Uống rượu là một thói quen không còn xa lạ với mọi người nhất là ở nam giới. Tình trạng lạm dụng rượu đang ngày một gia tăng, gây ra những vấn nạn cho gia đình và xã hội, quan trọng hơn hết là việc nghiện rượu còn gây hậu quả nặng nề tới sức khỏe, trong đó có nguy cơ ung thư từ việc uống rượu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống rượu gây ra các thay đổi hóa học và vật lý khác nhau trong cơ thể khiến bệnh ung thư dễ bị mắc hơn. Rượu là nguyên nhân cho khoảng 5% trường hợp mắc và tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới. Vậy vấn đề này là như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Rượu là gì?
Rượu là thuật ngữ phổ biến của ethanol hoặc rượu ethyl, một chất hóa học có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu táo, rượu mạch nha, rượu vang và rượu chưng cất. Rượu được sản xuất bởi quá trình lên men đường và tinh bột bằng men. Rượu cũng được tìm thấy trong một số loại thuốc, nước súc miệng và các sản phẩm gia dụng (bao gồm chiết xuất Vanilla (Vanilla extract) và các hương liệu khác).
Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng Chất có cồn và Chứng nghiện các chất có cồn tại Mỹ (National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism), một loại đồ uống có cồn theo tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ có chứa 14,0g rượu nguyên chất. Nói chung, lượng cồn nguyên chất này được tìm thấy trong:
-
340 ml bia.
-
230 - 260 ml rượu mạch nha.
-
140 ml rượu.
Những lượng này được sử dụng bởi các chuyên gia Y tế trong việc phát triển các hướng dẫn về sức khỏe về lượng tiêu thụ rượu khuyến cáo và để cung cấp cho người dân so sánh lượng rượu mà họ tiêu thụ.
Uống rượu nặng được định nghĩa là uống 4 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 8 ly trở lên trong 01 tuần đối với phụ nữ và 5 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 15 ly trở lên trong 01 tuần đối với nam giới. Uống rượu đến mức say xỉn được định nghĩa là tiêu thụ 4 ly trở lên cho phụ nữ và 5 ly trở lên cho nam giới trong một lần uống (thường trong khoảng 2 giờ).
2. Nguy cơ ung thư từ thói quen nghiện rượu
Các nhà khoa học trên thế giới đều đồng thuận mạnh về việc uống rượu gây ung thư. Trong Báo cáo về chất gây ung thư, Chương trình nghiên cứu Toxicology Quốc gia thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã liệt kê tiêu thụ đồ uống có cồn là chất gây ung thư ở người.
Có rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng một người càng uống nhiều rượu, đặc biệt là người uống lâu năm, thì nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu càng cao. Ngay cả những người uống rượu nhẹ (là những người không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày) và những người uống rượu say đều có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Dựa trên dữ liệu từ năm 2009, ước tính 3,5% ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ (khoảng 19.500 ca tử vong) có liên quan đến rượu.
Dưới đây là các bằng chứng về việc tiêu thụ rượu và sự phát triển của một số loại ung thư:
-
Ung thư đầu và cổ: Tiêu thụ rượu từ vừa đến nặng có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ. Những người uống rượu vừa phải có nguy cơ mắc bệnh khoang miệng cao hơn 1,8 lần (không bao gồm môi) và ung thư vòm họng, ung thư thanh quản cao gấp 1,4 lần so với những người không uống rượu và những người nghiện rượu nặng có nguy cơ cao gấp 5 lần ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng, nguy cơ ung thư thanh quản cao gấp 2,6 lần. Ngoài ra, nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn nữa khi những người uống rượu kết hợp với sử dụng thuốc lá.
-
Ung thư thực quản: Tiêu thụ rượu ở mọi cấp độ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. So với người không uống rượu thì người có uống rượu có nguy cơ cao từ 1,3 lần đối với uống nhẹ đến cao hơn gần 5 lần đối với uống nhiều rượu. Ngoài ra, những người bị thiếu hụt enzyme chuyển hóa rượu có nguy cơ tăng đáng kể mắc ung thư biểu mô tế bào vảy nếu họ uống rượu.
-
Ung thư gan: Tiêu thụ rượu nặng có liên quan đến nguy cơ mắc hai loại ung thư gan tăng gấp 2 lần (gồm ung thư tế bào gan và ung thư đường mật vùng trong gan).
-
Ung thư vú: Các nghiên cứu dịch tễ học đã liên tục tìm thấy tăng nguy cơ ung thư vú khi tăng lượng rượu tiêu thụ. Dữ liệu được tổng hợp từ 118 nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống rượu ở mức độ nhẹ, vừa và nặng có nguy cơ mắc ung thư vú tăng từ 1,04 lần; 1,23 lần và 1,6 lần so với người không uống.
-
Ung thư đại trực tràng: Tiêu thụ rượu từ trung bình đến nặng có liên quan đến nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng tăng gấp 1,2 đến 1,5 lần so với người không sử dụng rượu.
-
Nhiều nghiên cứu đã xem xét liệu có mối liên quan giữa tiêu thụ rượu và nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác hay không. Một số bằng chứng cho rằng rượu có liên quan đến tăng nguy cơ u ác tính và ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Tuy nhiên, đối với các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, dạ dày, tử cung và bàng quang thì không có mối liên hệ nào với việc sử dụng rượu hoặc các bằng chứng đang chưa nhất quán.
3. Cơ chế rượu làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào?
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về nhiều cách mà rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bao gồm:
-
Chuyển hóa ethanol trong đồ uống có cồn thành acetaldehyde, đây là một hóa chất độc hại và là chất gây ung thư ở người, acetaldehyde có thể làm hỏng cả ADN của người bệnh và protein.
-
Tạo ra các dạng oxy phản ứng mạnh, có thể làm hỏng ADN, protein và lipid có trong cơ thể thông qua quá trình oxy hóa.
-
Làm suy yếu khả năng phân hủy và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng của cơ thể có thể liên quan đến nguy cơ ung thư, bao gồm vitamin A; các chất dinh dưỡng trong vitamin B complex, chẳng hạn như folate; vitamin C; vitamin D; vitamin E và carotenoit.
-
Tăng nồng độ estrogen trong máu, một loại hormone giới tính có liên quan đến nguy cơ ung thư vú.
-
Đồ uống có cồn cũng có thể chứa nhiều chất bị ô nhiễm gây ung thư được đưa vào trong quá trình lên men và sản xuất, chẳng hạn như nitrosamine, sợi amiăng, phenol và hydrocarbon.
Trên đây là bài viết chia sẻ về nguy cơ ung thư từ việc uống nhiều rượu. Vì vậy hãy từ bỏ rượu ngay khi có thể để làm giảm nguy cơ ung thư do rượu. Nếu việc tự bỏ quá khó khăn quý vị có thể tham khảo sản phẩm BoniAncol càng sớm càng tốt, chỉ sau 3-6 tháng là quý vị có thể bỏ rượu bia rất nhẹ nhàng rồi. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại được những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
>>> Xem thêm: