoảng loạn, phản ứng chậm chạp, mắt lõm trũng xuống, da nhăn nheo và khô ráp, nhịp tim đập nhanh, huyết áp hạ, tiểu ít và cuối cùng là ngất xỉu.

Tình trạng này ở người bệnh tiểu đường nếu không chẩn đoán cẩn thận sẽ dễ bị nhầm là tai biến mạch máu não, hoặc bệnh thần kinh… dẫn đến chữa trị sai lầm rất nguy hiểm.

 

XEM THÊM: 5 bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc bệnh tiểu đường

 

  1. Xử trí khi có dấu hiệu ngất xỉu ở người bệnh tiểu đường. 

 Người bệnh cần chuẩn bị sẵn trong mình một chút đồ ăn ngọt như bánh kẹo, nước đường, sữa hay hoa quả ngọt… nhất là khi đi tập luyện, thể dục thể thao. Nếu có dấu hiệu của tình trạng ngất xỉu như hoa mắt, chóng mặt, người nôn nao… thì phải ăn ngay.

  • Gọi điện thoại cho người thân hoặc nhờ những người ở gần đó khi thấy có dấu hiệu ngất xỉu.
  • Lưu ý, khi người bệnh đã có biểu hiện hôn mê, không nên cho ăn uống rất dễ bị suy hô hấp do sặc, trường hợp này phải đưa đến bệnh viện ngay. Dừng tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường đang dùng sau đó đến ngay cơ sở y tế kiểm tra lại đường huyết.

 

  1. Cách phòng ngừa tình trạng ngất xỉu ở người bệnh tiểu đường

    Để phòng ngừa tình trạng ngất xỉu hay những biến chứng của bệnh tiểu đường nói chung thì người bệnh cần phải chú ý tuân thủ đúng những lời khuyên, nguyên tắc sau đây:

+ Dùng thuốc điều trị đúng thời gian, đúng liều lượng như trong chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc một cách bừa bãi.

+ Chế độ ăn uống cũng cần phải hợp lý, đúng theo khoa học, phải ăn uống kiêng khem nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, không được kiêng quá mức, nhất là bỏ bữa nhịn ăn cần phải tuyệt đối tránh.

+ Tập luyện thường xuyên, vừa sức theo đúng tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị.

+ Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

+ Sử dụng sản phẩm thảo dược BoniDiabet của Mỹ và Canada do công ty Botania phân phối giúp kiểm soát đường huyết tuyệt đối.

 

BoniDiabet - Không còn nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường

     BoniDiabet có công thức toàn diện, ngoài các thảo dược giúp hạ đường huyết an toàn, được sử dụng lâu đời trong đông y là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi... còn phối hợp được với các thành phần là magie, selen, chrom, và alpha lipoic acid. Đặc biệt nhóm nguyên tố vi lượng là thành phần của các enzym chuyển hóa, đây chính là chìa khóa giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Và hiện nay chỉ duy nhất có BoniDiabet trong công thức mới bổ sung được nhóm thành phần này.

  Với liều 4-6 viên/ngày, thường sau 1-2 tháng là có tác dụng rõ rệt, người bệnh nên sử dụng lâu dài để kiểm soát đường huyết an toàn, ổn định. Thời gian đầu, người bệnh nên kết hợp BoniDiabet cùng với thuốc mà bác sĩ kê (nếu có), sau khi đường huyết an toàn và ổn định, về mức dưới 7 chấm là tốt nhất, người bệnh xin ý kiến bác sĩ giảm dần liều thuốc tây và duy trì lâu dài BoniDiabet là tốt nhất. Bởi thuốc Tây y có rất nhiều tác dụng phụ và hầu hết các phương pháp điều trị thường tập trung giải quyết phần “ngọn” triệu chứng, giúp hạ đường huyết mà không ổn định đường huyết nên không ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường.

BoniDiabet là sản phẩm được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của FDA, WHO và Bộ Y tế Canada. Đồng thời, Canada và Mỹ là 2 quốc gia kiểm duyệt thuốc và thực phẩm chức năng tốt nhất thế giới, BoniDiabet phải đảm bảo từ nguồn nguyên liệu, quá trình bào chế tới thành phẩm phải an toàn tuyệt đối mới được xuất ra thị trường quốc tế.

   Thấy được những lợi ích vượt trội của BoniDiabet, công ty Botania (công ty cực kỳ uy tín trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các sản phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam) đã nhập khẩu và phân phối độc quyền BoniDiabet tại Việt Nam. Với hơn 1 thập kỷ có mặt tại Việt Nam, Botania luôn tự hào khi đem những sản phẩm với công nghệ, chất lượng tốt nhất thế giới về tận tay người Việt, vì sức khỏe người Việt.

BoniDiabet đã được kiểm nghiệm lâm sàng, kết quả sau khi sử dụng đạt kết quả tốt và khá là 96.7% và đặc biệt là an toàn khi dùng lâu dài, không có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

 

Đánh giá BoniDiabet

BoniDiabet có tốt không? BoniDiabet có hiệu quả không? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang chuẩn bị có ý định sử dụng BoniDiabet. Mời các bạn theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniDiabet qua phần dưới đây.

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang, SĐT 0983.090.165

Tôi bị tiểu đường 4 năm, đường huyết 12mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày chú bị mệt, tê bì chân tay, mờ mắt. Sau khi dùng thêm BoniDiabet, đường huyết của tôi còn 6.0mmol/l, sau 4 tháng tôi đã hết hẳn những triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt. Người tôi rất khỏe mạnh, vận động đi lại bình thường, tới nay tôi chỉ còn dùng có 2 viên BoniDiabet và đã giảm được nửa liều thuốc tây mà đường huyết vẫn luôn là 6.0, không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào nữa.”

 

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, 401E2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, SĐT 0919.038.672 – 0988.417.363

“Ban đầu tôi có triệu chứng thường xuyên khát nước, thèm đồ ngọt, ăn nhiều nhưng bị sút tới 4 cân. Đi khám phát hiện mình bị tiểu đường, chỉ số 7.6mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây 1 ngày, đường huyết của tôi lên xuống thất thường lúc 9.2 lúc lại xuống chưa tới 6, tôi bị choáng và tê tay đồng thời men gan tăng cao. Tôi dùng BoniDiabet 4 viên 1 ngày, đường huyết luôn ổn định dưới 6. Bây giờ tôi đã bỏ hết thuốc tây, hàng ngày chỉ dùng có 2 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ổn định, men gan hạ xuống và tê tay chân đã hết.”

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi

 

Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi, Địa chỉ: 148 Nguyễn Thanh Đằng, p. Phước Thiệp, TP bà Rịa, SĐT 0909.151.519

“Tôi bị tiểu đường cách đây 5 năm trước, triệu chứng tiểu đêm nhiều, cân nặng tụt gần 10 kí trong vài tháng, đường huyết đo được là 187mmg/dl. Tôi dùng thuốc tây kèm với 4 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn 110-120 mg/dl vì thế hiện tại tôi đã bỏ hẳn thuốc tây và chỉ dùng có 3 viên BoniDiabet hàng ngày, đường huyết vẫn luôn tốt và người khỏe khoắn, không bị bất cứ biến chứng nào của tiểu đường cả.”

 

Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi

Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi

 

Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang không ngừng gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và nền kinh tế xã hội. Nắm được các nguyên nhân gây tiểu đường trên sẽ phần nào góp phần vào việc bảo vệ bản thân cũng như giảm bớt các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Bên cạnh đó, đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có biến chứng cấp tính là ngất xỉu. Để phòng tránh các biến chứng cấp tính này, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết, kết hợp sử dụng đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện lối sống lành mạnh và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược thiên nhiên BoniDiabet để ổn định đường huyết.

 

XEM THÊM: Chia sẻ bí quyết triệt tiêu biến chứng tiểu đường

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc