Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người tiểu đường có vết thương ở chân phải xử lý thế nào?

Thứ bảy, 19-02-2022 14:01 PM

 

Hỏi:

   Chào chuyên gia! Ba của tôi là bệnh nhân tiểu đường, hôm nay tôi thấy trên chân của ba có một vết đứt nhỏ dài khoảng 1cm, nó cũng không quá sâu. Ba tôi không biết nguyên nhân vết thương do đâu và cũng không có cảm giác đau. Tôi được biết khi bị bệnh tiểu đường thì cần phải cẩn trọng với mọi vết thương, đặc biệt là vết thương ở chân. Bây giờ tôi không biết nên xử lý như thế nào là tốt nhất, mong chuyên gia cho tôi lời khuyên, cảm ơn chuyên gia!

 

Trả lời:

Chào bạn!

   Việc cẩn trọng trước vết thương ở người tiểu đường là rất chính xác bởi chúng rất dễ hình thành vết loét, thậm chí người bệnh có thể bị cắt cụt chi nếu hoại tử nặng. Trước khi biết mình nên xử trí như thế nào, bạn cần đánh giá được vết thương của ba mình đang ở độ mấy, điều đó sẽ giúp bạn có hướng xử lý tốt hơn.

 

4 cấp độ của vết thương ở người tiểu đường

Vết thương ở người tiểu đường được chia thành 4 cấp độ sau đây:

Độ 0: Vết thương nông tại bề mặt, chưa loét.

Độ 1: Vết thương nông chưa lan đến dây chằng, bao khớp hoặc xương.

Độ 2: Vết loét lan đến dây chằng hoặc bao khớp.

Độ 3: Vết loét lan đến xương hoặc khớp.

   Vết thương được gọi là bị nhiễm trùng khi nó có từ 2 dấu hiệu trở lên trong 5 dấu hiệu sau: Sưng, nóng, đau, chảy mủ (trắng đục hoặc có máu, đặc), có vòng đỏ > 0,5 cm xung quanh vết loét.

   Sau khi đánh giá được mức độ nặng của vết thương, bạn xử trí theo hướng dẫn sau đây.

 

Cách chăm sóc vết thương ở chân cho người bệnh tiểu đường

Với các vết thương nông (độ 0, độ 1) và chưa nhiễm trùng, bạn có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà theo các bước:

 

Bước 1: Rửa sạch vết thương

- Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý.

- Thấm khô vết thương bằng bông gạc sạch.

- Dùng nhíp đã khử trùng lấy dị vật ra khỏi vết thương (nếu có)

   Lưu ý: Tuyệt đối không rửa vết thương bằng oxy già vì chất này có thể gây tổn thương tế bào lành.

 

Bước 2: Thoa thuốc chống nhiễm trùng

   Với vết xước nhỏ, bạn có thể sử dụng băng keo cá nhân ( urgo) mà không cần dùng thuốc mỡ sát trùng. Còn với vết thương lớn hơn, bạn nên thoa một lớp thuốc mỡ kháng sinh để chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phải sử dụng đúng như hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.

 

Bước 3: Băng vết thương

   Với vết thương rộng , bạn cần sử dụng băng gạc để băng.

   Bạn cần thay băng và theo dõi vết thương ít nhất 2 lần sáng tối hoặc bất cứ khi nào thấy băng bị ướt hay bẩn.

   Nếu vết thương tiến triển xấu, có xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ), bạn cần đưa ba đi đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

   Với các vết thương đã ở độ 2, độ 3 và độ 4, ba của bạn cần ngay lập tức được đưa đến cơ sở y tế gần nhất bởi lúc này, vết thương dễ bị loét, lan rộng, rất khó điều trị, dễ dẫn đến nguy cơ cắt cụt chi.

 

Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết

   Các bước hướng dẫn kể trên chỉ là bước xử lý tức thời, còn về lâu dài thì điều quan trọng nhất đó là ba của bạn cần kiểm soát tốt đường huyết của mình. Với tình trạng có vết thương ở chân mà không phát hiện ra, không có cảm giác đau chứng tỏ ba bạn đã gặp biến chứng thần kinh, cụ thể là mất cảm giác ở chân.

   Đây là hậu quả của việc đường huyết trong máu tăng cao kéo dài gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Khi đường huyết không được kiểm soát còn khiến máu không được lưu thông tốt đến chân khiến vết thương khó lành. Nồng độ đường cao khiến vi khuẩn dễ phát triển làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.Vì vậy, hạ và ổn định đường huyết là nhiệm vụ quan trọng nhất. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho ba của bạn:

- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, thăm khám định kỳ, dùng thuốc đúng liều, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.

- Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày. Sản phẩm này có những thảo dược tự nhiên và nguyên tố vi lượng tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh.

- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt,... Chế độ ăn vẫn cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày; duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu béo phì; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

   Khi áp dụng nghiêm chỉnh các phương pháp trên, đường huyết của ba bạn sẽ được hạ dần về ngưỡng an toàn, ổn định, các biến chứng của bệnh cũng dần được cải thiện và phòng ngừa.

   Đến đây, hy vọng bạn đã có cách xử trí vết thương cho người tiểu đường cũng như phương pháp để hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được các dược sĩ đại học giải đáp chi tiết.

 

Xem thêm

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc