Mục lục [Ẩn]
Đối với người bệnh tiểu đường, họ cần phải thận trọng, kiêng khem nhiều món ăn, kể cả một số loại hoa quả để tránh làm tăng đường huyết. Tuy nhiên có những loại thực phẩm tốt, góp phần giúp hạ đường huyết hiệu quả. Vậy cụ thể, với mướp đắng thì sao? Người bị tiểu đường có nên ăn mướp đắng không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết ngay dưới đây!
Người bị tiểu đường có nên ăn mướp đắng không?
Vì sao người bị tiểu đường cần thận trọng trong chế độ ăn uống?
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, làm tăng nồng độ glucose (đường) trong máu.
Bình thường, glucose sẽ được vận chuyển vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Phần dư thừa sẽ được dự trữ tại gan, cơ và mô mỡ.
Nhưng ở bệnh nhân tiểu đường, quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể bị rối loạn. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng insulin khiến tế bào không sử dụng được các phân tử glucose, làm nồng độ đường trong máu tăng cao. Mà nguồn glucose chủ yếu đến từ các loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, nhất là đồ ngọt hay thức ăn giàu carbohydrate như cơm, bánh mì, bún, phở…
Đường huyết tăng cao khi người bệnh ăn nhiều thức ăn giàu carbohydrate
Do đó, người nào không thận trọng trong chế độ ăn uống, khiến đường huyết tăng cao kéo dài sẽ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng cấp tính: Nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…
- Biến chứng mãn tính: Biến chứng mạch máu lớn (tai biến mạch máu não, suy tim, đột quỵ…); biến chứng mạch máu nhỏ ( mờ mắt, đục thủy tinh thể, suy thận, tê bì chân tay, loét bàn chân…).
Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y mỗi ngày, người bệnh tiểu đường cần phải kiêng khem trong chế độ ăn uống. Vậy với mướp đắng thì sao, người bị tiểu đường có nên ăn mướp đắng hay không?
Người bị tiểu đường có nên ăn mướp đắng không?
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là một loại quả có vị đắng, thuộc chi Momordica của loài dây leo thuộc họ Bầu bí. Với thành phần dồi dào chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin A, C, kali, canxi, sắt, kẽm, chất xơ… mướp đắng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Cụ thể là:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
Mướp đắng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe
- Tốt cho người bệnh sỏi thận, hỗ trợ loại bỏ viên sỏi ra ngoài.
- Giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tụy.
- Bổ gan, cải thiện chức năng túi mật, giảm ứ dịch mật.
Đối với người bệnh tiểu đường, mướp đắng giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích cơ thể tăng tiết insulin, tăng cường chuyển hóa glucose.
Thêm nữa, loại quả này bổ sung nhiều vitamin A và các thành phần khác tốt cho mắt, giúp phòng ngừa biến chứng trên mắt cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, các thành phần glycosid đắng (momordicoside A,B,C,D,E) giúp diệt vi khuẩn, giảm viêm, giúp làm lành vết thương trên da, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng cho người bệnh.
Bên cạnh tác dụng trên, khi bổ sung loại quả đắng này mỗi ngày, chúng sẽ giúp người bệnh tiêu mỡ hiệu quả. Qua đó, mướp đắng giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch - đây là một biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Có thể thấy, mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy với câu hỏi “người bị tiểu đường có nên ăn mướp đắng không?” thì đáp án là có!
Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung mướp đắng bằng cách nào?
Những cách sử dụng mướp đắng cho người bệnh tiểu đường
Dưới đây là các cách chế biến mướp đắng cho bệnh nhân tiểu đường bạn có thể tham khảo:
Ăn sống mướp đắng
Phương pháp ăn mướp đắng sống khá đơn giản và dễ chế biến đang được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường áp dụng. Các bạn chỉ cần thái quả nhỏ ra, ngâm vào nước để giảm vị hăng và đắng của loại quả này, và sau đó để trong ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn, bạn có thể ăn kèm với một chút ruốc thịt lợn sẽ rất ngon.
Uống nước ép mướp đắng
Nước ép mướp đắng cũng là một giải pháp giúp cải thiện bệnh tiểu đường khá hiệu quả. Các bước pha nước ép mướp đắng thực hiện như sau:
- Rửa sạch mướp đắng, cắt thành miếng nhỏ rồi ngâm với nước muối.
- Vớt để ráo nước rồi xay nhỏ với một chút nước và lọc lấy nước ép.
- Tùy khẩu vị, bạn có thể xay với táo, dưa chuột hoặc đơn giản là vắt thêm chút nước cốt chanh, khuấy đều và thưởng thức.
Nước ép mướp đắng chỉ nên uống 1 ly vào buổi sáng
Người bệnh lưu ý rằng chỉ nên uống nước mướp đắng ở mức độ vừa phải, tốt nhất là nên uống 1 ly vào buổi sáng, không nên uống quá nhiều. Bởi lẽ, việc tiêu thụ quá nhiều mướp đắng có thể gây đau bụng và tiêu chảy.
Chế biến thành món ăn
Người bệnh tiểu đường cũng có thể chế biến tiểu đường thành một vài món ăn để giúp giảm vị đắng, dễ ăn hơn như:
- Mướp đắng nhồi thịt: Bổ đôi quả mướp đắng, loại bỏ hết phần hạt bên trong và chần sơ với nước ấm, sau đó nhồi thêm hỗn hợp thịt lợn băm, mộc nhĩ cùng lòng trắng trứng đã hòa từ trước đó và bỏ vào nồi nấu canh.
Mướp đắng nhồi thịt rất ngon và bổ dưỡng
- Mướp đắng xào trứng: Lấy 1 quả mướp đắng to cùng với 2 quả trứng và khoảng 50gr nấm hương, cho lên xào, ăn khi còn nóng.
- Canh mướp đắng nấu tôm: Thái mỏng mướp đắng, đem ngâm vào nước muối loãng trong khoảng 30 phút. Giã qua tôm đã bóc vỏ, trộn với gia vị phù hợp với khẩu vị. Sau đó, bạn đun sôi nước canh vừa đủ, cho tôm vào, đun lửa to đến khi tôm chín thì thêm mướp đắng, nêm lại gia vị và thưởng thức.
Sử dụng sản phẩm chứa mướp đắng
Nếu mướp đắng khó ăn, các công thức chế biến phức tạp, cầu kỳ, tốn thời gian thì sản phẩm BoniDiabet + chứa mướp đắng chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn.
Ngoài thành phần là mướp đắng, trong BoniDiabet + còn chứa nhiều thảo dược và các nguyên tố vi lượng khác, mang đến hiệu quả vượt trội giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.
BoniDiabet + - Món quà từ thiên nhiên dành cho người bệnh tiểu đường
BoniDiabet + là sản phẩm hàng đầu dành cho người bệnh tiểu đường đến từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm không chỉ chứa mướp đắng mà còn kết hợp thêm dây thìa canh, hạt methi giúp hạ đường huyết hiệu quả; quế giúp hạ cholesterol, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu và lô hội giúp vết thương mau lành hơn.
Khi chỉ số đường huyết được đưa về ngưỡng an toàn, người bệnh có thể xin ý kiến bác sĩ giảm liều thuốc tây y, phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời, việc duy trì BoniDiabet + giúp chế độ ăn uống của người bệnh bớt hà khắc hơn trước.
Bên cạnh đó, BoniDiabet + còn bổ sung các nguyên tố vi lượng và nhiều vi chất khác như: Kẽm, magie, selen, crom, acid alpha lipoic, vitamin C, Folic acid. Những thành phần này giúp ổn định chỉ số đường huyết, cải thiện và phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh tiểu đường trên thận, mắt, thần kinh.
Công thức toàn diện của BoniDiabet +
Các thành phần trên đều được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ. Đặc biệt, hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào với người dùng.
BoniDiabet + - Chất lượng và hiệu quả được hàng vạn khách hàng kiểm chứng
Nhờ sử dụng BoniDiabet +, hàng vạn người bệnh đã sống khỏe mạnh mỗi ngày, không còn phải lo lắng về tiểu đường.
Chú Cù Đức Trung (tên thường gọi là Cù Đức Tuấn, 56 tuổi trú tại số nhà 848 đường Trần Nhân Tông, phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng).
Chú Cù Đức Trung và sản phẩm BoniDiabet +
“Ban đầu, đường huyết của chú hơn 12 chấm nhưng chú không thấy ảnh hưởng gì cả nên chủ quan. Về sau người chú ngày càng mệt mỏi, mắt mờ hẳn đi, tiểu đêm nhiều. Chú đi khám lại thì đường máu đã lên tới hơn 19 phẩy, lại còn cả mỡ máu cao và chức năng thận kém nữa. Chú uống thuốc đều đặn nhưng đường huyết vẫn cứ cao, toàn 16, 17. Sau đó, bác sĩ tiêm cả insulin nhưng đường huyết của chú vẫn trên 10.
May có sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ, chú uống 6 viên/ngày chia 2 lần kết hợp với dùng insulin. Sau một tháng, đường huyết chú đã về dưới 10 rồi. Mừng lắm, chú tiếp tục duy trì đều đặn mỗi ngày. Được 4 tháng, đường huyết của chú đã về dưới 7 chấm. Bác sĩ cũng giảm phần lớn liều insulin cho chú. Đến nay, đường huyết chú ổn định chỉ khoảng 6.4 thôi, người khỏe khoắn, mắt sáng rõ, không còn phải dậy tiểu đêm nữa, mỡ máu và chức năng thận cũng bình thường.”
Cô Nguyễn Thị Ngọt, 62 tuổi, ở thôn 3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cô Ngọt phấn khởi khoe bí quyết đẩy lùi bệnh tiểu đường
“Thời gian đó, cô thấy mình khát nhiều, mệt nhiều, tim đập nhanh liền đi khám luôn. Lúc ấy, đường huyết đã lên tới 14.2 mmol/L rồi. Cô uống thuốc tây mà bụng cồn cào khó chịu. Rồi cô còn bị hạ đường huyết, người vã mồ hôi, tay chân run như người bị parkinson, mắt mờ hết đi, đầu quay cuồng sắp xỉu đến nơi.
May thay có BoniDiabet + của Mỹ, cô dùng 4 viên chia 2 lần mỗi ngày cùng thuốc tây. Sau 3 tháng, đường huyết đã về 6 mmol/L rồi mà rất ổn định. Người cô khỏe khoắn, hoạt động bình thường, mắt nhìn rõ, không còn bị tim đập nhanh hay run tay chân như trước nữa. Hay ở chỗ là BoniDiabet + từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, cô không bị tác dụng phụ như khi uống thuốc tây, mừng lắm.”
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết người bị tiểu đường có nên ăn mướp đắng không. Để chung sống hòa bình với căn bệnh này, ăn uống thoải mái hơn trước, sử dụng BoniDiabet + của Mỹ là giải pháp hàng đầu dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Cách giảm lượng đường trong máu nhanh nhất là gì?
- Tiểu đường bị phù toàn thân: Coi chừng biến chứng trên thận!